Thuốc Amoxicillin chống chỉ định với một số trường hợp nào?

 10/12/2020 18:16 |  3386 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Thuốc Amoxicillin là một loại thuốc kháng sinh còn được gọi tắt là amox cùng họ với penicilin, Amino. Thuốc có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể.  Vậy thuốc được sử dụng ra sao, liều dùng như thế nào?

Thông tin chung của thuốc

Tên chung quốc tế: Amoxicillin.

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm beta lactam, aminopeni-cilin.

Nhóm thuốc: Thuốc kháng sinh nhóm penicillin.

Dạng thuốc và hàm lượng:

  • Nang 250 mg, 500 mg amoxicilin, dạng trihydrat.
  • Bột để pha hỗn dịch: Gói 250 mg amoxicilin dạng trihydrat.
  • Viên nén: 125 mg, 250 mg, 500 mg và 1 g amoxicilin, dạng trihydrat.

Công dụng thuốc Amoxicillin

Amoxicillin hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Thuốc amoxicillin có tác dụng chống lại rất nhiều vi khuẩn thuộc cả gram dương và gram âm, thường được dung nạp tốt. Thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể như nhiễm trùng da, viêm họng. Ngoài ra, Amoxicillin còn được sử dụng để điều trị vi khuẩn H.pylori và viêm loét dạ dày.

Amoxicillin là một kháng sinh thuộc nhóm penicillin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng gây ra bởi những vi khuẩn gây bệnh.

Amoxicillin được sử dụng trong điều trị nhiều tình trạng nhiễm trùng khác nhau do vi khuẩn gây ra, như viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tai mũi họng nhiễm trùng đường tiết niệu.Và cũng chỉ có tác dụng trên một số loại vi khuẩn nhất định.

Amoxicillin cũng có khi được sử dụng để điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng gây ra bởi vi khuẩn H. pylori.

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc này nếu bạn mắc các bệnh về tim như bệnh van tim, trước khi thực hiện một thủ thuật hay phẫu thuật y khoa nào để ngăn ngừa nhiễm trùng tim. Thuốc sẽ không hiệu quả để điều trị nhiễm virus như cảm lạnh thông thường, cúm

thuoc-khang-sinh-amoxicillin-chi-co-tac-dung-trong-dieu-tri-nhiem-khuan

Thuốc kháng sinh Amoxicillin chỉ có tác dụng trong điều trị nhiễm khuẩn

Chỉ định

  • Bệnh lậu.
  • Nhiễm khuẩn đường mật.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và influenza, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
  • Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn coli nhạy cảm với amoxicilin.

Thuốc Amoxicillin chống chỉ định với một số trường hợp nào?

Không được sử dụng thuốc ở bệnh nhân:

  • Đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với Amoxicillin hoặc các kháng sinh hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không nên sử dụng thuốc Amoxicillin cho bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng do nhiễm virus gây ra mệt mỏi, sốt, đau họng, nổi hạch vì một số bệnh nhân có thể dễ gặp các phản ứng ngoài da do thuốc
  • Cần sử dụng thuốc thận trọng ở các bệnh nhân có chức năng thận suy giảm. Do thuốc được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu.
  • Một số trường hợp có thể cần phải giảm liều dùng hoặc giãn khoảng cách giữa các lần dùng thuốc để tránh gây độc hại.

Cách dùng và liều lượng sử dụng của thuốc Amoxicillin

Cách dùng thuốc amoxicillin như thế nào?

Nên dùng thuốc amoxicillin theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày.

Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thuốc. Đối với dạng dung dịch, bạn nên lắc đều trước khi dùng thuốc, đo dung dịch thuốc amoxicillin bằng dụng cụ chia liều chuyên dụng. Bạn có thể uống dung dịch thuốc trực tiếp hoặc dùng chung với nước sữa, nước ép trái cây.

Đối với thuốc amoxicillin dạng viên nén, bạn không nên nghiền nát, nhai, hãy nuốt toàn bộ viên thuốc với nước. Thuốc Amoxicillin có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn. Không ngưng dùng thuốc dù các triệu chứng nhiễm trùng đã giảm bớt vì có thể làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh.

Tùy thuộc vào dạng bào chế, cách sử dụng thuốc có thể khác nhau. Tham khảo thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến dược sĩ.

Liều dùng

Liều dùng thuốc Amoxicillin phụ thuộc vào nhiều yếu tố dạng bào chế của thuốc, tuổi, cân nặng của bệnh nhân, khả năng đào thải của thận và mức độ nặng của nhiễm khuẩn.

Amoxicillin có những dạng và hàm lượng nào?

