Chỉ số PLT thể hiện số lượng tiểu cầu cần phải có trong máu. Chỉ số này đóng vai trò quan trọng để thể hiện được tình trạng sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận biết được chỉ số PLT như thế nào là thấp. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về tình trạng chỉ số PLT thấp.
Chỉ số PLT là gì?
PLT là viết tắt của từ Platelet Count có nghĩa là số lượng tiểu cầu cần phải có trong máu. Chính vì thế khi kết quả chỉ số PLT ở mức thấp thì biểu hiện của bệnh giảm tiểu cầu và cần được điều trị một cách kịp thời để không để lại những biến chứng nguy hiểm.
Tiểu cầu trong máu là những mảnh vỡ của các tế bào chất được tìm thấy trong tủy xương và có cấu tạo như một tế bào hoàn chỉnh. Tuổi thọ của tiểu cầu có thể tồn tại từ 5 đến 9 ngày và giá trị thường nằm trong ngưỡng từ 150.000 đến 400.000/cm3 (tương đương 150 – 400 x 109 trong 1 lít máu).
Những người có lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gặp tình trạng mất máu. Những người có số lượng tiểu cầu cao thì sẽ bị hình thành các cục máu đông gây cản trở lưu thông máu, dân đến tình trạng, nghẽn mạch phổi, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là đột quỵ.
Khi thực hiện xét nghiệm máu trong đó có xét nghiệm chỉ số PLT sẽ có thể phát hiện ra các tình trạng bệnh như:
Vì vậy mà tiểu cầu có chức năng ức chế hoặc thay thế cho các chất hóa trị liệu, tủy xương, đông máu trong lòng mạch rải rác, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh, các kháng thể tiểu cầu, ban xuất huyết sau truyền máu,...
>>>>Xem ngay Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu để nhận biết bệnh chính xác
Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm máu PLT
Khi bạn bị nghi ngờ có nguy cơ bị giảm tiểu cầu thì bác sĩ sẽ chỉ định khám cơ thể bạn để xem có bất kỳ vết bầm tím nào trên người hay không. Tiếp đó, bạn sẽ phải tiến hành một loạt các xét nghiệm như sau:
Xét nghiệm máu: người bệnh sẽ được lấy một lượng máu và thực hiện xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu để xác định xem chỉ số PLT có thấp hơn mức bình thường không. Sau khi xét nghiệm tổng quan máu của người bệnh, bác sĩ có thể tìm ra loại kháng thể tiểu cầu, chính là loại protein mà cơ thể đã sản xuất ra để phá hủy tiểu cầu.
Xét nghiệm đông máu: xác định thời gian thromboplastin từng phần và thời gian prothrombine. Điều này yêu cầu bệnh nhân cần tiến hành lấy cả máu và một số hóa chất được cho vào mẫu máu để xác định được chính xác thời gian đông máu.
Tiến hành siêu âm: nhằm xác định lá lách của bệnh nhân có thực sự bị phì đại hay không.
Hút và sinh thiết tủy xương: chọc hút tủy xương trong trường hợp nghi ngờ gặp tình trạng giảm tiểu cầu là do ở tủy xương bằng cách dùng ống tiêm để lấy mẫu tủy xương, thường là xương hông.
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Theo các giảng viên Cao đẳng Y TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của người bệnh mà phương pháp điều trị giảm tiểu cầu sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Trong trường hợp tình trạng bệnh nhẹ thì các bác sĩ sẽ tạm dừng điều trị để theo dõi. Nếu bệnh có dấu hiệu nặng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số biện pháp như:
Có thể thấy, việc xét nghiệm máu PLT giúp chúng ta kiểm soát xem mình có gặp tình trạng thiếu tiểu cầu hay không. Từ đó, bác sĩ có căn cứ để chẩn đoán các bệnh có thể gặp phải để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Vì vậy, cứ định kỳ mỗi 6 tháng, bạn và người thân nên đi xét nghiệm chỉ số PLT để đảm bảo được tình trạng sức khỏe.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.