Cần lưu ý những điều gì khi dùng thuốc Imodium?

 09/12/2020 16:19 |  2634 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Thuốc Imodium thường có trong đơn thuốc của bệnh nhân bị tiêu chảy hội chứng ruột kích thích. Cần lưu ý những điều gì khi dùng thuốc để đạt được hiệu quả?.

Hãy cùng chuyên gia dược tại Cao đẳng Dược TPHCM phân tích bài viết dưới đây để hiểu kĩ về thuốc Imodium.

Thuốc Imodium là thuốc gì?

Imodium là thuốc điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi và bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích ở người lớn ≥ 18 tuổi.

Thuốc Imodium có chứa hoạt chất chính là loperamid được xem là thần dược điều trị bệnh tiêu chảy. Thuốc Imodium bao gồm những dạng bào chế chính là: viên nén và dạng dung dịch. Dù vậy thì không phải trường hợp nào cũng nên dùng loại thuốc này

Thành phần của thuốc

Mỗi viên thuốc imodium chứa:

  • Tá dược: Lactose monohydrat, tinh bột ngô, bột talc, magnesi stearat.
  • Loperamid Hydroclorid 2mg
  • Thường đóng thành vỉ 4 viên
  • Mỗi hộp chứa 25 vỉ
  • Ngoài thành phần chính thì thuốc còn bao gồm những thành phần khác như: Abydium; Ammonium; Lodium; Loperamide Phacoparecaps; Vacontil Amufast; Kaperamid; Dodapril; Idium; Lomedium; Lomekan; Lopegoric; Imoboston; Savilope; Rocamid; Sbob.

Chỉ định dùng thuốc Imodium

Thuốc Imodium được sử dụng chủ yếu trong những trường hợp trạng bệnh sau đây:

  • Điều trị bệnh tiêu chảy mạn tính, có thể do viêm đại tràng.
  • Điều trị và kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiêu chảy
  • Điều trị triệu chứng của tiêu chảy cấp tính ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
  • Thuốc Imodium được sử dụng cho bệnh nhân bị tăng thể tích chất thải qua đường mở thông hỗng tràng hoặc đại tràng
  • Cơ chế điều trị của thuốc là giảm tiết dịch đường tiêu hóa, và tăng trương lực cơ thắt hậu môn giảm nhu động đường ruột
  • Thuốc Imodium còn có tác dụng giúp làm giảm lượng dịch tiết ra trường hợp người bệnh đã có tiền sử phẫu thuật cắt bỏ hồi tràng
  • Thuốc imodium có tác dụng làm giảm sự mất nước và điện giải, vận chuyển thức ăn qua đường ruột.
  • Điều trị tình trạng bệnh tiêu chảy cấp không đặc hiệu với người lớn trên 18 tuổi.

thuoc-imodium-duoc-su-dung-chu-yeu-trong-nhung-truong-hop-tieu-chay

Thuốc Imodium được sử dụng chủ yếu trong những trường hợp tiêu chảy

Chống chỉ định dùng thuốc Imodium trong một số trường hợp:

  • Mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân bị đau bụng không do tiêu chảy
  • Không dùng cho trẻ em <2 tuổi
  • Người bị bụng trướng
  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Trẻ em dưới 12 tuổi và người già
  • Trường hợp người bệnh đi ngoài có phân lẫn máu hay phân có màu đen
  • Bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc
  • Bệnh nhân bị  viêm loét đại tràng cấp, lị cấp
  • Không được sử dụng thuốc khi bị tiêu chảy cấp nhiễm trùng do các vi khuẩn có khả năng xâm nhập sâu vào niêm mạc ruột
  • Điều trị viêm đại tràng nặng nguyên nhân do dùng thuốc kháng sinh
  • Người bị dị ứng với thành phần loperamid
  • Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng chảy máu giai đoạn cấp
  • Bị viêm ruột do nhiễm khuẩn.

Hướng dẫn dùng thuốc Imodium

Cách dùng thuốc Imodium an toàn

Thuốc Imodium được bào chế dạng viên nang, được dùng bằng cách uống trực tiếp với nước lọc. Tốt nhất nên dùng theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Quá trình sử dụng thuốc người dùng nên lưu ý uống thật nhiều nước nhằm bù cho cơ thể lượng nước bị mất đi do tiêu chảy.

Thuốc Imodium chỉ được dùng khi bụng đói 1 giờ hoặc cách 2 giờ sau bữa ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Liều dùng thuốc Imodium như thế nào?

