100 triệu cuốn SGK bị cho vào “sọt”, lãng phí nghìn tỷ đồng

 30/11/-1 00:00 |  1495 lượt xem |  Chuyên mục: Tin Tức Cựu Sinh Viên |  Ngọc Anh

Mỗi năm phụ huynh bỏ ra nghìn tỷ đồng mua sách giáo khoa (SGK) để rồi...thành giấy vụn bởi lẽ 100 triệu cuốn do NXB Giáo dục Việt Nam thuộc Bộ GD&ĐT - cơ quan độc quyền về phát hành SGK thường chỉ dùng một lần, rất lãng phí.

>>> Vụ cải cách tiếng Việt của PGS Bùi Hiền, phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ lên tiếng

>>> Vụ SGK Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục: Danh tiếng hay mang tiếng?

Đầu năm học, cha mẹ nào cũng phải sắm sửa cho con một “đống” SGK, tài liệu tham khảo cho con. Điều sáng nói là cả bộ sách đó sẽ chỉ được dùng một lần thậm chí có những cuốn không dùng đến.

lãng phí sách giáo khoa

Số SGK in mới và số cần dùng mỗi năm

100 triệu cuốn sách giáo khoa thành ... giấy vụn

Theo số liệu NXB Giáo dục cung cấp, số lượng SGK cho lớp 1, 2, 3 là 6 cuốn; lớp 4, 5 là 9 cuốn; lớp 6, 7 dùng 12 cuốn SGK, lớp 8, 9 dùng 13 cuốn; cấp 3 có 14 cuốn với giá bán lẻ từ 45.300 đồng đến 153.000 đồng/ bộ. Nếu số lượng học sinh mỗi khối như nhau và tỷ lệ học sinh theo chương trình cơ bản và nâng cao không chênh lệch thì trung bình mỗi học sinh dùng 10 cuốn SGK. Như vậy, năm 2018 cả nước có 16,5 triệu học sinh, tức cần 165 triệu cuốn; năm 2017 có 15,6 triệu học sinh cần 156 cuốn trong khi đó lượng SGK được in ấn hàng năm lên đến hơn 100 triệu bản đồng nghĩa với việc 64% SGK bị vứt đi, chỉ khoảng 36% được sử dụng lại.

lãng phí SGK

Giá bán SGK phổ thông  dao động từ 45.300 đồng đến 144.000 đồng/bộ.

Theo thông tin từ NXB, doanh thu hàng năm lên đến hơn 1.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ SGK và thiết bị giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam chiết khấu cho các đại lý trung bình khoảng 20%, số tiền thực tế mà người dân bỏ ra cho SGK phải tăng thêm 20% so với doanh thu của NXB, lên tới 1.200 tỷ đồng. Chưa kể họ phải chi một khoản lớn để mua loạt sách bài tập, tham khảo, nâng cao.

Do sách bài tập được dùng để thay thế vở, học sinh làm bài trực tiếp lên đó nên không thể dùng lại nữa. Nhưng điều tại sao SGK vẫn không thể tái sử dụng, nhất là môn Toán, Tiếng Anh có thêm phần bài tập. Học sinh cứ điền vào chỗ chấm dẫn đến khóa sau không thể dùng lại. Không hiểu tại sao thiết kế SGK lại cho phép học sinh làm bài trực tiếp vào sách, trong khi vẫn có vở môn học và sách bài tập?

Tình trạng lãng phí SGK cũng được đề cập đến trong phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về Luật Giáo dục sửa đổi.  “Trung bình mỗi năm phụ huynh chi 1.000 tỷ đồng để mua SGK. Việc sử dụng một lần chỉ do viết bài tập vào sách mà không phải lý do gì khác”, một đại biểu chia sẻ.

Đáng tiếc,  vấn đề này cứ kéo dài từ năm này đến năm khác mà chưa có biện pháp giải quyết thỏa đáng. Nhiều người có ý kiến mỗi bộ sách có giá rẻ, không thành vấn đề nhưng nhiều bộ như thế qua nhiều năm khiến bao mồ hôi công sức của người dân “đổ sông, đổ bê”.

