Sắc màu trên bộ trang phục của ngành Y đã thay đổi như thế nào?

 10/09/2018 14:09 |  2837 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Ánh Vũ

Khi vào bệnh viện, điều gây ấn tượng đầu tiên với chúng ta chính là trang phục ngành Y đều là màu trắng. Ngay cả khăn trải bàn hay ga giường… cũng đều có màu trắng. Liệu đã từng có bạn nào thắc mắc vì sao tất cả trang phục ngày Y đều có màu trắng hay chưa?

>> Tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học ngành Điều dưỡng
>> Ngành Y tế Công cộng ngày càng được giá
>> Thu nhập đáng mơ ước của cử nhân Xét nghiệm Y học

Vì sao chiếc áo Blouse lại có màu trắng?

Áo Blouse trắng chính là một trong những biểu tượng quen thuộc đối với những người học tập và làm việc trong lĩnh vực Y Dược. Cũng đã có rất nhiều tài liệu nói về chiếc áo blouse trắng này nhưng bạn đã thực sự biết về nguồn gốc của nó hay không?

Vào thế kỷ 19, để đánh dấu sự chuyển biến tích cực của một nền Y học mang tính chất khoa học hiện đại của những thầy thuốc thời bấy giờ nên họ đã nghĩ tới việc giới thiệu hình ảnh của mình đến công chúng giống như những nhà khoa học. Chính vì thế, họ đã bắt đầu khoác lên mình những chiếc áo choàng trắng giống như những chiếc áo mà các nhà khoa học thường mặc trong phòng thí nghiệm. Sau này, chiếc áo choàng trắng chính là chiếc áo Blouse trắng mà chúng ta biết đến như ngày này và nó cũng đã chính thức trở thành biểu tượng cán bộ ngành Y trên toàn thế giới. Màu trắng của chiếc áo Blouse chính là tượng trưng cho sự thanh khiết và những phẩm chất cao quý của những người làm việc trong ngành Y. Khi khoác lên trên mình tấm áo Blouse trắng các Y Bác sĩ sẽ có trách nhiệm hơn đối với công việc của mình và cũng làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái và tin tưởng hơn. Màu trắng cũng sẽ rất dễ dàng phát hiện những vết bẩn hoặc vi khuẩn bám vào áo trong quá trình làm việc.

Phân loại áo Blouse để dễ phân biệt các vị trí

Nếu tất cả cán bộ trong ngành Y tế ở các vị trí khác nhau đều mặc áo Blouse trắng thì bệnh nhân sẽ rất khó phân biệt. Do đó đó Bộ ý tế đã quyết định thay đổi màu sắc áo Blouse cho từng vị trí khác nhau. Việc thay đổi màu sắc của quần áo này cũng sẽ giống như phân loại đồng phục của công an và bộ đội giúp cho người bệnh dễ nhận diện hơn. Việc phân loại màu đồng phục này đã được rất nhiều nước trên thế giới thực hiện. Màu sắc phổ biến nhất là: Áo Blouse màu xanh lá cây hoặc màu xanh nước biển sẽ dành cho những bác sĩ ở trong phòng mổ, áo blouse dành cho Bác sĩ  và Dược sĩ, áo blouse màu hồng nhạt sẽ dành cho Điều dưỡng viên.

Tại sao bác sĩ phẫu thuật lại mặc áo màu xanh?

Trong quá trình bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân có thể mắt sẽ bị mờ khi chuyển tầm nhìn từ máu của bệnh nhân sang màu trắng của chiếc áo. Đây cũng là một hiệu ứng  mà chúng ta rất dễ gặp phải khi ánh sáng mặt trời chiếu vào mây trắng hoặc chiếu lên trên nền tuyết và mùa đông. Vì thế bắt đầu từ năm 1914, các bác sĩ đã quyết định chuyển màu áo blouse trong phòng phẫu thuật từ màu trắng sang màu xanh dương hoặc màu xanh lá cây. Chi tiết này đã từng được tạp chí Todays Surgical Nurse nhắc tới vào năm 1998.

Nhưng tại sao không lựa chọn màu khác mà lại là màu xanh? Nguyên nhân chính để quyết định lựa chọn màu xanh cho trang phục trong phòng mổ của bác sĩ phẫu thuật là do trong quang phổ ánh sáng thì màu xanh chính là màu tương phản với màu đỏ. Chính vì thế các bác sĩ sẽ tăng cường được độ chính xác của thị lực và dễ dàng nhận biết được các sắc thái khác nhau của máu nhờ vào màu xanh của trang phục.

Nhờ vào bộ trang phục màu xanh, các bác sĩ sẽ tập trung cao độ hơn với cuộc phẫu thuật và làm giảm các suất xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Đó cũng chính là lý do các bạn thấy tất cả bác sĩ để mặc áo blouse màu trắng nhưng khi bước chân vào phòng phẫu thuật lại thay đổi một bộ trang phục màu xanh.

Nguồn: caodangduoctphcm 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.