Thận trọng với bệnh viêm mao mạch dị ứng

 30/11/-1 00:00 |  4506 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Bệnh viêm mao mạch dị ứng là bệnh thứ phát cấp tính với nguyên nhân chủ yếu là rối loạn tự miễn dịch gây tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch. Đối với nhiều cơ quan trong cơ thể gây viêm cũng như chảy máu trong các mao mạch nhỏ ở da, khớp, ruột … của người bị bệnh. Vậy nguyên nhân bệnh viêm mao mạch dị ứng như thế nào?

Bệnh viêm mao mạch dị ứng là gì?

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý liên quan đến rối loạn tự miễn dịch nên bệnh không lây lan giữa người bệnh đối với người tiếp xúc. Hiện nay, nguyên nhân viêm mao mạch dị ứng vẫn còn chưa rõ. Bởi có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh viêm mao mạch dị ứng có liên quan đến những trường hợp như:

  • Bệnh khởi phát sau khi người bệnh mắc các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu như trên khoảng vài tuần trước khi xuất hiện triệu chứng với tỷ lệ khoảng ( 30% – 50 % người mắc bệnh ).
  • Ngoài ra còn do những nguyên nhân các vi khuẩn hoặc vi rút ( tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn lao… ) Một số trường hợp bệnh xuất hiện sau khi sử dụng thuốc hoặc sau khi tiêm phòng vắc xin. Ngoài ra khi bị côn trùng đốt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm mao mạch dị ứng.

Trường hợp bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng, viêm da dị ứng … sau khi ăn các thức ăn lạ hoặc khi thời tiết thay đổi.

than-trong-voi-benh-viem-mao-mach-di-ungTriệu chứng dấu hiệu bệnh viêm mao mạch dị ứng

Triệu chứng bệnh Viêm mao mạch dị ứng

Người bệnh sẽ gặp những triệu chứng gồm có:

Nổi ban xuất huyết dưới da dạng chấm và nốt ở mặt gấp của căng tay và căng chân, mông, đùi … Ngoài ra, các nốt ban ít gặp ở thân mình đôi khi cũng sẽ xuất hiện ở tai, mũi hoặc các bộ phận sinh dục.

Người bị đau khớp: Khoảng 75% trường hợp bị viêm mao mạch dị ứng đối với các vị trí khớp gần kề với vị trí xuất huyết bị ảnh hưởng. Bạn sẽ bị đau đồng thời cần phải han chế cử động đối với những chỗ đau gân hoặc phù quanh khớp.

Các triệu chứng tiêu hóa: Khi bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau bụng quanh rốn hoặc đau âm ỉ cũng như liên tục. Ngoài ra, bệnh nhân có thể đau ở vùng thượng vị thậm chí lan tỏa các vùng xung quanh. Đối với những hiện tượng nôn và buồn nôn kèm theo như: xuất huyết tiêu hóa, viêm cầu thận, đi tiểu ra máu, protein niệu….

Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em: Ngoài các triệu chứng kể trên thì người bệnh còn có thể gây ra sự khó chịu cho trẻ nhỏ dẫn tới tình trạng trẻ nhỏ quấy khóc, bỏ ăn …. Bố mẹ cần phải theo dõi trẻ liên tục đồng thời đưa đến khám bác sĩ ngay khi phát hiện triệu chứng. Nếu bệnh để lâu sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan như tim phổi gây nên các triệu chứng nặng nề, khó điều trị và rất nguy hiểm đến tính mạng.

Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm mao mạch dị ứng

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết bệnh viêm mao mạch dị ứng gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em và những người trẻ tuổi thường xuyên xảy ra với tỉ lệ khoảng 75% dưới 16 tuổi, 50% dưới 5 tuổi đồng thời tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ. Khi có các triệu chứng bệnh, người bệnh cần đi khám để có biện pháp điều trị sớm đạt kết quả tốt.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm mao mạch dị ứng

Việc chẩn bệnh viêm mao mạch dị ứng dựa vào biểu hiện việc khám lâm sàng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Người bệnh nên đi khám khi xuất hiện những triệu chứng có liên quan đến bệnh như phát ban, đau khớp, các biểu hiện về đường tiêu hóa.

Những phương pháp chẩn đoán hay sử dụng như:

  • Thăm khám các triệu chứng lâm sàng của người bệnh để đưa ra chẩn đoán, cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, xuất huyết do nhiễm trùng, các bệnh tự miễn, bệnh đường tiêu hóa, bệnh thận.
  • Xét nghiệm máu đánh giá tình trạng bệnh, đánh giá chức năng các cơ quan như thận, đường tiêu hóa, đánh giá nồng độ kháng thể bất thường.
  • Sinh thiết trong các trường hợp triệu chứng không rõ ràng, cần sinh thiết để tìm nguyên nhân.
  • Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tìm căn nguyên bệnh và loại trừ các nguyên nhân khác.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm mao mạch dị ứng

Việc điều trị viêm mao mạch dị ứng không có liệu pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, bảo vệ thành mạch, chống dị ứng:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm để điều trị các triệu chứng đau khớp, dị ứng...
  • Điều trị các triệu chứng về xuất huyết tiêu hóa, các bệnh lý về thận khi cần thiết như truyền hồng cầu và các chế phẩm máu.
  • Điều trị kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc khi đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn.
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi thường xuyên, bổ sung vitamin C để tăng cường sức bền thành mạch.

Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì?

Yến mạch: Trong yến mạch chất xơ hòa tan chiếm khoảng 30%. Ăn một bát yến mạch mỗi ngày sẽ cung cấp cho bạn khoảng 1–2g chất xơ hòa tan. Chất này sẽ gắn với các cholesterol trong đường ruột và đào thải ra ngoài, nhờ đó làm giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu.Yến mạch tốt cho người viêm mao mạch dị ứng

Lúa mạch và ngũ cốc khác: Cũng giống như yến mạch, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác cũng chứa rất nhiều chất xơ hòa tan. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những nguồn vitamin và khoáng chất khá dồi dào.

