Ý nghĩa của chỉ số RBC và các biểu hiện bất thường liên quan

 15/10/2019 16:18 |  1596 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Phương Thảo

Chỉ số RBC là kết quả thường xuất hiện trong xét nghiệm công thức thức máu. Vậy chỉ số này thể hiện ý nghĩa gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

chỉ số xét nghiệm RBC

RBC (Red Blood Cell) – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu

Ý nghĩa của chỉ số RBC

Xét nghiệm công thức máu cho ra các kết quả trong đó có chỉ số RBC là xét nghiệm cơ bản khi kiểm tra và thăm khám sức khỏe. Dựa trên những kết quả chỉ số, bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh lý mà bệnh nhân có thể gặp phải. Trong đó, chỉ số RBC thể hiện được một số biểu hiện của tình trạng sức khỏe.

RBC là viết tắt của cụm từ Red Blood Cell với ý nghĩa là số lượng hồng cầu. Vì vậy, chỉ số RBC phản ánh số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (tính theo mm³).

Theo đó, hồng cầu là thành phần trong máu được tạo nên từ tủy xương, đóng vai trò vận chuyển oxy từ phổi đi nuôi các tế bào với chất hemoglobin đi theo dòng chảy của máu trong cơ thể.

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM khuyên các bạn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng như, sắt, vitamin B6, B12, đường glucozo và axit folic qua chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu như cơ thể bạn không được dụng nạp đủ các chất thì số lượng hồng cầu có nguy cơ thiếu hụt hoặc tăng nhiều thậm chí có trường hợp dị dạng, thay đổi kích thước hồng cầu gây ra các bệnh lý bất thường cho cơ thể.

Chỉ số RBC như thế nào là bình thường?

Khác với một số chỉ số khác, mức chỉ số RBC chuẩn thể hiện số lượng hồng cầu tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi của người thực hiện xét nghiệm, cụ thể như sau:

  • Ở nữ giới: chỉ số RBC tiêu chuẩn là 3,8 M/μl
  • Ở nam giới: chỉ số RBC tiêu chuẩn là 3,9-5,6 M/μl
  • Ở trẻ sơ sinh:  chỉ số RBC tiêu chuẩn là 4,5-6,5 M/μl

Khi chỉ số RBC vượt quá mức tiêu chuẩn trở lên, thì bệnh nhân đã gặp phải tình trạng tăng số lượng hầu cầu. Tình trạng này sẽ không nguy hiểm nếu xảy ra ở những người sống ở khu vực có không khí trong lành, oxy dồi dào hoặc ở những nhà thể thao, vận động viên. Tuy nhiên, đây có thể là báo hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Cô đặc máu, mất nước
  • Đi ngoài nhiều, đa hồng cầu thực
  • Rối loạn tuần hoàn tim phổi
  • Rối loạn hồng cầu trong máu, thiếu oxi

Tương tự, khi nhận được chỉ số RBC thấp hơn với mức tiêu chuẩn, thì rất có thể đó là dấu hiệu của các tình trạng như: mất máu, thiếu máu, chất dưỡng quanh trọng như sắt, axit folic, vitamin B12 hoặc các bệnh nguy hiểm như: chảy máu dạ dày, tá tràng, suy tủy.

Số lượng hồng cầu giảm thấp cũng thường xảy ra với những người cao tuổi, phụ nữ trong thời gian thai kỳ, bệnh nhân thận, ung thư hoặc các bệnh ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu.

Biện pháp ổn định chỉ số RBC

Chỉ số RBC thường tăng cao hoặc thấp với nguyên nhân chủ yếu là do bệnh thiếu máu gây ra. Mà thiếu máu lại có nguồn gốc từ việc thiếu sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết.

Theo như khuyến cáo của các nhà khoa học, thì nam giới trưởng thành và phụ nữ sau khi mãn kinh cần dung nạp vào cơ thể 8mg sắt mỗi ngày. Riêng với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thì mức sắt yêu cầu lên tới 18mg mỗi ngày. Mọi người có thể bổ sung chất sắt và các chất dinh dưỡng bằng việc lấy từ các thực phẩm và viên uống bổ sung.

Để tạo điều kiện hấp thu chất sắt được tốt nhất, bạn cần dùng nhiều thực phẩm chứa vitamin C như các loại trái cây họ cam chanh. Với phụ nữ thì cần ít nhất 75mg vitamin C mỗi ngày và ở nam giới thì cần 90mg.

Cung cấp thực phẩm giàu sắt

Khoáng chất sắt sẽ giúp cơ thể sản xuất ra hemoglobin để vận chuyển và lưu trữ oxy trong cơ thể. Hãy bổ sung đầy đủ chất sắt bằng cách sử dụng các thực phẩm như thịt đỏ, gan, thận, rau củ có màu xanh đậm, lòng đỏ trứng, mận khô, nho khô… Những thực phẩm này sẽ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở cơ thể và đảm bảo việc cung cấp đầy đủ oxy ở tế bào.

Cung cấp thực phẩm giàu axit folic

Axit folic còn được biết đến là vitamin B9 có tác dụng tạo ra các hồng cầu mới khỏe mạnh. Khi thiếu hụt chất này, cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Các thực phẩm như: ngũ cốc, bánh mỳ, cải xanh, rau bina, các loại đậu sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng axit folic đáng kể.

Cung cấp thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 nắm giữ vai trò tổng hợp DNA và sản xuất các tế bào máu trong tủy xương. Vì thế khi cơ thể bị thiếu hụt B12 thì sẽ dẫn đến sự phân chia bất thường của các tế bào trong tủy xương và hình thành các nguyên hồng cầu khổng lồ, chưa trưởng thành nhưng lại có kích thước lớn. Điều này làm cho các hồng cầu bình thường không thể lưu trữ hoặc không có khả năng vận chuyển oxy đến các mô và gây ra bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.

Những thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ động vật như: trứng, sữa, cá, gan, thịt đỏ sẽ chứa nhiều Vitamin B12. Vì vậy sử dụng tăng cường các loại thực phẩm này có thể hạn chế được nguy cơ bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.

Tuy chỉ là một xét nghiệm đơn giản, nhưng chỉ số RBC trong công thức máu giúp đánh giá số lượng hồng cầu trong máu hỗ trợ bác sĩ trong việc đánh giá tình hình sức khỏe, chẩn đoán các bệnh lý có thể gặp phải. Trong nhiều trường hợp, kết quả RBC sẽ cơ sở để bác sĩ đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Vì vậy, để có thể theo dõi được tình trạng cơ thể và phát hiện các bệnh lý cách kịp thời, bạn nên tiến hành xét nghiệm máu tổng quát mỗi 6 tháng.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.