Dấu hiệu nhận biết biểu hiện thai lưu mẹ bầu cần lưu ý?

 30/11/-1 00:00 |  838 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Nếu như trong quá trình mang thai mẹ bầu không cảm nhận được sự chuyển động của đứa trẻ trong bụng thì cần phải lưu ý đến trường hợp thai lưu. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ chỉ cho bạn dấu hiệu nhận biết biểu hiện thai lưu mà các mẹ bầu cần phải nắm bắt được.

Thai lưu là biến cố đáng buồn mà không mẹ bầu nào mong muốn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, 20-50% thai chết lưu hiện nay không tìm ra được nguyên nhân cụ thể.

Thai lưu là gì?

Thai lưu hay thai chết lưu là từ dùng để chỉ những trường hợp em bé chết trong bụng người mẹ.

Để nghiên cứu những trường hợp thai chết lưu, người ta chia thành hai nhóm. Đầu tiên là nhóm thai lưu ở tuổi thai dưới 20 tuần với nguyên nhân phổ biến là bất thường về cấu trúc di truyền, nhiễm trùng bào thai. Nhóm thai chết lưu từ sau 20 tuần thường được chia thành thai chết lưu sớm - xảy ra từ 20-27 tuần. Thai chết lưu muộn xảy ra từ 28-36 tuần và thai lưu đủ tháng - xảy ra từ sau 37 tuần.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, thai chết lưu được định nghĩa là thai chết trước khi bị tống xuất hoàn toàn ra khỏi người mẹ có trọng lượng trên 500 gram hoặc tuổi thai từ 22 tuần trở lên. Tuy nhiên, bác sĩ này biết trường hợp thai nhi đang được theo dõi và phát triển nghĩ là bình thường nhưng có thể đột tử bất cứ lúc nào vẫn xảy ra.

Nghiên cứu tại Mỹ trên những trường hợp thai chết lưu đủ tháng cho thấy hơn 50% trường hợp không rõ lý do dù đã tiến hành các xét nghiệm hiện đại nhất.

dau-hieu-nhan-biet-bieu-hien-thai-luu-me-bau-can-luu-yNguyên nhân dẫn đến thai lưu

Nguyên nhân dẫn đến thai lưu?

Hiện có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thai lưu nên khó để xác định được lý do cụ thể. Tuy nhiên sẽ có những biểu hiện như:

Nếu như mẹ bầu mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, viêm gan, suy thận hay huyết áp cao … Đặc biệt là những bệnh lý như tiền sản giật, thiểu năng tuyến giáp sẽ có nguy cơ thai lưu rất lớn. Ngoài ra, đối với những sản phụ lớn tuổi có chế độ dinh dưỡng kém hoặc lao động vất vả thì khả năng thai lưu cao hơn so với các mẹ bầu bình thường.

Trường hợp nếu như thai nhi mắc các chứng như:

  • Rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền từ bố mẹ
  • Thai dị dạng nhiễm sắc thể
  • Vô sọ
  • Tim bẩm sinh nặng
  • Phù nhau thai,...

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho thai chết lưu trước khi chào đời. Hiện nay, theo thống kê cũng có những nguyên nhân từ phần phụ như: nước ối, bánh nhau hoặc dây rốn... cũng có thể dẫn đến tình trạng thai lưu.

Những biểu hiện thai lưu

Dấu hiệu đặc trưng nhất xác định thai chết lưu là không nhìn thấy tim thai khi siêu âm.

Nếu thai nhỏ, người mẹ thường rất khó nhận biết thai lưu và trong giai đoạn đầu, thai phụ có thể không thấy triệu chứng bất thường. Một số thai phụ vẫn thấy triệu chứng nghén như bình thường. Khi thai lưu một thời gian lúc này người mẹ sẽ có triệu chứng như: Ra huyết, đau bụng vùng dưới rốn…. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ thấy tử cung nhỏ dần không tương xứng với tuổi thai. Khi đó, nếu sản phụ được siêu âm sẽ thấy không có hoạt động tim thai.

Trong trường hợp thai lớn trên 20 tuần tuổi, mẹ bầu đã có thể nhận biết bằng cách cảm nhận sự chuyển động của đứa trẻ khi đạp lên bụng mẹ.

Thông thường, sau khi ăn trong vòng một tiếng, nếu mẹ bầu cảm nhận thai đạp bụng trên 4 lần, nghĩa là bé vẫn phát triển bình thường. Ngược lại, nếu không cảm nhận được, sản phụ nên đi khám để được phát hiện sớm những bất thường.Tuy nhiên, nhiều trường hợp mẹ bầu đã mang thai từ 2-3 lần hoặc hơn, thường rất chủ quan. Tôi từng tiếp nhận một sản phụ mang thai lần 3, do chủ quan nên không khám thai cho đến ngày sinh, có dấu chuyển dạ mới vào bệnh viện. Lúc này, khi sinh ra, bác sĩ phát hiện thai nhi trong tình trạng vô sọ khiến tất cả ê-kíp đều bị ám ảnh.

Bác sĩ làm gì khi phát hiện thai lưu?

