Xét nghiệm huyết học có thể nhận biết được những bệnh gì?

 18/02/2019 11:26 |  1824 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Xét Nghiệm |  Ngọc Anh

Xét nghiệm huyết học là một khái niệm không còn xa lạ đối với sinh viên ngành Xét nghiệm. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây các giảng viên Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ chia sẻ nhiều thông tin hữu ích hơn về cách đọc chỉ số xét nghiệm huyết học giúp bệnh nhân có thể tự nhận ra bệnh của mình trước khi bác sĩ kết luận.

Máu và một chất lỏng được hình thành từ tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương ( Huyết tương chứa các tế bào máu, tiểu cầu, protein, glucose, khoáng chất, hormon và carbon dioxid; huyết tương tạo ra 55% máu còn lại là do các tế bào máu). Máu có nhiệm vụ cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng tới các cơ quan trong cơ thể đồng thời vận chuyển C02 và các chất thải ra ngoài.

xét nghiệm huyết học là gì?

Tác dụng của việc xét nghiệm máu

Xét nghiệm huyết học là gì?

Xét nghiệm huyết học là xét nghiệm máu, kỹ thuật viên xét nghiệm sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại để kiểm tra, phân tích máu nhằm cung cấp các thông tin về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit, mang oxy,…Đây là công tác bắt buộc, không thể thiếu tại các phòng khám hay bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe. Thông qua việc giám sát các cơ chế vô khuẩn, phân tích mẫu phẩm dựa trên những cơ sở, nguyên lý khoa học, các bác sĩ sẽ xác định bệnh tật cho bệnh nhân và lên phác đồ điều trị phù hợp. 

Cụ thể, Xét nghiệm máu nghĩa là lấy một lượng máu nhỏ vào bơm tiêm rồi cho vào phòng thí nghiệm kiểm tra dưới kính hiểm vi để đánh giá về các thành phần, màu sắc, hình dạng, kích thước,…Nếu có điều gì bất thường đều cảnh báo đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Khi nào cần xét nghiệm huyết học?

Mặc dù xét nghiệm Y học có vai trò rất quan trọng nhưng không phải vì thế mà làm dụng quá mức. Quy trình khám, điều trị bệnh là hỏi han, quan sát xem các triệu chứng, trong đó triệu chứng nào là quan trọng nhất từ đó lựa chọn con đường chẩn đoán đúng đắn, phù hợp nhất. Có những bệnh chỉ chỉ cần thu thập thông tin là đã có thể kết luận bệnh mà không cần phải tiến hành xét nghiệm. Vậy những trường hợp nào cần xét nghiệm huyết học:

Trong những lần khám sức khỏe định kì, các y bác sĩ thường tiến hành xét nghiệm huyết học để có kết luận chính xác về sức khỏe bệnh nhân để tư vấn đúng đắn về cách điều trị bệnh hoặc đưa ra lời khuyên về chế độ luyện tập và dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.

Những trường hợp bắt buộc phải tiến hành xét nghiệm là khi bị nghi vấn thiếu máu, cơ thể suy nhược, dị ứng, rối loạn chảy máu, nhiễm trùng hoặc trước khi phẫu thuật điều trị bất kỳ bệnh gì cũng cần xét nghiệm.

khi nào cần tiến hành xét nghiệm máu

Thời điểm xét nghiệm huyết học thích hợp nhất

Những trường hợp bị mắc các căn bệnh nguy hiểm, lây lan qua đường máu cũng bắt buộc phải tiến hành xét nghiệm huyết học cho bệnh nhân. Những trường hợp này, bác sĩ cần hết sức cẩn thận vì nếu không rất dễ lây bệnh, ví dụ như phơi nhiễm HIV, rất nhiều người bị mắc căn bệnh nan Y này khi đang điều trị cho bệnh nhân.

Có những bệnh thường gặp như bệnh sốt xuất huyết cao thì bắt buộc phải tiến hành xét nghiệm huyết học. Sau thời gian sốt kéo dài từ 3 – 7 ngày, bệnh nhân gặp các triệu chứng đau bụng, nôn ói, phát ban, chảy máu cam, đi đại tiện ra máu, lạnh tay chân, không đo được huyết áp,… Những trường hợp này khi nhập viện cần được xét nghiệm máu để chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời.

