Chỉ số LYM - Lymphocyte trong xét nghiệm máu có ý nghĩa là gì?

 28/05/2019 15:09 |  7950 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Phương Thảo

Nhiều người thường xuyên sử dụng các xét nghiệm máu nhưng vẫn không hiểu chỉ số chỉ số LYM là gì. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết cặn kẽ ý nghĩa cũng như tình trạng cơ thể mà chỉ số này thể hiện.

Những điều cần biết về chỉ số LYM

LYM hay còn được gọi là bạch cầu lympho, Lymphocyte là một thành phần của máu dưới chức năng là một tế bào của hệ miễn dịch và xuất hiện phổ biến trong hệ bạch huyết.

Bạch cầu Lympho đảm nhiệm vai trò hỗ trợ, chống lại các bệnh truyền nhiễm cũng như các vật thể lạ xuất hiện trong máu.

Xác định chỉ số Lympho là một trong những yếu tố quan trọng khi thực hiện xét nghiệm máu để từ đó bác sĩ nắm được tình trạng bệnh nhân và có thể phát hiện sớm những những vấn đề bất thường từ đó có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Chỉ số MCH là gì? Cách nhận biết bệnh qua chỉ số MCH để nắm được những kiến thức cơ bản khi đọc các chỉ số xét nghiệm nhận biết bệnh.

Chỉ số LYM là gì?Chỉ số LYM là gì?

Đảm nhiệm vai trò miễn dịch của cơ thể, LYM có thể trở thành những tế bào “nhớ” sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây ra bệnh đồng thời tồn tại cho đến khi tiếp xúc với tác nhân đó một lần nữa. Lúc đó sẽ xảy ra phản ứng mạnh mẽ, nhanh và kéo dài hơn nhiều so với lần đầu.

Chỉ số Lympho ở người bình thường với mức độ cân bằng là 20 đến 40%.

Cách đọc xét nghiệm chỉ số Lymphocyte  trong máu

Bạch cầu lympho bào gồm lympho B và lympho T với tác dụng lần lượt là sinh ra kháng thể, điều khiển hệ miễn dịch và thậm chí có thể diệt virus và tế bào ung thư.

Dựa vào phiếu máu ngoại biên và tủy đồ, thì các bác sĩ sẽ phân biệt giữa giữa BCC dòng lympho và BCK thể lympho.

Ở người bình thường, lượng bạch cầu thường có mức giới hạn dao động rất lớn với số lượng trung bình từ 4 - 10 G/L với tỷ lệ phần trăm trong máu từ 17-48%.

Chỉ số LYM có dấu hiệu tăng hoặc giảm là biểu hiện cơ thể đang bị nhiễm khuẩn mãn tính hoặc mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS), mắc các bệnh lý như:

  • Tăng chức năng của vỏ thượng thận, tủy xương do hóa chất trị liệu hoặc các bệnh thần kinh ngoại biên gây nên.
  • Thiếu máu bất sản

Có thể nói chỉ số tế bào Lympho xuất hiện trong máu ngoại vi được xem là yếu tố quan trọng nhất để có thể đánh giá tình trạng của hệ thống miễn dịch một cách tốt nhất đồng thời là cơ sở để tránh các sai lầm trong chẩn đoán.

Tình trạng xảy ra chỉ số LYM tăng

Lượng Lympho tăng khi có chỉ số LYM ở mức lớn hơn 30%. Lúc đó, người bệnh rất có thể mắc các bệnh lý như: nhiễm khuẩn máu, nhiễm virus do ho gà, bệnh lao, sởi.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tăng lượng LYM trong máu. Vì vậy người bệnh cần đến tái khám tại các bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán.

Đây là danh sách các tình trạng bệnh cần làm xét nghiệm LYM:

  • Tình trạng nhiễm khuẩn mãn tính
  • Bệnh lao, thấp khớp, bệnh bạch cầu cấp thể Lympho
  • Các tình trạng ho do bệnh sởi, viêm gan siêu vi, ho gà gây nên
  • Tình trạng sốc phản vệ, mất bạch cầu hạt
  • Bệnh Hogdkin, cầu cấp
  • Các bệnh phải điều trị hóa chất trị liệu, thuốc ức chế miễn dịch.

☛☛☛ Tìm hiểu cách đọc chỉ số xét nghiệm máu để nhận biết bệnh chính xác 

Chỉ số  LYM có thể cho thấy biểu hiện xấu của cơ thểChỉ số  LYM có thể cho thấy biểu hiện xấu của cơ thể

Tình trạng xảy ra chỉ số LYM giảm

Khi tỷ lệ số lượng LYM trong máu nhỏ hơn 17%, chỉ số LYM có dấu hiệu giảm thì cơ thể có thể xuất hiện các vấn đề sau:

  • Lao tuyến phế quản: là căn bệnh phổ biến ở trẻ em đặc biệt là ở các gia đình có điều kiện. Bệnh này thường được phát hiện tình cờ qua khi chụp  Xquang phổi. Căn bệnh này có thể kiểm soát được với các phương pháp điều trị y tế hiện đại.
  • Miliary Lao: đây là bệnh phát triển từ bệnh phổi Microfocal, xuất phát từ tình trạng nhiễm độc từ đó gây ra suy giảm hệ thống miễn dụng và có thể chuyển biến xấu thành HIV - AIDS.
  • U tủy: là các bệnh liên quan đến khối U chủ yếu xảy ra ở nữ. Các bệnh bày không thể hiện triệu chứng cụ thể và thường chỉ phát hiện khi có sự nghi ngờ của bác sĩ, chụp X-ray hoặc dựa trên các tình trạng màng phổi của bệnh nhân.
  • Lymphoma lymphosarcoma: thường xuất hiện ở trẻ em và được điều trị bằng hóa trị và xạ trị với tỷ lệ thành công ít và chỉ duy trì trong một thời gian ngắn.
  • Bệnh bức xạ cấp - mãn tính: Được gây ra do sự phơi nhiễm bức xạ ion hoá liều thấp nhưng lại diễn ra trong thời gian dài gây đến việc các tế bào máu càng ngày càng giảm dần. Biểu hiện của bệnh thể hiện ở sự thiếu hụt tái tạo máu từ tủy xương, gây ra tác dụng nhiễm trùng.

Vì chỉ số LYM có vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra các căn bệnh nan Y nên mọi người cần thường xuyên đi khám bệnh cũng như xét nghiệm máu theo chu kỳ 6 tháng một lần để có thể kiểm soát được tình hình sức khỏe của bản thân.

Xem thêm: 

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.