Tình yêu “có một không hai” của cô Y tá với cựu trinh sát bị cụt chân

 14/01/2019 15:48 |  2227 lượt xem |  Chuyên mục: Tin Tức Cựu Sinh Viên |  Ngọc Anh

Bị mất đôi chân trong trận chiến Campuchia, đã một đời vợ nhưng trinh sát Nguyễn Toàn Thắng được Thái Thị Hạt đem lòng thương mến, nên duyên vợ chồng và có với nhau những người con thành đạt.

Đến quốc lộ 1A, qua thôn Quyết Thắng, phường Trương Quang Trọng (TP Quảng Ngãi), có một ngôi nhà đơn sơ, nơi công nhân làm việc tại các khu công nghiệp thường đến gửi xe máy để đón xe buýt đi làm. Ít ai biết ông chủ cụt chân dùng chiếc ghế xi xịch họ gặp từng là trinh sát ở chiến trường máu lửa Campuchia.

Thương binh Nguyễn Toàn Thắng trong ngôi nhà ở TP Quảng NgãiThương binh Nguyễn Toàn Thắng trong ngôi nhà ở TP Quảng Ngãi (Ảnh: Vnexpress)

Đường về nước cướp đôi chân và duyên gặp gỡ đầy bất ngờ

Sau khi giải phóng Phnom Penh, trung đội của Nguyễn Toàn Thắng được điều động về nước. Trên đường trở về nước, bọn Pôn pốt vẫn ẩn nấu trong rừng, cài bom và bắn tỉa gây thương tích cho bộ đội Việt.

Trong lần đi trinh sát địa hình cùng đồng đội, quả mìn phát nổ lấy mất đôi chân của chàng trai mới 23 tuổi. "Đó là loại mìn vỏ nhựa nên chúng tôi rà không thấy. Mảnh của nó rất độc, nên mảnh đến đâu thì phải cắt chân đến đó", ông Thắng giải thích. Chàng trai bàng hoàng, khó chấp nhận sự thật mất chân vào ngày hôm sau.

Đồng đội khiêng anh vượt biên đến BV Pleiku điều trị. Vết thương được chữa lành, Thắng về trại an dưỡng thương binh ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định. Tại đó, Thắng gặp cô y tá Thái Thị Hạt.  Cô đem lòng thương mến anh và chính điều này đã chữa lành vết thương lòng cho Thắng.

Những ngày đầu vào trại thương binh, ông thường nghĩ về những ước mơ còn dang dở: "Chỉ mấy ngày trước khi bị thương, thủ trưởng còn nói đưa tôi đi học văn hóa, kỹ thuật quân sự". Vết thương về thể xác đã đau thì vết thương lòng càng đau đớn hơn nhiều. Người vợ cưới trước khi ra trận ở quê bỏ đi khi biết tin anh bị thương. Ông chỉ biết tự trách mình: “có chồng hờ hững cũng như không, chẳng được nhờ gì nên bỏ đi là phải”.

Từ một chàng trai yêu đời bỗng trở nên bất cần, thường xuyên mượn rượu để giải sầu. “Cứ đầu giờ chiều là lăn bánh ra quán mua rượu, lúc đó tôi ngang vì chán đời lắm”, ông cười khi nhớ lại. Lúc đó, cô Hạt hay đến bên nói chuyện, ủi an rồi khuyên ông bỏ rượu thế rồi thương chàng trai này lúc nào không hay.

Biết chuyện bà Hạt yêu và quyết định  lấy chồng, ai cũng ngăn cản. Tuy nhiên, vì yêu nên bà chấp nhận tất cả. Thái độ cương quyết của cô gái khiến mọi do dự của chàng trai không còn nữa: "Ai cũng có vợ, sinh con, sao mình không dám?", ông vừa tự an ủi mình vừa thông cảm cho gia đình người yêu: "Mình mất cả hai chân, lại qua một đời vợ, con gái họ cũng không đến nỗi nào, ai lại muốn gả".

Một tiệc cưới diễn ra vào năm 1981 nhưng không nhẫn, không của hồi môn ấy vậy mà trở thành vợ chồng, “hai người quyết định cùng nhau giăng buồm ra khơi”.