Hiện nay, nguồn dữ trự máu cạn kiệt, tuy đã phát hiện ra công nghệ để "phù phép" nhóm máu A, B trở thành nhóm máu O - nhóm máu phổ biến để có thể chuyền cho nhiều người nhưng tình trạng bệnh nhân tử vong vì thiếu máu vẫn còn nhiều. Do đó nhiều bạn trẻ tình nguyện hiến máu - nghĩa cử cao đẹp để giúp ích cho sức khỏe cộng đồng. Trước khi hiến máu cũng bắt buộc phải được xét nghiệm máu xem có đạt tiêu chuẩn hay không.

Xét nghiệm huyết học biết được những bệnh gì?

Có nhiều loại bệnh được phát hiện nhờ thông qua xét nghiệm huyết học. Nếu khám sức khỏe tổng quát, người ta sẽ tiến hành làm các xét nghiệm như sau:

  • Xét nghiệm đường máu: phát hiện bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm mỡ máu: bao gồm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, qua đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Xét nghiệm viêm gan B: phát hiện bệnh viêm gan B.
  • Xét nghiệm HIV: phát hiện nhiễm HIV
  • Xét nghiệm công thức máu sẽ cung cấp những chỉ số sau: Hồng cầu (Các tế bào máu đỏ), mang ô-xy, Bạch cầu (Các tế bào máu trắng), chống nhiễm trùng, Hemoglobin, các protein vận chuyển oxy trong các tế bào máu đỏ, Hematocrit, tỷ lệ của các tế bào máu đỏ với thành phần huyết tương trong máu và tiểu cầu, giúp đông máu. Số lượng tế bào máu cao hoặc thấp đều là dấu hiệu của bệnh như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn đông máu, ung thư máu, rối loạn hệ miễn dịch.

Ngoài ra, xét nghiệm huyết học cũng góp phần chẩn đoán chính xác bệnh ung thư. Bởi triệu chứng của bệnh ung thư là các chất được tìm thấy trong máu.

Lương ngành xét nghiệm y học dành cho những bạn đang quan tâm về ngành này.

Một số lưu ý trước khi đi xét nghiệm huyết học

Khám sức khỏe định kỳ là điều bắt buộc và cần thiết để chúng ta phát hiện bệnh kịp thời và chữa bệnh đúng lúc trước khi quá muộn. Để công tác xét nghiệm đạt hiệu quả và chính xác cao thì các bạn cần lưu ý mộ số vấn đề sau trước khi đi xét nghiệm:

xét nghiệm máu cần lưu ý điều gì

Đọc kết quả các chỉ số xét nghiệm máu

Nhịn ăn

Thời điểm tốt nhất để tiến hành các xét nghiệm huyết học là buổi sáng. Vì vậy, người có nhu cầu xét nghiệm cần nhịn ăn, không uống nước ngoạt, hoa quả, sữa. bên cạnh đó, cần kiêng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn,…trong khoảng 12h đồng hồ trước khi xét nghiệm.

Bởi nếu dùng những thứ vừa liệt kê trên có thể dẫn đến sai lệch kết quả xét nghiệm, từ đó điều trị bếnh sẽ không có kết quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí, nếu đang dùng thuốc để điều trị các bệnh khác cũng nên ngưng một vài ngày trước khi đến gặp Kỹ thuật Viên xét nghiệm.

Uống nước

Có thể nói, nước lọc luôn luôn tốt trong mọi trường hợp. Khi nhịn đói, cơ thể sẽ mệt hơn. Vì vậy cần bổ sung nhiều nước để vùa bù nước, vừa giữ cho cơ thể không bị đói, không có cảm giác hoa mắt chóng mặt. Hơn nữa nếu không đủ nước cũng có thể dẫn đến sai lệch kết quả xét nghiệm.

Không nên vận động quá mạnh trước khi đi xét nghiệm

Hãy nhớ rằng cảm xúc, tâm lý, tình trạng sức khỏe sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả xét nghiệm. Vì vậy, hãy giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng cả về thể lực cũng như trí lực. Bởi nếu làm việc quá sức hay đang bị cú sốc nào đó về tinh thần khiến nồng độ đường trong máu tăng cao, xét nghiệm sẽ không chính xác các chỉ số được. Vì vậy, một điều lưu ý trước khi đi xét nghiệm huyết học cần biết là không nên vận động quá mạnh cũng không để những yếu tố khác ảnh hưởng đến tâm lý.

Trên đây là những thông tin quan trọng về xét nghiệm huyết học cho thấy xét nghiệm có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoản bệnh tật của con người. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc phải xét nghiệm. Do đó mỗi người nên biết khi nào cần xét nghiệm cũng như nhớ một số lưu ý trước khi đi khám để công tác xét nghiệm đạt hiệu quả hơn.

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.