Giảm hồng cầu nguy hiểm như thế nào?

 30/11/-1 00:00 |  1047 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Giảm hồng cầu là hiện tượng hồng cầu trong máu thiếu dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể đồng thời gây nhiều hậu quả đáng ngại cho người bệnh. Để có thể hiểu hơn về triệu chứng này theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi các bạn nhé!

Hồng cầu giảm là bệnh gì?

Hồng cầu giảm chính là hiện tượng lượng hồng cầu trong máu giảm đi sẽ dẫn đến việc thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Đồng thời gây nhiều hậu quả đáng ngại cho người bệnh. Những dấu hiệu thường gặp khi hồng cầu giảm;:

  • Dấu hiệu của hiện tượng hồng cầu giảm thường gặp nhất là: ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên. Thường choáng khi gắng sức hoặc thay đổi tư thế.
  • Khi thiếu máu quá nhiều bệnh nhân có thể bị ngất lịm.
  • Nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ, dễ cáu gắt, giảm sức lao động trí óc…
  • Thường hồi hộp, hay bị đánh trống ngực, khó thở hoặc đau vùng trước tim do thiếu máu cơ tim và chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Một vài dấu hiệu dễ nhận biết như da xanh xao hoặc vàng da, niêm mạc nhợt nhạt nếu thiếu máu huyết tán.

Có thể dễ quan sát hiện tượng này ở vị trí da mỏng, trắng như mặt, lòng bàn tay hoặc niêm mặc mắt, môi, lười, vòm miệng.

giam-hong-cau-nguy-hiem-nhu-the-naoNguyên nhân của việc hồng cầu giảm 

Nguyên nhân hồng cầu giảm

Việc chẩn đoán, phân loại và tìm nguyên nhân của hồng cầu giảm phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm khoa học cụ thể, nhưng chủ yếu thì quyết định phải dựa vào các xét nghiệm.

Việc xét nghiệm công thức máu toàn diện sẽ cho biết mức độ các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và cả huyết sắc tố. Đồng thời biết được kích thước trung bình, sự thay đổi kích thước, khối lượng và nồng độ hemoglobin trong các tế bào hồng cầu.

Khá khó để xác định nguyên nhân chính xác gây ra giảm hồng cầu trong máu.

Có nhiều lí do, trong đó có khiến thể tích hồng cầu giảm do thiếu hụt vitamin B12 hay acid folic. Hoặc người bệnh có thể thiếu máu do di truyền, bất thường màng hồng cầu, bất thường huyết sắc tố hoặc do thiếu men.

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa thiếu do di truyền. Các biện pháp kĩ thuật có thể giúp kiểm tra chồng, vợ hay bào thai và cho biết xác suất trẻ có mang mầm bệnh hay không.

Khá khó để xác định nguyên nhân chính xác gây ra hồng cầu giảm trong máu. Có nhiều lí do, trong đó có: do thiếu hụt vitamin hay axit folic, thiếu máu do di truyền, bất thường màng hồng cầu, bất thường huyết sắc tố hoặc do thiếu men.

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh thiếu máu do di truyền. Các biện pháp kĩ thuật y học có thể giúp kiểm tra xem bào thai có bị bệnh hay không. Những triệu chứng thường gặp khi hồng cầu giảm trong máu

Nếu bị hồng cầu giảm ở mức độ nhẹ, bạn sẽ không cảm thấy triệu chứng nào. Nếu bệnh phát triển chậm, các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Thường xuyên mệt mỏi hơn so với bình thường, hoặc so với khi tập thể dục.
  • Nhức đầu, đau mỏi.
  • Thường xuyên cảm thấy khó chịu, đau mỏi.
  • Suy giảm sức tập trung hay suy nghĩ.
  • Nếu thiếu máu nặng hơn, các triệu chứng hồng cầu giảm có thể gồm:
  • Màu xanh ở lòng trắng của mắt.
  • Móng tay giòn.
  • Khó thở, mệt mỏi nhiều hơn.
  • Choáng váng nhẹ khi bạn đứng lên.
  • Đau lưỡi.
  • Màu da nhợt nhạt, tái.Cách chữa trị bệnh hồng cầu giảm và thiếu hồng cầu nên ăn gì
  • Có thể nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ để được hiệu quả chữa trị tốt nhất.
  • Dùng những loại thuốc và vitamin bổ sung dưỡng chất cho cơ thể hợp lý.