Có rất nhiều biệt dược chứa hoạt chất này, amoxicillin có những dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nang, thuốc uống: amoxicillin 250mg hoặc 500mg
  • Viên nén phóng thích tức thời, đường uống: 875mg
  • Viên nén phóng thích kéo dài, đường uống: 775mg
  • Dung dịch thuốc amoxicillin đường uống
  • Amoxicillin còn có thể được bào chế dưới rất nhiều hàm lượng như amoxicillin 125mg, amoxicillin 625mg, amoxicillin 1000mg (amoxicillin 1g)…

Liều dùng thuốc amoxicillin cho người lớn

  • Liều dùng thuốc amoxicillin thông thường cho người lớn để điều trị nhiễm khuẩn actinomycosis: Uống 500mg, 3 lần/ ngày hoặc uống 875mg, hai lần/ngày trong vòng 6 tháng
  • Liều dùng thuốc amoxicillin trị bệnh ngoài da do trực khuẩn than: 500mg, uống ba lần một ngày
  • Nhiễm Chlamydia: 500mg/lần, uống 3 lần mỗi ngày trong vòng 7
  • Viêm xoang: uống 250–500mg x 3 lần/ngày trong vòng 10-14 ngày; cách khác, uống 500-875 mg hai lần/ngày
  • Viêm đường hô hấp trên: uống 250–500mg 3 lần/ngày, trong vòng 7-10 ngày hay uống 500–875mg x 2 lần/ngày
  • Bệnh lý viêm tai giữa: uống 250-500mg x 3 lần/ngày trong vòng 10–14 ngày hoặc có thể uống 500–875mg x 2 lần/ngày
  • Viêm da hoặc viêm mô mềm: uống 250–500mg x 3 lần/ngày trong vòng 7–10 ngày hoặc uống 500-875mg  x 2 lần/ngày
  • Viêm amidan hoặc viêm họng do nhiễm khuẩn: Uống 250–500mg x 3 lần/ngày trong vòng 7-21 ngày hoặc uống 500-875mg x 2 lần/ngày
  • Viêm phế quản: uống 250–500mg x 3 lần/ngày, dùng thuốc trong vòng 7-10 ngày hoặc cách khác là uống 500-875mg hai lần/ngày.
  • Nhiễm Helicobacter pylori: uống 1g x 2–3 lần/ngày trong vòng 14 ngày
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: uống 250–500mg x 3 lần/ngày trong 3–7 ngày hoặc uống 500-875 mg x 2 lần/ngày
  • Bệnh Lyme: uống amoxicillin 500mg x 3 lần/ngày, trong vòng 14–30 ngày
  • Viêm phổi: uống 500mg x 3 lần một ngày hoặc uống 875 mg x 2 lần/ngày, có thể dùng trong 7–10 ngày nếu nghi ngờ viêm phổi
  • Viêm bàng quang: uống 250–500mg x 3 lần/ngày, trong khoảng 3–7 ngày. Ngoài ra, có thể uống 500–875mg x 2 lần/ngày
  • Viêm amidan hoặc viêm họng: uống 250–500mg x 3 lần/ngày trong vòng 7–10 ngày hoặc, uống 500–875mg x 2 lần/ngày.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: uống một liều 2g duy nhất khoảng 30–60 phút làm thủ thuật điều trị
  • Liều dùng viên amoxicillin phóng thích kéo dài cho viêm amidan hoặc viêm họng: 775mg uống mỗi ngày một lần trong vòng 1 giờ sau bữa ăn, dùng trong 10 ngày.
  • Liều dự phòng thông thường cho bệnh than: uống 500mg mỗi 8 giờ

Liều dùng amoxicillin cho trẻ em

Liều dùng amoxicillin cho trẻ bị viêm nội tâm mạc: uống một liều duy nhất 50mg/kg trước khi làm bất kỳ thủ thuật nào. Tối đa là 2g/lần.

Liều dùng amoxicillin cho trẻ em khi nhiễm khuẩn Bacillus anthracis ngoài da: uống 80 mg/kg/ngày thành các liều bằng nhau dùng mỗi 8 giờ, tối đa  500mg

Liều dự phòng amoxicillin cho bệnh than: uống 80 mg/kg/ngày thành các liều bằng nhau dùng mỗi 8 giờ. Liều tối đa là amoxillin 500mg.

Liều amoxicillin thông thường cho trẻ bị viêm tai giữa:

  • 4 tuần tuổi – 3 tháng tuổi: uống 20-30 mg/kg/ngày
  • 4 tháng tuổi – 12 tuổi: uống 20–50 mg/kg/ngày

Liều cho trẻ em bị viêm da hoặc nhiễm trùng mô mềm:

  • 4 tuần tuổi – 3 tháng tuổi: uống 20–30 mg/kg/ngày
  • 4 tháng tuổi – 12 tuổi: uống 20–50 mg/kg/ngày

Liều amoxicillin cho trẻ em bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

  • 4 tuần tuổi – 3 tháng tuổi: uống 20–30 mg/kg/ngày
  • 4 tháng tuổi – 12 tuổi: uống 20–50 mg/kg/ngày

Liều thông thường cho trẻ bị viêm phổi: uống 40–50 mg/kg/ngày

Liều amoxicillin cho trẻ em bị viêm amiđan/ viêm họng:

  • 4 tuần tuổi – 3 tháng tuổi: uống 20–30 mg/kg/ngày
  • 4 tháng tuổi – 12 tuổi: uống  20–50 mg/kg/ngày
  • 12 tuổi trở lên: uống 250–500mg x 3 lần/ngày trong vòng 7–10 ngày hoặc uống 500–875mg x 2 lần/ngày

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Amoxicillin

Khi dùng thuốc amoxicillin, bạn cần lưu ý nếu bị dị ứng với bất kỳ thuốc kháng sinh nào thuộc nhóm penicillin, như dicloxacillin, oxacillin, hoặc ticarcillin dị ứng với amoxicillin, cephalosporin penicillin, hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.

