Bệnh trĩ là căn bệnh hậu môn trực tràng phổ biến đồng thời nó được chia làm 2 dạng trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu như bạn biết rõ nguyên nhân cũng như triệu chứng và cách chữa trị bệnh kịp thời sẽ giúp người bệnh hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do sự co dãn quá mức của tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn khiến cho các tĩnh mạch này bị ứ đọng máu, sưng phồng, gây khó chịu và đau rát cho bệnh nhân.Dựa vào giải phẫu, bệnh trĩ được chia thành 2 loại:
Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và tính mạng của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết nguyên nhân bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại có thể xuất phát từ những yếu tố do:
Trĩ nội:
- Đại tiện ra máu: tình trạng chảy máu trong và sau khi đi đại tiện là triệu chứng của bệnh trĩ nội đầu tiên. Ban đầu, lượng máu chảy nhỏ giọt, không gây ra cảm giác đau rát hay khó chịu. Lâu dài, khi lượng máu ra quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến người bệnh trĩ choáng váng, mệt mỏi.
- Đau hậu môn: cảm giác cộm, khó chịu hoặc vướng tại hậu môn. Một số trường hợp mắc bệnh trĩ nội cấp độ nhẹ sẽ không cảm thấy đau, nhưng khi bệnh tiến triển nặng sẽ làm tắc tĩnh mạch gây ra các cơn đau cấp hoặc mãn tính.
- Búi trĩ sa xuống hậu môn: đây là giai đoạn tiếp theo của bệnh trĩ nội, xảy ra khi búi trĩ sa xuống khỏi hậu môn, có thể tự thụt vào và thường xảy ra khi đi đại tiện.
Biểu hiện trĩ ngoại:
- Các nếp gấp ở hậu môn sưng to: là triệu chứng bệnh trĩ ngoại đầu tiên, hiện tượng này gây ra do các dịch bẩn đọng lại trên hậu môn sau khi đi đại tiện.
- Nứt kẽ hậu môn: các cục máu đông xuất hiện gần hậu môn ở người bệnh trĩ ngoại, chúng trở nên sưng phồng và gây nứt kẽ hậu môn.
- Trĩ sa ra ngoài: bệnh trĩ ngoại càng để lâu thì búi trĩ càng to và sa ra ngoài nhiều hơn gây khó chịu và chảy máu kéo dài.
- Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ lá lốt: lấy khoảng 1 nắm lá lốt, rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước đặc. Đổ nước ra chậu xông chừng 15 phút. Khi nước đã nguội thì ngâm trực tiếp khoảng 10 - 15 phút nữa. Thực hiện như vậy từ 2 đến 3 tuần búi trĩ sẽ co lại và bé dần.
- Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ trầu không: rửa sạch lá trầu không rồi cho vào nồi nước đun sôi, sau khi đợi nước ấm thì ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút, ngày làm 2 – 3 lần. Thực hiện đều đặn trong vòng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Bài thuốc điều trị bệnh trĩ từ đu đủ: Cắt một trái đu đủ xanh. Đợi đến giờ đi ngủ thì bổ đôi quả đu đủ ra, buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên, để qua đêm. Thực hiện như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.
Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì?
Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng phương pháp nội khoa dùng các nhóm thuốc kháng viêm và kháng sinh như: acetaminophen, aspirin… Hoặc các nhóm thuốc chữa bệnh đặt trĩ đặt hậu môn như: Viên đạn trĩ Proctolog, thuốc đạn Avenoc….
Trường hợp người bệnh phải chích xơ hoặc thắt trĩ bằng vòng cao su hoặc có thể:
Đối với cách chữa bệnh trĩ bằng Đông y bằng cách châm cứu và bấm huyệt: Thì người bệnh trĩ thường dùng từ 5 tới 7 huyệt khi châm cứu những huyệt này sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn ban đầu.
Trên đây là biểu hiện của trĩ nội và trĩ ngoại cũng như cách điều trị người bệnh có thể tham khảo ngoài ra bạn cũng có thể đọc và tham khảo những biểu hiện của tình trạng vỡ ruột thừa? Biến chứng nguy hiểm như thế nào?
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.