Tìm hiểu về kỹ thuật đặt sonde dạ dày hiện nay

 01/10/2019 12:23 |  1054 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Kỹ thuật đặt sonde dạ dày thường được dùng đối với những bệnh nhân đã mất khả năng ăn uống bằng đường miệng hoặc bị những bệnh về dạ dày. Phương pháp này có vai trò rất lớn trong việc duy trì sự sống cho người bệnh. Vậy kỹ thuật đặt sonde dạ dày hiện nay như thế nào cho đúng kỹ thuật.

Tìm hiểu về kỹ thuật đặt sonde dạ dày

Kỹ thuật đặt sonde dạ dày được hiểu đơn giản chính là phương pháp đặt ống thông vào dạ dày để có thể cung cấp các thức ăn và theo dõi bệnh đồng thời hút dịch cho người bệnh. Đối với phương pháp này được sử dụng khi người bệnh không có khả năng ăn uống bằng miệng. Theo như khoa Dược – Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết các Bác sĩ sẽ chỉ định đặt ống sonde dạ dày trong những trường hợp sau:

  • Trường hợp nghi ngờ lao phổi ở trẻ em.
  • Các trường hợp chướng bụng sau mổ.
  • Các bệnh về dạ dày như viêm loét, ung thư dạ dày tá tràng.
  • Bệnh nhân có nguy cơ bị dạng đường tiêu hóa, ăn bằng đường miệng khiến bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp, ngạt thở.
  • Những bệnh nhân phải rửa dạ dày do bị ngộ độc.

tim-hieu-ve-ky-thuat-dat-sonde-da-day-hien-nayTìm hiểu về kỹ thuật đặt sonde dạ dày

Đặt sonde dạ dày sẽ cung cấp được thức ăn và nuôi dưỡng bệnh nhân khi họ bị hôn mê cũng như bất tỉnh. Đặc biệt là không có khả năng ăn uống bằng đường miệng hoặc không tiêu hóa một cách hiệu quả. Ngoài ra, thì các bác sĩ cũng có thể tiến hành phương pháp này để lấy dịch dạ dày làm xét nghiệm trong việc chẩn đoán viêm loét đường tiêu hóa cũng như làm xét nghiệm dịch dạ dày. Đối với kỹ thuật này sẽ làm giảm áp lực của hơi và những dịch ứ đọng trong dạ dày cho người bệnh sau khi phẫu thuật dạ dày. Giúp cho người bệnh giảm chướng bụng và làm cho người bệnh dễ chịu hơn.

Ngoài ra các bác sĩ cũng chỉ định trong những trường hợp:

  • Kiểm tra lượng máu trong dạ dày để theo dõi chảy máu dạ dày hoặc bệnh chảy máu dạ dày tái phát.
  • Bơm rửa, làm sạch dạ dày trong trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc trừ sâu.

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật đặt sonde dạ dày

Chúng ta phải kể đến những ưu điểm như: Cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng cho người bệnh đặc biệt là cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, ít gây ra những tai biến.  Đặc biệt là phù hợp với kinh tế của nhiều người bệnh hiện nay.

Nhược điểm của kỹ thuật đặt sonde dạ dày:

  • Các enzym đường tiêu hóa sẽ bị ức chế, bài tiết dịch tiêu hóa kém. Khiến cho người bệnh không còn cảm giác ăn ngon miệng nữa. Hơn thế nữa rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, viêm phổi do hít phải những vật lạ.
  • Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ bị viêm tắc tuyến nước bọt
  • Lở loét vùng niêm mạc mũi

Quy trình đặt sonde dạ dày

Chuẩn bị

  • Các bác sĩ sẽ đặt người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi đối với người bệnh vẫn còn tỉnh. Hoặc có thể cho họ nằm đầu thấp một chút sau đó nghiêng về bên trái đối với trường hợp họ đã hôn mê. Do độ dài của ống thông vì thế các bác sĩ cần phải bôi trơn ống thông để tránh trường hợp người bệnh bị sặc khi tiến hành thực hiện.

