Tổng quan về Bệnh viêm miệng?

 30/11/-1 00:00 |  893 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Hiện nay rất nhiều người mắc phải vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên họ lại không biết nguyên nhân do đâu. Vậy bệnh viêm miệng là gì? Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ về vấn đề này nhé !  

Bệnh viêm miệng là gì?

Viêm miệng chính là một vết loét nhỏ ở phần mô mềm trên trong môi hoặc má, bên trên nướu hoặc dưới lưỡi. Tình trạng này thường kéo dài trong khoảng từ 7 cho đến 10 ngày, chúng có thể tự lành mà không để lại bất kỳ vết sẹo nào nhưng chúng sẽ gây ra cảm giác đau và khó chịu cho người bệnh.

Tuy đây không phải là một căn bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm nhưng không được điều trị cũng như dự phòng hợp lý sẽ có thể để lại những biến chứng hết sức nặng nề. Chính vì thế, nếu như hơn 2 tuần mà tình trạng viêm miệng không được cải thiện thì các bạn sẽ cần phải đi khám bác sĩ.

tong-quan-benh-viem-miengNguyên nhân của bệnh viêm miệng

Nguyên nhân của bệnh viêm miệng

Nguyên nhân của bệnh viêm miệng theo quan điểm dân gian là do bị nóng trong hoặc ăn quá nhiều đồ ăn nóng. Tuy nhiên, khoa học hiện đại vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều yếu tố được cho là nguyên nhân gây bệnh chính là:

  • Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu
  • Stress
  • Dinh dưỡng kém
  • Tổn thương miệng
  • Lượng nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi
  • Virus và vi khuẩn
  • Dị ứng với thực phẩm

Biểu hiện của bệnh viêm miệng

Biểu hiện phổ biến nhất của bệnh viêm nhiệt miệng chính là phần niêm mạc miệng xuất hiện những đốm trắng có kích thước khoảng 1-2mm, những đốm trắng sẽ bắt đầu to dần, mọng nước và sẽ vỡ ra tạo thành vết loét sau vài ngày. Các vết loét có thể có kích thước lên tới 10mm gây ra ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Biểu hiện tại chỗ: sưng đỏ và đau, lở loét, khó chịu khi nhai nuốt, sốt cao, nổi hạch, khi các vết loét chuyển sang màu trắng và bớt đau hơn chính là lúc bệnh bắt đầu giảm.Cách điều trị bệnh viêm miệng

Bệnh viêm miệng kéo dài sẽ gây ra ảnh hưởng rất nhiều đối với sức khỏe do quá trình cơ thể hấp thụ thức ăn sẽ bị hạn chế. Chình vì thế, khi thấy xuất hiện những triệu chứng viêm miệng cần phải co phương pháp điều trị kịp thời để hạn chế được những ảnh hưởng xấu của bệnh.

Bệnh viêm miệng thông thường sẽ chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống thuốc kháng sinh, chống dị ứng, giảm đau, bổ sung vitamin tăng cường sức đề kháng và giúp cho cơ thể tái tạo niêm mạc.Đối với những trường hợp bị nhiễm trùng nặng, các vết loét sâu, trình trạng viêm bị lan rộng kèm theo suy nhược toàn thân, nhiễm khuẩn nặng cần phải lấy máu để làm kháng sinh đồ.

Có thể sử dụng trà túi lọc sau khi sử dụng để đắp vào phần cho vết thương. Chất tannin ở tromg túi trà sẽ có thể nhanh chóng giảm viêm và giảm những cơn đau. Đối với một số trường hợp viêm miệng nặng, bị loét miệng liên tục trong thời gian dài, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng những loại thuốc kháng sinh, kháng viêm.

 Đặc biệt ngoài chứng bệnh viêm miệng thì bạn cũng cần thận trọng với bệnh viêm mao mạch dị ứng

Cách phòng ngừa bệnh viêm miệng

Cách phòng ngừa bệnh viêm miệng rất đơn giản. Các bạn chỉ cần tránh làm tổn thương vùng niêm mạc miệng khi ăn uống hoặc đánh răng, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh gây ra căng thẳng.

Đối với trẻ em, không nên để trẻ thức khuya, nên ăn uống có giờ giấc, hướng dẫn cách bé đánh răng đúng cách để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng. Nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày.Những ngày nóng, ăn uống không ngon miệng thì cũng cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nên ăn những món rau củ luộc, trái cây, hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng, đồ ăn xào nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước và bổ sung vitamin bằng các loại hoa quả.

Súc miệng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng.

Bị viêm miệng không nên ăn gì?

Bạn nên tránh những thực phẩm cay nóng: Bị lở miệng nên tránh các loại gia vi cay nóng như tỏi ớt, tiêu, các loại nước mắm… và một số đồ ăn mang tính chất nóng như thịt chó, thịt gà…. sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng hơn.

Đồng thời hạn chế những thứ có nhiều gia vị, axit như trái cây họ cam, quýt…. hay những đồ ăn quá cứng, giòn.

tong-quan-benh-viem-miengBị viêm miệng không nên ăn gì?

Đặc biệt không nên uống những đồ uống có cồn, cafein khi bị lở miệng. Ngoài ra hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng loét miệng bị viêm nặng hơn. Bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bởi đây là điều rất quan trọng bởi vì vi khuẩn trong khoang miệng là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh lở miệng. Chính vì thế việc chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng đúng cách. Cũng như súc miệng nước muối ấm thường xuyên, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn trên răng.

Người bệnh nên tránh những tình huống gây stress không chỉ là nguyên nhân hình thành nên những vết giộp khó chịu mà còn suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Viêm miệng nên ăn gì?

  • Nên ăn những loại thịt có tính hàn, giàu đạm, giúp bổ sung dinh dưỡng cho, lại không ảnh hưởng tới vết lở miệng, tăng thêm sức đề kháng nhanh khỏi bệnh như thịt vịt, thịt ngan, cá nước ngọt,…
  • Nên ăn càng nhạt càng tốt khi bị lở miệng, do đó nên chế biến món ăn theo kẻo luộc hoặc hấp để dễ ăn.
  • Uống nhiều nước lọc, các loại nước ép rau má, nước trà xanh để giúp bệnh lở miệng nhanh khỏi và bớt đau hơn. Các loại nước này đều có vị thanh mát có chất làm nhanh liền vết thương, nước trà xanh còn có tính khử trùng làm sạch miệng rất tốt.
  • Ăn nhiều rau xanh như rau cải, bầu, bí đao, rau mồng tơi,…

Bài viết trên đây do Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về bệnh viêm miệng. Bạn có thể tham khảo để giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và người thân được tốt hơn.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.