Liều dùng thuốc Imodium phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng bệnh ở mỗi người độ tuổi, dạng bào chế. Bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, và lưu ý tham khảo thông tin trên bao bì sản phẩm.

Liều dùng thuốc Imodium dạng viên nén điều trị chứng bệnh tiêu chảy cấp

  • Liều dùng cho người lớn điều trị chứng bệnh tiêu chảy cấp duy trì từ 6-8 ngày. Mỗi ngày nên dùng 16mg, khởi đầu bằng liều lượng 4 mg, sau đó  có thể giảm xuống chỉ uống 2 mg.
  • Điều trị tình trạng bị tiêu chảy cấp không được dùng vượt quá 8 mg trong vòng 24 giờ.

Liều dùng thuốc Imodium điều trị chứng bệnh tiêu chảy mạn tính:

+ Liều khởi đầu: uống 4 mg, sau đó giảm liều uống 2 mg sau mỗi lần đi ngoài.

+ Duy trì: Mỗi ngày nên dùng 4 – 8 mg chia thành liều nhỏ, ttối đa không vượt quá 16 mg/ngày. Nếu không giảm thiểu triệu chứng Duy trì liều dùng trên trong 10 ngày thì nên báo với bác sĩ để được chỉ định bằng thuốc khác.

Liều dùng thuốc Imodium điều trị chứng són phân ở người lớn

+ Liều khởi đầu: Mỗi lần 0,5 mg sau đó có thể tăng dần tối đa 16 mg/ngày.

  • Trẻ em

Liều dùng thuốc Imodium điều trị chứng tiêu chảy cấp:

Chủ yếu là điều trị mất nước. Liều khởi đầu khi dùng thuốc Imodium:

+ Dưới 2 tuổi: Không được khuyến cáo sử dụng

+ Từ 2 – dưới 6 tuổi (13 – 20 kg): Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 mg.

+ Từ 6 – 8 tuổi (20 – 30 kg): Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 m.

+ Trên 12 tuổi: Liều dùng như người lớn có thể giảm liều sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Liều dùng thuốc Imodium điều trị chứng tiêu chảy mạn:

+ Liều dùng thông thường là 0,08 – 0,24 mg/kg/ngày, mỗi ngày chia đều 2-3 lần, tối đa 2 mg/liều.

Liều dùng thuốc Imodium cho dung dịch uống

Điều trị cho người lớn và trẻ em ≥12 tuổi:

+ Liều khởi đầu sau khi đi ngoài: uống 30 ml, sau đó giảm 1 nửa

+ Liều tối đa ≥60 ml/ 24 giờ.

Trẻ trong độ tuổi từ 9 -11:

+ Khởi đầu uống 1,5 ml sau khi đi ngoài.

+ Liều dùng tối đa ≥45 ml/ 24 giờ.

Dùng cho người từ 6 – 8 tuổi:

+ Liều dùng tương tự với trẻ 9 – 11 tuổi,

+ Liều dùng tối đa  ≥30ml/ 24 giờ.

Người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về liều lượng khi sử dụng

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Imodium

Sử dụng thuốc Imodium cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Theo giảng viên dược Cao đẳng Dược TPHCM, người bệnh cũng có thể xuất hiện những triệu chứng bất thường dưới đây:

Thường gặp:

  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Tắc ruột do liệt
  • Bí tiểu
  • Triệu chứng phát ban: ngứa da, mẩn đỏ, nổi mề đay
  • Táo bón, buồn nôn, đầy hơi
  • Đau đầu

Ít gặp:

  • Đau bụng, khó chịu vùng bụng đau bụng trên, nôn,
  • Chóng mặt, ngủ gà
  • Khô miệng,
  • Khó tiêu, mẩn ngứa

Hiếm gặp:

  • Phản ứng giống phản vệ, mất ý thức sững sờ, giảm nhận thức
  • Phản ứng phản vệ bao gồm sốc phản vệ
  • Tắc ruột (bao gồm tắc ruột do liệt ruột),
  • Phình to đại tràng (bao gồm phình to đại tràng nhiễm độc)
  • Tăng trương lực cơ, bất thường điều phối vận động, co đồng tử
  • Căng chướng bụng, nổi bỏng rộp bao gồm hội chứng Stevens-Johnson
  • Phù mạch, ban rộp lên
  • Khó tiêu, đầy hơi, ruột kết to
  • Phù mạch, mày đay, ngứa, bí tiểu, mệt mỏi.
  • Hoại tử biểu bì nhiễm độc và ban đỏ đa dạng
  • Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì
  • Một số phản ứng dị ứng, quá mẫn hay sốc phản vệ.
  • Buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu
  • Trướng bụng, táo bón, đau bụng, khô miệng
  • Xuất hiện triệu chứng mệt mỏi
  • Phụ thuộc vào cơ địa có thể xuất hiện những triệu chứng tác dụng phụ khác nhau. Không phải ai cũng có triệu chứng như kể trêm do vậy người dùng cần nắm được đầy đủ thông tin để phòng tránh nguy cơ này.