Ghế thế chân, đứng dậy nhờ tình yêu của người vợ làm Y tá

Họ dành dụm từng đồng lương y tá và thương binh ít ỏi để nuôi đứa con đầu lòng. Thương vợ,  Thắng tự làm việc nhà dù phải di chuyển trên chiếc xe lăn, thậm chí anh sẵn sàng “lăn bánh” nhiều km để mua củi, bột cưa về cho vợ nấu cơm.

Đứa con thứ hai chào đời sau 3 năm, gánh nặng kinh tế càng đè nặng lên vai người chồng tàn tật. Lúc đó, họ thực hiện kế sách: chồng một nơi vợ một nơi. Đứa con trai lớn theo ông về quê Quảng Ngãi, xin đất làm trồng trọt, chăn nuôi. Đứa con nhỏ ở lại Bình Định cùng bà.

Ông Thắng và vợ lần đầu chụp ảnh chung sau 30 năm, trong lễ cưới của con tra

Ông Thắng và vợ lần đầu chụp ảnh chung sau 30 năm, trong lễ cưới của con trai  (ảnh Vnexpress)

Trở về quê nhà, chàng thương minh nghĩ đủ cách để có đồng ra đồng vào. Ông lấy hai chiếc ghế làm đôi chân để ra đồng, dùng quốc tháo nước, làm cỏ, làm đất. Ngành nông nghiệp bao giờ cũng bấp bênh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có nguồn nước. “nước được mở theo đợt nên phải tranh thủ tháo kẻo người khác tranh hết phần, có những hôm đi đến 10h đêm vẫn ở ngoài đồng”, mắt ông nhìn xa xăm mỗi lần ôn lại lúc cơ hàn.

Việc đồng áng xong xuôi là lên quốc lộ bán xăng. "Nhiều tài xế được cấp xăng nhưng chạy dư thì bán lại, tôi mua lại bán cho tài xế khác", ông hào hứng khi kể lại những khoản tiền mình kiếm được.

Sống cảnh gà trống nuôi con, ông vừa tự chăm sóc bản thân vừa tự nấu cơm, giặt giũ cho con. Sau 1 năm, vào năm 1987, bà Hạt chuyển về Quảng Ngãi làm việc ở bệnh viện gần nhà. Gia đình nhỏ được đoàn tụ trong ngôi nhà lụp xụp. Ông Thắng vẫn cần cù chăn nuôi, trồng trọt còn bà thì phụ chồng làm cỏ, bón phân, nuôi lợn sau những giờ tan sở.

"Cuộc sống của hai vợ chồng rất vất vả nhưng hiếm khi hờn giận vì theo tôi là bà đã chấp nhận mọi thứ rồi”, ông cười mãn nguyện. Để đáp lại tình cảm, sự hy sinh của bà, ông ít khi cằn nhằn lúc bà có ca trực đêm phải về muộn. Cha con họ tự nấu ăn chứ không trông chờ bà về.

Họ sống với nhau chân thành, giản dị, hết lòng vì nhau, cùng nhau vượt qua mọi gian nan khiến ai cũng ngưỡng mộ. Hai mươi năm về trước, họ đã xây được nhà cấp bốn. Rồi kinh tế dần khá lên, năm 2014, người vợ dành dụm tiền lương của mình cùng chồng xây một căn nhà hai tầng khá khang trang trên nền đất đó.

Hai người con của họ giờ đã lập gia đình và đều có công việc tốt, một người sống chung với bố mẹ. Ngôi nhà ba thế hệ đầy ắp tiếng nói cười của bầy cháu. Niềm vui tuổi già của họ chỉ đơn giản như vậy.

Về hưu, bà Hạt mở một quán hủ tiếu trước nhà kề bên, nơi trông giữ xe. Hằng ngày, ông Thắng ngồi ở trước nhà, sẵn sàng chờ bà nhờ vả lúc cần như năm nào chờ quân lệnh. Người ta nói, “hãy đứng dậy trên đôi chân của mình” nhưng với ông Thắng, có lẽ chiếc ghế đã thay thế đôi chân còn chính tình yêu của bà mới giúp ông đứng dậy.

caodangduoctphcm.org.vn

>>> Chuyện tình cổ tích của nữ sinh học Y với chàng trai mét hai

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.