Chỉ số HgB là gì? Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm Hemoglobin

 21/06/2019 11:55 |  1524 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Xét Nghiệm |  Phương Thảo

Chỉ số Xét nghiệm máu HgB là một trong những xét nghiệm công thức máu quan trọng, biểu thị lượng huyết sắc tố cũng như tình trạng thiếu máu của cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết những ý nghĩa của chỉ số HGB.

Chỉ số xét nghiệm máu HgB là gì?

Chỉ số xét nghiệm máu HgB viết tắt của Hemoglobin thể hiện lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu. Theo đó, Hemoglobin là một phân tử protein trong hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy và tên màu đỏ của máu. Số lượng huyết sắc tố là căn cứ chính xác nhất thể hiện tình trạng thiếu máu đặc biệt là khi xuất phát từ nguyên nhân mãn tính.

Trong mỗi protein hemoglobin (huyết sắc tố, viết tắt Hb) có thể chứa 4 phân tử oxy, từ đó cung cấp oxy cho các tế bào và mô trong cơ thể theo đường máu.

Ngoài ra, Hemoglobin còn đóng một vai trò trong việc  tạo hình cho các tế bào hồng cầu giống như chiếc đĩa để có thể dễ dàng đi qua các mạch máu.

Hàm lượng hemoglobin được đo bằng xét nghiệm công thức máu với chỉ số g/dL.

Chỉ số HBG được xem là bình thường ở người lớn là ở mức: 12 - 16,5 g/dL. Mức chỉ số này ở trẻ em là từ 12 - 16,5 g/dL, hàm lượng hemoglobin sẽ thay đổi theo độ tuổi.

Hàm lượng hemoglobin cao có ý nghĩa gì?

Hàm lượng hemoglobin cao (trên 16,5g/dL) có thể là dấu hiệu của bệnh đa hồng cầu. Căn bệnh này làm cho cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu. Điều này có thể dẫn đến cục máu đông, đau tim và đột quỵ. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Ngoài ra, hàm lượng hemoglobin cao cũng có thể do cơ thể bị mất nước, hút thuốc lá, sống ở vùng cao hoặc có thể liên quan đến các điều kiện khác, chẳng hạn như mắc bệnh phổi hoặc bệnh tim.

chỉ số xét nghiệm HgB

Ý nghĩa của chỉ số HBG

Chỉ số HBG thấp biểu hiện cho điều gì?

Khi kết quả chỉ số HBG dưới mức 12 g/dL, điều đó báo hiệu rằng bạn đang gặp tình trạng thiếu máu với nguyên nhân là cơ thể không đủ lượng hồng cầu hoặc các tế bào không hoạt động bình thường.

Những loại thiếu máu có thể gặp khi chỉ số HBG thấp:

  • Thiếu máu do thiếu sắt gây ra là tình trạng thường xảy ra nhất với những người không có đủ chất sắt để tạo ra một lượng hemoglobin đủ cho cơ thể. Những người gặp tình trạng này thường là do mất máu hoặc có khả năng hấp thụ lượng sắt kém đặc biệt là với những người đã thực hiện phẫu thuật dạ dày.
  • Tình trạng thiếu máu cũng thường xảy ra với những người đang mang thai. Đối tượng này cần một lượng sắt nhiều hơn người thường và khi thiếu hụt sắt các bà bầu gặp phải tình trạng thiếu máu.
  • Một nguyên nhân thiếu máu khác là do thiếu vitamin với những người dung nạp quá ít vitamin B12 hoặc acid folic đặc biệt là khi ăn kiêng. Điều này có thể dẫn đến việc thay đổi hình dạng các tế bào hồng cầu, giảm hiệu quả của quá trình vận chuyển oxy tới tế bào và mô trên cơ thể.
  • Thiếu máu giãn tĩnh mạch xảy ra khi tế bào gốc hình thành máu trong tủy xương bị hệ thống miễn dịch tấn công và làm giảm số lượng hồng cầu.
  • Thiếu máu tán huyết xuất phát từ những tình trạng nhất định hoặc do di truyền. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ trong lá lách hoặc mạch máu.
  • Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm xảy ra do sự bất thường hình dạng của  protein hemoglobin, đây là một tình trạng mang tính di truyền.
  • Tình trạng thiếu máu cũng có thể biểu hiện cho một số bệnh lý nguy hiểm như: bệnh thận, hóa trị khi bị ung thư. Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo ra hồng cầu của cơ thể.