Trong trường hợp tuổi thai nhỏ, nếu siêu âm không thấy hoạt động của tim thai, bác sĩ sẽ hẹn sản phụ tái khám khoảng 3-7 ngày để xác định chắc chắn trước khi có biện pháp can thiệp.

Khi thai đã lớn, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ và gia đình để ổn định tâm lý và tiến hành các xét nghiệm cần thiết như nhóm máu, chức năng đông máu,… trước khi đưa thai nhi ra ngoài.

Bác sĩ có thể can thiệp bằng thuốc hoặc dùng các thủ thuật khác để đưa thai nhi ra ngoài. Về nguyên tắc, khi thai nhi đã chết lưu, bác sĩ vẫn cố gắng để người mẹ sinh thường, tránh mổ lấy thai, trừ trường hợp rất đặc biệt có thể nguy kịch đến tính mạng sản phụ như thai nhi chết lưu quá to, mẹ bệnh suy tim nặng, có sẹo mổ trên tử cung nhiều lần.

Những biểu hiện thai lưu trong 3 tháng đầu

Những biểu hiện thai lưu trong 3 tháng đầu mà cha mẹ cần cảnh giác:

Thai không chuyển động, hay chuyển động yếu ớt:  Nếu khi mẹ bầu nằm nghiêng trong 1 thời gian mà mẹ không cảm nhận được thai máy hay chuyển động nào cần tìm đến bác sĩ để thăm khám ngay bởi khi đó rất có thể thai nhi đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe thậm chí là ngừng hoạt động.

Tử cung không nở rộng phát triển: Khi tử cung của mẹ lớn theo sự phát triển của bào thai nếu như tốc độ tăng trưởng của tử cung không theo kịp thai thi. Khi đó có thể quá trình mang thai sẽ gặp phải những vấn đề và cần phải được điều trị. Thế nhưng trong trường hợp bào thai không còn sự sống thì tử cung bà bầu sẽ không còn phát triển nữa.

Tim thai yếu không nghe được: Khi đi thăm khám thai định kỳ các bác sĩ không nghe được nhịp tim của thai nhi.

dau-hieu-nhan-biet-bieu-hien-thai-luu-me-bau-can-luu-yĐau bụng dữ dội cũng là một trong những triệu chứng của thai lưu

Vỡ ối sớm: Nếu như nước ối chảy ra từ âm đạo mà bà bầu chưa chuyển dạ hoặc vỡ nước ối thì rất có thể thai đã chết lưu. Đối với những tình trạng này còn gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ. Bởi vi khuẩn có thể xâm nhập vào buồng ối cũng như dạ con.

Không bị nghén: Trường hợp bà bầu thường xuyên ốm nghén khó chịu tuy nhiên các triệu chứng đó biến mất mà không rõ nguyên nhân thì bạn cần phải kiểm tra lại. Vì đây có thể là biểu hiện thai lưu 3 tháng đầu mà mẹ chưa kịp nhận biết.

Bụng không phát triển: Theo như sự phát triển của thai nhi thì bụng mẹ sẽ ngày càng lớn lên về kích thước tuy nhiên nếu như chu vi vòng bụng không phát triển hoặc đã to rồi nhưng càng bé lại thì khả năng thai lưu rất cao. Nếu như đi kèm với các dấu hiệu này có thể vấn đề như: ngực mềm lại, không còn căng tức , và nặng bụng…

Ra máu âm đạo: Khi bà bầu thấy các đốm máu nâu hoặc máu chảy thành vệt đỏ thì đây chính là dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu dễ nhận thấy nhất. Đối với tình trạng này xuất hiện do hormone sụt giảm. Từ đó quá trình sảy thai có thể xảy ra.

Đau nhức kèm chảy máu: Việc chảy máu âm đạo kèm theo những triệu chứng như: nặng bụng, chuột rút, râm ran khó chịu, đau tức lưng… thì đây là dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu rất rõ ràng.

Thay đổi về tâm trạng: Các bà bầu thường có tâm trạng lo lắng khi mang thai chính là điều dễ hiểu tuy nhiên nếu như tâm trạng có sự thay đổi bất thường hoặc khó kiểm soát, cảm thấy bồn chồn thì bạn nên đi khám ngay để giải tỏa được những nghi ngờ của mình. Tuy nhiên, với linh cảm của người mẹ cũng là một trong nhưng triệu chứng biểu hiện thai lưu dưới 3 tháng.

Đau bụng dữ dội: Những cơn đau bụng bất thường và kèm theo tình trạng lưng bị đau thì đây có thể là dấu hiệu của vấn đề sảy thai sớm. Tuy nhiên, nhưng nếu trước tuần 12 mà bị đau dữ dội, bạn cần phải đến gặp bác sĩ vì rất có thể quá trình mang thai đã bị đình chỉ.

Trên đây là dấu hiệu nhận biết biểu hiện thai lưu mẹ bầu cần lưu ý. Ngoài ra, các bà bầu nên tìm hiểu thêm kiến thức mách bạn cách điều trị khi bà bầu bị đau họng để có thể có những bí quyết chăm sóc sức khỏe mẹ và em bé.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.