Tìm hiểu thêm triệu chứng và nguyên nhân rối loạn lipid máu là gì? để có thêm những kiến thức về giảm hồng cầu cũng như các bệnh liên quan về máu.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng đối với những người hồng cầu giảm. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cơ thể tăng cường quá trình tạo máu. Giảm các triệu chứng đặc biệt là đối với trường hợp thiếu máu do dinh dưỡng không hợp lý.

Tập thể dục đều đặn, vừa sức mỗi ngày. Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe toàn thân, tăng cường quá trình chuyển hóa, tăng quá trình tạo máu của cơ thể.

Nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu. Như: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau quả có màu xanh đậm, đậu tương, bí đỏ, thịt nạc, cá, sữa, trứng.

giam-hong-cau-nguy-hiem-nhu-the-naoCác thực phẩm cần bổ sung khi bị giảm hồng cầu

Vậy thì hiện tượng hồng cầu giảm trong máu khi nào?

Hồng cầu giảm là hiện tượng trong máu suy giảm nghiêm trọng lượng hồng cầu. Do cơ thể thiếu dinh dưỡng cần thiết, máu không được bổ sung thêm sắt, axit folic.

Số lượng hồng cầu trung bình của người là. Nữ giới khoảng 3,8 triệu/mm3 máu, nam giới khoảng 4,2 triệu/mm3. Lượng hồng cầu sẽ có sự thay đổi trong ngày, thấp khi ngủ và tăng lên khi hoạt động. Đối với lượng hồng cầu ở trẻ sơ sinh thường cao hơn người lớn, khoảng 5 triệu/mm3. Tuy nhiên, trong 10 ngày đầu mới sinh thi một số hồng cầu bị tiêu đi, dẫn đến tình trạng vàng da sinh lý trẻ sơ sinh.

Hồng cầu giảm nên ăn gì để bổ sung?

Khi lượng cơ thể cần 1 số vitamin và các khoáng chất cũng như các chất dinh dưỡng để tạo ra đủ lượng hầu cầu. Thì sắt và vitamin, B12 cùng các axít folic chính là ba yếu tố quan trọng nhất. Cơ thể có thể không có đủ các chất dinh dưỡng do:

  • Những thay đổi trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng. Ví dụ như những căn bệnh về celiac …
  • Hoặc người bệnh ăn uống không đầy đủ.
  • Có thể trường hợp do mất máu gặp ở phụ nữ bị kinh nguyệt nhiều hoặc loét dạ dày.
  • Trong trường hợp bạn phẫu thuật loại bỏ 1 phần của dạ dày hoặc ruột

Vì vậy, theo các chuyên gia – Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Để điều trị tình trạng thiếu máu ngoài việc truyền máu giúp cho cơ thể vận chuyển đủ oxy. Những trường hợp thiếu mấu do thiếu sắt hoặc lượng vitamin B12 thì ngoài việc uống bổ sung viên sắt, axít folic, vitamin B12…. cũng cần phải chú trọng thêm về vấn đề dinh dưỡng bằng cách cải thiện bữa ăn:

  • Nên lựa chọn thực phẩm giàu sắt cho bữa ăn gia đình
  • Bổ sung các loại ốc, thịt bò, gan lợn hay tiết lợn
  • Bổ sung cá ngừ, lòng đỏ trứng gà
  • Các loại rau như: rau dền, rau ngót, rau muống … Hoặc các loại đậu

Trên đây là nguyên nhân giảm hồng cầu cũng như biện pháp để bù lại lượng hồng cầu trong cơ thể giúp sức khỏe của bạn luôn ổn định tránh gặp phải các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi do thiếu hồng cầu. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe !

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.