Quy trình đặt sonde dạ dày

Người bệnh sẽ được chỉ định há miệng hoặc dùng dụng cụ mở miệng đối với những bệnh nhân đã bất tỉnh. Sau đó tiến hành luồn ống thông qua miệng. Nếu như khó khăn thì có thể luồn qua mũi theo đường đi của lỗ mũi.

Các bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa ống vào miệng, sát má tránh vòm họng và lưỡi gà nên động viên người bệnh nuốt mặc dù rất khó chịu. Trong quá trình thực hiện thì các điều dưỡng sẽ đẩy từ từ ống cho đến khi vạch đánh dấu chạm tới cung răng sau đó nên dừng lại. Trong trường hợp người bệnh có biểu hiện sặc hoặc ho dữ dội, tái mặt và tím môi cần phải rút ra và đưa lại sau khi đã bình tĩnh trở lại.

tim-hieu-ve-ky-thuat-dat-sonde-da-day-hien-nayQuy trình đặt sonde dạ dày

Sau 2 bước trên thì cần kiểm tra ống thông vì việc ống thông đã vào đúng với dạ dày chưa bằng những cách sau:

  • Bơm khí khoảng 30 ml và nghe vùng thượng vị thấy tiếng sục của khí qua nước hoặc dùng bơm tiêm hút dịch vị hoặc nhúng đầu ngoài của ống thông vào cốc nước sạch không thấy sủi khí.
  • Cố định ống thông dạ dày bằng băng dính.
  • Tiến hành lắp túi dẫn lưu vào đầu ống thông dạ dày

Cách chăm sóc bệnh nhân biến chứng đặt sonde dạ dày

Khi chăm sóc bệnh nhân biến chứng khi đặt sonde dạ dày cần phải định vị chắc chắn ông sonde đúng dạ dày mới cho vào thức ăn vào. Ngoài ra, cho thức ăn nhẹ nhàng tránh bơm mạnh sẽ khiến cho các bệnh nhân nôn ói. Khi cho thức ăn vào ống sonde cần phải cho liên tục để tránh xảy ra hiện tượng bọt khí.

Vệ sinh mũi miệng trong thời gian đặt ống sonde. Đặc biệt cần phải thay ống mỗi ngày để đảm bảo không chèn ép cánh mũi có đặt ống sonde vì dễ gây hoại tử. Khi bơm thức ăn thì người bệnh nên nằm cao đầu khoảng 45 độ khi, lưu ý cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết như: khăn, nước ấm để có thể vệ sinh cho bệnh nhân

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân đặt ống sonde người thân cần cho họ ăn những thức ăn mềm và lỏng như: Súp, cháo, sữa … để thức ăn có thể được bơm vào ống một cách dễ dàng hơn. Dựa vào trình trạng của người bệnh để xây dựng thực đơn sao cho phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, khoa học giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, các thức ăn nên xay nhuyễn hoặc ép lấy nước.

Chia nhỏ số bữa ăn trong ngày trung bình mỗi ngày nên cho bệnh nhân ăn từ 5 – 6 lần vì người gặp biến chứng đặt sonde dạ dày cơ thể còn rất yếu nên chia nhỏ bữa ăn để dễ dàng hấp thụ một cách tốt hơn. Còn số lượng thức ăn sẽ phụ thuộc vào thể trạng cũng như độ tuổi của người bệnh. Thường thường đối với người lớn cần nạp khoảng 300ml – 400ml mỗi bữa còn đối với trẻ em dung nạp từ 20ml – 30ml mỗi bữa.

Nếu như gặp phải biến chứng khi đặt sonde dạ dày các bệnh nhân cũng như gia đình không nên quá hoang mang vì các trường hợp này có thể dễ dàng khắc phục. Bạn đã hiểu về kỹ thuật đặt sonde dạ dày rồi chứ. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và có thêm những kiến thức về y học như: Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ em bị viêm phổi

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.