Đang sử dụng các thuốc kê theo toa và không kê theo toa khác gồm thuốc từ dược liệu, vitamin bổ sung thực phẩm chức năng cần phải thay đổi liều thuốc hoặc theo dõi cẩn thận để hạn chế tác dụng phụ xảy ra.

Đang hoặc có tiền sử mắc bệnh thận, dị ứng, hen suyễn

Có tiền sử mắc bệnh nổi mề đay, phenylceton niệu, bệnh gan

Tiền sử bị tiêu chảy do kháng sinh, dị ứng thức ăn hoặc thuốc

Không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy trừ khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ.

Hãy ngừng dùng amoxicillin và đến gặp bác sĩ nếu bạn đi tiêu lỏng hoặc có máu trong phân.

Thông báo với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng

Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào của dị ứng thuốc như ngứa, sưng mắt, phát ban, miệng, khó thở cần ngừng thuốc và gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Một số bệnh nhân có thể gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc Amoxicilin

Phải dùng thuốc đủ số ngày đã được kê đơn giúp dự phòng nhiễm khuẩn phát triển trở lại và giảm nguy cơ kháng thuốc. Không tự ý dừng thuốc khi thấy các triệu chứng đã cải thiện. Nếu triệu chứng không cải thiện khi dùng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Người bệnh cần được tư vấn dùng thuốc kháng sinh an toàn trước khi sử dụng thuốc. Trong trường hợp quên dùng thuốc, dùng ngay khi nhớ ra. Không dùng gấp đôi liều để bù lại liều đã quên.

Luôn thông báo cho bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú.

ngung-dung-amoxicillin-neu-ban-di-tieu-long-hoac-co-mau-trong-phan

Ngừng dùng amoxicillin nếu bạn đi tiêu lỏng hoặc có máu trong phân

Tác dụng phụ khi dùng thuốc amoxicillin

Amoxicillin ít gây tác dụng phụ. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc là thường nhẹ và tự hết. Tuy nhiên, nếu các tác dụng phụ dai dẳng, đặc biệt tiêu chảy nặng tiêu chảy kèm máu cần thông báo cho bác sĩ.

Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng bạn có thể gặp phải khi uống thuốc amoxicillin bao gồm:

  • Ngứa âm đạo, tiết dịch
  • Đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa
  • Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng nào như khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng, phát ban

Đôi khi, người bệnh có khả năng gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Sốt, sưng hạch, nổi mẩn, ngứa, đau khớp
  • Có các mảng trắng hoặc lở loét trong miệng hoặc trên môi
  • Ngứa ran, tê, đau, suy nhược cơ nặng
  • Bầm tím, chảy máu bất thường ở mũi, miệng
  • Da tái hoặc vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu
  • Xuất hiện đốm tím hoặc đỏ dưới da
  • Sốt, rối loạn hay suy yếu
  • Dị ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng
  • Phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng
  • Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh và viêm mạch quá mẫn
  • Hoại tử da nhiễm độc và viêm da bóng nước
  • Phản ứng trên đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy
  • Viêm kết tràng khi sử dụng kháng sinh viêm kết tràng xuất huyết
  • Bệnh nấm candida ruột
  • Sưng mặt hoặc lưỡi, rát mắt, đau da ở mặt hoặc vùng cơ thể phía trên
  • Phản ứng quá mẫn: Nổi ban da, ngứa ngáy, mề đay
  • Ban đỏ đa dạng và hội chứng Stevens-Johnson
  • Ảnh hưởng trên thận: Tinh thể niệu. Phù thần kinh mạch (phù Quincke)
  • Ảnh hưởng trên gan có thể có viêm gan và vàng da ứ mật.
  • Ảnh hưởng về huyết học: Giảm bạch cầu thoáng qua, thiếu máu huyết tán
  • Tăng động, chóng mặt và co giật
  • Ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương: có thể xảy ra ở bệnh nhân bị suy thận dùng thuốc với liều cao.

Tương tác thuốc

  • Nifedipin làm tăng hấp thu amoxicillin. 
  • Probenecid làm giảm sự bài tiết amoxycillin ở ống thận
  • Dùng allopurinol cùng với amoxicillin sẽ làm tăng khả năng phát ban của amoxicillin. 

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.