su-dung-thuoc-imodium-cung-co-the-gay-ra-buon-ngu-chong-mat-nhuc-dau

Sử dụng thuốc Imodium cũng có thể gây ra buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu

Tương tác thuốc khi dùng Imodium

Tương tác thuốc gây ra những tác dụng phụ không mong muốn hoặc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Vì vậy nên người dùng cần phải đặc biệt chú ý khi kết hợp với các thuốc dưới đây:

  • Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline
  • Một số thuốc kháng histamine như diphenhydramine
  • Thuốc quinidin, hay ritonavir, các thuốc ức chế P-glycoprotein: sử dụng đồng thời sẽ làm tăng nồng độ loperamid trong huyết tương
  • Co-trimoxazole làm tăng tính khả dụng sinh học của loperamide
  • Gemfibrozil
  • Quinidin
  • Phenothiazin
  • Desmopressin
  • Itraconazol, ketonazol
  • Thuốc kháng cholinergic như belladonna, scopolamine, benztropine
  • Thuốc chống co thắt như glycopyrrolate/oxybutynin
  • Một số thuốc kháng histamine như diphenhydramine
  • Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline, quinidin, ritonavir, saquinavir, Cholestyramin
  • Các thuốc làm tăng vận động đường tiêu hóa có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Các loại thuốc giảm đau có chất gây nghiện mạnh như morphine Mỗi người cần dùng thuốc theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Nếu trong thời gian sử dụng thấy xuất hiện triệu chứng bất thường hãy báo cho bác sĩ về tất cả loại thuốc bạn đang sử dụng để được xử lý kịp thời.;

Lưu ý khi dùng thuốc Imodium

  • Thận trọng khi dùng thuốc Imodium cho bệnh nhân ốm yếu, cao tuổi, suy gan
  • Thận trọng khi dùng thuốc Imodium với người bị suy giảm chức năng gan.
  • Không nên dùng cho trẻ nhỏ.
  • Nếu không cải thiện trong vòng 48 giờ không nên dùng tiếp
  • Không nên dùng cho bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose.
  • Không nên dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú
  • Không nên dùng cho người lái xe, vận hành máy móc.
  • Thận trọng dùng thuốc này cho người bị viêm đại tràng loét cấp, bởi thuốc có thể gây ra sự ức chế nhu động ruột đồng thời làm chậm quá trình vận chuyển ruột gây ra chứng phình đại tràng nhiễm độc.
  • Người bệnh nên sử dụng thêm một số chất điện giải khác vì ở người bị tiêu chảy thuốc Imodium  không có tác dụng bổ sung nước và chất điện giải
  • Phải ngưng thuốc ngay khi có dấu hiệu căng chướng bụng trên bệnh nhân AIDS khi tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy
  • Thận trọng khi dùng thuốc ở trẻ em bị ỉa chảy cấp mà chưa được sự cho phép của bác sĩ bởi nó sẽ đáp ứng thuốc khác nhau, nhất là trường hợp bệnh nhân bị mất nước và điện giải.
  • Bạn nên ngừng thuốc ngay khi thấy chứng bụng trướng to, táo hoặc liệt ruột
  • Bạn nên ngừng thuốc ngay khi không cải thiện tình trạng trong 48 giờ. KIhi bị tiêu chảy có kèm sốt cao hoặc có xuất hiện máu trong phân không nên dùng thuốc Imodium bởi nó có thể là triệu chứng của những bệnh khác.

Xử lý khi quá liều thuốc Imodium

Khi dùng thuốc Imodium quá liều có thể khiến cho người bệnh bị liệt ruột và ức chế hô hấp, buồn nôn. Bên cạnh đó trẻ em có thể gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng.

Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế sớm nhất được theo dõi tác động trên thần kinh trung ương kèm theo. Rửa dạ dày rồi uống khoảng 100 g than hoạt qua ống xông dạ dày.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về thuốc Imodium và những lưu ý quan trọng khi sử dụng. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy trực tiếp trao đổi lại với dược sĩ để được tư vấn cụ thể.

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.