Vụ SGK Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục: Danh tiếng hay mang tiếng?

 06/09/2018 14:34 |  1626 lượt xem |  Chuyên mục: Tin Tức Cựu Sinh Viên |  Ngọc Anh

Những ngày vừa qua, dư luận xôn xao về cách đánh vần “lạ” trong cuốn sách Công nghệ Giáo dục (CNGD) của GS Hồ Ngọc Đại. Điều đáng nói là cuốn sách này đã được thí điểm hàng chục năm trong một ngôi trường danh tiếng của Hà Nội, sự uy tín do chính các bậc phụ huynh lựa chọn nhưng bỗng chốc lại thành mang tiếng về cách dạy học tiếng Việt phi truyền thống và không hướng tới sự trong sáng của tiếng Việt.

SGK lớp 1

Vụ việc bắt đầu từ clip cô giáo tiểu học dạy học sinh cách đánh vần có nhiều điểm khác biệt

>>> Nghịch lý: Phụ huynh bị công an “bắt” vì tố hiệu trưởng lạm thu

>>> Bi hài chuyện đào tạo thạc sỹ chống tham nhũng

Danh tiếng hay mang tiếng?

Cuốn sách được áp dụng thí điểm từ năm 1978 tại Trường Thực nghiệm (nay là PTCS Thực nghiệm) Hà Nội dưới sự quản lý, giám sát của Viện Khoa học giáo dục VN- Bộ GD&ĐT. Sau đó mở rộng ra các tỉnh thành có nhu cầu: 37 tỉnh tự nguyện đăng kí và áp dụng dạy học theo sách GDCN. Năm 2018, Bộ GD&ĐT không gọi thí điểm nữa mà cho phép triển khai nếu địa phương có nhu cầu.

Nói về ngôi trường này thì đa số các phụ huynh, học sinh ở Hà Nội đều biết tới. Cách đây vài năm, hình ảnh đông đảo người dân trực từ đêm và đến sáng thì đạp đổ cổng trường để tranh nhau nộp hồ sơ vào Trường Tiểu Học Thực Nghiệm đã cho thấy họ tin tưởng và mong muốn con em mình được vào học ở đây như thế nào. Thời điểm đó cũng là thời điểm mà cuốn sách ấy được đưa vào giảng dạy hàng chục năm. Vậy tại sao đến thời điểm này lại bị chỉ trích nhiều như vậy?

cách đánh vần lạ

Số phát sóng ngày 6/9 bàn về vấn đề đổi mới trong giáo dục gặp nhiều khó khăn, ngay từ cách đánh vần cho trẻ

Trong chương trình “Vấn đề hôm nay” phát sóng trên kênh VTV1, nhà giáo Trương Thị Cẩm Tú – Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Thực nghiệm, Hiệu trưởng Trường tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội cho rằng có nhiều nguyên nhân để giải thích vấn đề này nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do cách đánh vấn hoàn toàn khác khiến phụ huynh cảm thấy khó khăn, thậm chí là không thể dạy chữ cho con em mình. Cùng với những thông tin “giật title câu view” như: “cách đánh vần lạ”, “tương lai của các em sẽ như thế nào khi học sách của GS Đại”,…càng làm “nổi sóng” dư luận. Rất nhiều bình luận phản đối gay gắt, lăng mạ vị giáo sư, những nhà giáo đang dạy ngôn ngữ mẹ đẻ cho con trẻ.

Đánh vần không lạ mà hiệu quả

Bà Tú cho biết: mối quan hệ giữa âm và chữ là một điểm căn bản để học môn Tiếng Việt công nghệ GD. Tri thức cơ bản đầu tiên của học sinh đến trường là học phân tích ngữ âm, đó cũng là những thao tác cơ bản để có một cách làm việc khoa học và trí óc. Dạy học theo nguyên tắc của SGK trên là âm đi trước, chữ viết theo luật chính tả. Âm “cờ” được ghi bằng chữ K nhưng khi đi với các âm “ê”, “i” vẫn đọc là “cờ” vì đó là “luật”,…Bằng cách này, học sinh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, vui vẻ; đặc biệt khi quên thì các bạn sẵn sàng dựa vào mô hình phân tích để điều chỉnh lại cách đọc của mình, biết cách sửa lại những lỗi mình đã mắc phải. Chúng tôi không khẳng định phương pháp này tốt hơn phương pháp truyền thống nhưng rõ ràng chỉ sau một thời gian ngắn các bạn đọc trơn tru và viết rất đúng. Việc học là việc ở trường, thầy cô sẽ dạy học sinh đến nơi đến chốn. Kết quả cuối cùng là con em mình có học được hay không chứ không phải là phụ huynh có thể dạy được hay không.

Nhận xét về cách đánh vần “lạ” này là theo tài liệu của Chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, TS Vũ Thu Hương (Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, đây là phương pháp thú vị và hiệu quả. Cũng theo TS Hương, cách đánh vần này không làm khó học sinh: “Học sinh học vần xong, sau đọc văn bản có đánh vần lại nữa đâu. Học sinh không cần đánh vần mà học luôn cũng được cơ mà. Ngay cả tiếng Anh dạy cho dân Việt Nam cũng có nhiều chương trình khác nhau. Nước nào chả nhiều mô hình/ chương trình trong giáo dục, mỗi Việt Nam là áp dụng một mô hình quá lâu thôi”- TS Hương nói. Không chỉ các nhà giáo mà nhiều phụ huynh có con em đã học theo chương trình sách CNGD cũng hài lòng khi "học một có thể biết mười".

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.