Táo, nho, dâu tây: Cả táo, nho và dâu tây đều chứa một loại chất xơ hòa tan gọi là pectin. Chất này có tác dụng rất lớn trong việc giảm cholesterol xấu (LDL).Trái cây họ cam quýt: Trái cây họ cam quýt cũng rất giàu pectin và vitamin C, giúp cơ thể đào thải chất độc và giảm cholesterol xấu hiệu quả.

: Bơ đã xuất hiện trong bữa ăn của con người ngay từ thời xa xưa bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Trong 100g bơ có chứa 6,7 g chất xơ. Bơ giúp bạn kiểm soát cân nặng, ổn định đường huyết và huyết áp máu. Tuy nhiên, bạn không nên ăn bơ quá nhiều do bơ có khả năng làm giảm cholesterol (cả xấu lẫn tốt).

Rau mồng tơi: rau mồng tơi là loại rau khá bình dân, tuy nhiên ẩn chứa trong đó là giá trị dinh dưỡng dồi dào. Trong mồng tơi có chứa chất xơ hòa tan pectin, có tác dụng nhuận tràng, giảm mỡ máu và chống béo phì. Đây cũng là loại rau chứa nhiều vitamin A, B và các khoáng chất như sắt, giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe.

than-trong-voi-benh-viem-mao-mach-di-ungViêm mao mạch dị ứng kiêng ăn tôm, cá

Viêm mao mạch dị ứng kiêng ăn gì?

Đối với người bị dị ứng thông thường

  • Người bệnh đang trong giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng dị ứng. Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt.
  • Trường hợp đang phù nề, rịn nước thì giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp và uống ít nước.
  • Bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng cần kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, sữa …Những thực phẩm người bị bệnh mề đay cần tránh: Người có bệnh mề đay cần biết phân biệt bệnh cấp tính và bệnh mạn tính để kiêng kỵ thực phẩm.

Khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh cấp tính, cần phải tuyệt đối kiêng kỵ một số loại thức ăn, nhất là các loại hải sản, các loại thịt như ngan, dê, bò, thủ lợn cùng nấm ăn, nấm hương, tỏi, hành tây, hẹ, ớt, dưa chuột, rau châm kim, thảo quả, rau trộn giấm, ngân hạnh, hạt dẻ, tương lạc, rượu, các thứ gia vị : giấm, hạt tiêu, hoa tiêu, hồi hương.

Đối với trường hợp mề đay mạn tính rất khó xác định những thức ăn nào dẫn tới dị ứng, bởi vì có một số thức ăn như sữa bò, đại mạch, kiều mạch, ngô, thịt bò, khoai tây, nhộng tằm, thường phản ứng chậm sau khi ăn 24 giờ mới phát ra.

Cho nên phương pháp cuối cùng để quyết định kiêng kỵ trong ăn uống là loại trừ dần, nghĩa là đang ăn các thứ thanh đạm được phép ăn, thì cho xen vào một loại nhạy cảm nào đó, rồi thử lần lượt những thức ăn nhạy cảm. Theo dõi phản ứng để xác định thức ăn nào gây dị ứng, sau đó cứ theo đó mà kiêng kỵ.

Đối với người bị bệnh mề đay dạng ruột, ngoài việc kiêng kỵ những đồ ăn đã nói trên, trong thời gian phát bệnh còn phải kiêng kỵ nghiêm ngặt các loại đồ ăn thô, các đồ ăn không tiêu hóa như các loại rau có hàm lượng chất xơ cao (như hẹ, rau thơm, măng, dưa muối) nếu không dễ gây tổn thương niêm mạc ruột, dạ dày, đồng thời phát thêm những bệnh nghiêm trọng.

Mặt khác còn cấm uống rượu để tránh phù nước niêm mạc và sung huyết nặng thêm.

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng: Một số loại hạt và trái cây tươi, không phải tất cả những loại trái cây đều làm tình trạng dị ứng trầm trọng thêm. Tuy nhiên theo như những nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại quả như táo, kiwi…sẽ làm bệnh lý dị ứng bộc phát mạnh mẽ hơn. Còn một số loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt phỉ… cũng cần gạch tên khỏi thực đơn.

Một số loại hải sản, thức ăn giàu đạm: Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta loại bỏ hoàn toàn đạm ra khỏi khẩu phần ăn. Hải sản thường chứa những loại protein lạ khiến triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết có nhiều biến đổi tiêu cực.

Cụ thể chúng có thể khiến bệnh nhân bị sưng phù toàn thân nặng hơn, bị nổi đỏ trên toàn thân hay bị khó thở,… Các loại thực phẩm như trứng, bơ, sữa… cũng nên cẩn thận khi sử dụng. Chúng tuy rất bổ dưỡng nhưng lại dễ gây kích ứng.

Người mẹ cũng phải kiêng các thực phẩm này và kiêng thêm thức ăn có tính kích thích, chua, khó tiêu. Không được ăn thức ăn nguội lạnh vì thức nguội lạnh dễ tổn thương tì vị và hàn thấp, từ đó máu lưu thông không tốt, các tà khí như phong, hàn, thấp nhiệt dễ "nổi loạn" trên da và thịt, phát thành bệnh.

Trên đây là những kiến thức về bệnh viêm mao mạch dị ứng, ngoài ra các bạn nên tìm hiểu thêm Nguyên nhân và cách điều trị nổi mụn trên môi để có phương pháp điều trị khi mắc phải những dấu hiệu ban đầu của bệnh.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.