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đang giảng dạy Cao đẳng Dược TPHCM, trẻ sơ sinh từ 6 - 8 tuần tuổi cũng thường xảy ra tình trạng thiếu máu tạm thời nhưng sẽ không có ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe ngoại trừ trường hợp trẻ đã mắc một số bệnh khác.

  • Những người có chỉ số HBG trong máu cao thường có các biểu hiện như:
  • Cảm giác mệt mỏi, yếu đuối, khó thở, chóng mặt đau đầu
  • Da trở nên nhợt nhạt, tay chân lạnh ngắt
  • Nhịp tim đập nhanh, tức ngực
  • Triệu chứng của hemoglobin thấp trong máu

Những người có nguy cơ giảm chỉ số HBG:

  • Do chế độ ăn uống không phù hợp mà nhiều người cao tuổi thiếu hụt chất sắt, tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu.
  • Khi con người quá gắng sức khi tập thể dục hay lao động với cường độ cao thì sẽ gây nguy cơ phá vỡ hồng cầu trong máu.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc có kinh nguyệt cũng là đối tượng của tình trạng thiếu máu.
  • Tình trạng này cũng xảy ra với những người mắc các bệnh mạn tính bao gồm các bệnh: gan, viêm ruột, tuyến giáp. Khi đó nồng độ hemoglobin trong máu thấp sẽ tăng nguy cơ thiếu máu cho cơ thể.

Hemoglobin

Chỉ số HBG cao biểu hiện cho điều gì?

Chỉ số HBG cao báo hiệu sự tăng lên của hàm lượng hemoglobin do nhu cầu oxy của cơ thể tăng cao. Trường hợp này thường xảy ra ở những người mắc các bệnh về phổi, thận hoặc do tình trạng hút thuốc và mất nước gây ra.

Các điều trị các bệnh liên quan đến sự thay đổi chỉ số HBR

Đa số sự thay đổi chỉ số HBR đều do tình trạng thiếu máu gây ra. Tùy vào nguyên nhân của các tình trạng thiếu máu mà chúng ta lại có những cách khắc phục khác nhau.

Với nguyên nhân phổ biến là do thiếu sắt cũng như các loại vitamin, việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng như thay đổi chế độ ăn phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.

Khi gặp tình trạng thiếu máu gây ra bởi sự rối loạn các chức năng tủy xương, thì uống thuốc và truyền máu trở thành những lựa chọn điều trị tối ưu.

Với những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm, phương pháp điều trị duy nhất có sẵn là ghép tế bào gốc tạo huyết.

Cách phòng tránh tình trạng thay đổi chỉ số HBG bất thường:

Ngoại trừ một số loại thiếu máu bẩm sinh không thể ngăn ngừa được, mọi người vẫn có thể phòng tránh được nhiều tình trạng thiếu máu bằng cách cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất sắt như: trái cây sấy khô, các loại hạt, thịt bò , cá, rau màu xanh đậm…

Mọi người cũng nên cung cấp vitamin B12 và acid folic bằng những nguồn thực phẩm như thịt, sữa, ngũ cốc, cam, quýt, đậu.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên sử dụng 1 loại vitamin tổng hợp hàng ngày có chất lượng đảm bảo để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. Tuy vậy, với đối tượng người cao tuổi thì không nên dùng chất bổ sung sắt trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Khoa Điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.