Những cách “bòn” tiền từ phụ huynh học sinh

Nhiều đại diện cha mẹ học sinh cho rằng nhà trường chỉ thông báo việc mua sách đầu năm chứ không nói rõ những cuốn sách bắt buộc, những cuốn nào tham khảo. Họ cũng thấy vô lý nhưng không lên tiếng vì không muốn “mất lòng” thầy cô giáo lại “chẳng đáng là bao”.

Tuy nhiên, trong khoản thu đầu năm của không ít trường có liệt kê tiền mua sách giáo khoa “tự nguyện kiểu bắt buộc”, vụ gần đây nhất là ở trường Tiểu học Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) sẽ thu 800.000 đồng cho hai khoản SGK và đồng phục. Lúc này, việc làm bài  trực tiếp lên sách hay không cũng không quan trọng, vì sẽ bắt học sinh mua sách mới.

lãng phí sách giáo khoa phổ thông

Siêu lợi nhuận từ SGK của NXBGDVN

Thêm nữa, việc đính chính và tái bản SGK nhiều lần, mỗi lần chỉ chỉnh sửa một vài lỗi khiến nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao phải tái bản hằng năm, có phải là cách để thu hút học sinh mua sách mới hằng năm? Tiêu biểu như sai sót trong sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1: trong cùng một truyện “Ông Trạng thả diều” nhưng sách của giáo viên thì ghi là “Trần Thái Tông” còn sách của học sinh lại ghi là “Trần Nhân Tông”. NXB có đính chính nhưng không thông báo. Để tránh trường hợp bị sai, cả giáo viên lẫn học sinh đều chọn cách mua bản mới nhất.

Cần xóa thế độc quyền sách giáo khoa

Hiện nay, NXB Giáo dục Việt Nam - cơ quan trực thuộc Bộ GD&ĐT độc quyền phát hành tất cả các SGK, sách bài tập, tài liệu tham khảo cho học sinh tại các trường trên cả nước. Việc lên chương trình, viết, thiết kế, in ấn, phát hành do bộ nắm hoàn toàn. Thêm vào đó, ngành dọc (bộ - sở - phòng - trường) cũng là lợi thế của việc phân phối SGK và sách tham khảo đến học sinh.

Trả lời báo chí, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - khẳng định độc quyền SGK dẫn đến việc những cá nhân, tổ chức "bắt tay" với nhau để hưởng lợi. Độc quyền SGK khiến NXB duy nhất sẽ thao túng thị trường sách. Một khi không có cạnh tranh, SGK khó phát triển và đương nhiên học sinh chịu thiệt. Cơ chế này khiến mọi cải cách SGK  khó tiếp thu những tiến bộ của xu thế thời đại.

Các chuyên gia giáo dục còn phân tích việc NXB nắm giữ 100% thị phần dẫn đến tình trạng sách được bao cấp, bán giá thấp hơn các loại sách khác ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người dùng. Với ý nghĩ “ vài chục nghìn đồng mua sách cho con tiếc gì”, học sinh sẽ không còn chuyện giữ gìn cẩn thận, không viết lên sách để cho em út học nữa  mà thoải mái viết thẳng lên sách, nếu có tẩy được cũng không ai mất công tẩy mà mua sách mới cho nhanh. Điều này đến việc giải bài toán siêu lãng phí sách giáo khoa càng trở nên khó khăn.

Chủ trương của Bộ GD&ĐT sắp tới là thực hiện chương trình nhiều SGK, xóa thế độc quyền của NXB Giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên họ vẫn giữ đến 83% thị phần sách giáo khoa. Kinh phí cho việc biên soạn SGK cho dự án “đổi mới chương trình phổ thông và SGK” dự kiến lên đến 20,5 triệu đô la Mỹ (tổng kinh phí cho dự án là 80 triệu USD).  Đầu tư lớn, lợi nhuận khủng. Nếu không phá thế độc quyền thì tiếp tục gây lãng phí, thiệt hại cho học sinh, gia đình và xã hội.

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.