Những thông tin quan trọng về lọc máu

 30/11/-1 00:00 |  804 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Đối với những bệnh nhân bị suy thận ở giai đoạn cuối chức năng của thận đã bị mất hoàn toàn vì thế để có thể duy trì được sự sống của người bệnh thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị thay thế thận bằng phương pháp lọc máu hoặc có thể là ghép thận. Vậy lọc máu là gì?

Lọc máu là gì?

Đây chính là biện pháp loại khỏi máu ra khỏi những phần tử có trọng lượng phân tử nhỏ. Ngoài ra phương pháp này để cân bằng lại cơ thể do chứng suy thận gây ra nhằm khôi phục hoặc giúp cho quá trình chuyển hóa chất độc và đào thải nước được tốt hơn. Quá trình lọc máu chỉ thay thế được cho chức năng bài tiết của thận tuy nhiên lại không thay thế được quá trình nội tiết của thận. Chính vì thế các bác sĩ sẽ tiến hành phối hợp lọc máu cũng như điều chỉnh các rối loạn do suy giảm những chức năng nội tiết của thận gây ra.

Người bệnh có thể bị : thiếu máu, tăng huyết áp hoặc thiếu calcitriol. Các phương pháp lọc máu bao gồm:

  • Lọc màng bụng
  • Lọc máu ngoài cơ thể
  • Lọc máu liên tục

nhung-thong-tin-quan-trong-ve-loc-mauQuá trình lọc máu

Lọc máu có tác dụng gì?

Lọc máu sẽ loại bỏ được chất thải, muối hoặc thêm nước để ngăn nước tích tụ lâu bên trong cơ thể. Ngoài ra lọc máu sẽ giữ mức an toàn của một số hóa chất có trong máu. Cụ thể như: ( kali, natri và bicarbonate….) Đối với những bệnh nhân chạy thận khi lọc máu sẽ giúp kiểm soát được huyết áp cũng như duy trì được cuộc sống.

Người lọc máu cần phải lưu ý điều gì?

Đối với những bệnh nhân bị suy thận mạn tính thì lọc máu chu kỳ hoặc lọc máu màng bụng cần phải tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều protein. Những thực phẩm nên hạn chế ăn như:

  • Thịt nạc
  • Thịt gà
  • Trứng
  • Tôm

Các thức ăn này nếu như người lọc thận sử dụng sau khi được chuyển hóa trong cơ thể nó sẽ sinh ra ure và creatinin… Khi 2 chất này tăng nhanh trong máu nó sẽ gây ngộc độc cho cơ thể ảnh hưởng đến người bệnh. Việc tăng ure trong máu quá cao hoặc quá nhanh người bệnh còn có nguy cơ bị hội chứng ure huyết cao. Đối với những triệu chứng gặp phải như:

  • Đau đầu
  • Nôn
  • Xuất huyết tiêu hóa …

Người lọc máu cần tránh tăng chất này bằng việc hạn chế ăn thịt, cá trứng… một tuần nên ăn 1 đến 2 lần hoặc đưa ra một chế độ ăn uống sao cho khoa học để tránh ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh.

Ngoài việc hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều protein thì cũng cần tránh các thực phẩm chứa nhiều phospho. Bởi khi lọc máu thì người bệnh đã mất khả năng đào thải phospho vì thế khi ăn những thực phẩm chứa lượng phospho cao thì sẽ làm xương mất canxi gây ra tình trạng loãng xương. Thực phẩm hạn chế dùng :

  • Các loại sản phẩm sữa
  • Đậu
  • Ngũ cốc nguyên hạn
  • Bia …

Người suy thận đã bị mất đi khả năng thải trừ muối qua nước tiểu. Người bệnh cần hạn chế ăn nhiều muối bởi khi ăn muối sẽ gây phù và làm tăng huyết áp. Biến chứng nặng hơn là phù phổi cấp thậm chí có thể có những triệu chứng như ( đau đầu, nôn, hôn mê hoặc có thể tử vong … ) Khi ăn mặn thì bệnh nhân uống nhiều nước khi đó sẽ làm dư thừa lượng nước trong cơ thể. Từ đó người bệnh sẽ phải chạy thận nhân tạo nhiều lần hơn, đối với bệnh nhân suy thận mạn tính cần phải ăn nhạt tránh ăn các thức ăn mặn như ( nước mắm, mì ăn liền, cá biển … )

Người bệnh thận nên kiểm soát lượng nước vào cơ thể. Biến chứng nguy hiểm nhất chính là tăng kali máu vì chức năng đào thải kali ở người suy thận giai đoạn cuối đã mất đi. Bệnh nhân rất có thể tử vong hoặc rối loạn nhịp tim. Các thức ăn cần tránh:

  • Chuối
  • Đu đủ
  • Một số thực phẩm đóng hộp …

Lọc máu có nguy hiểm không?

Theo các Dược sĩ – Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết đối với những trường hợp chạy thận nhân tạo thì quy trình lọc máu này sẽ được máy lọc làm việc nhằm thay thế thận. Phương pháp này cũng tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

Mệt mỏi: Khi có những cảm giác mệt mỏi hay kiệt sức đó chính là do những phản ứng xảy ra khi lọc máu. Cũng như các chế độ ăn kiêng đến vấn đề chạy thận, sự căng thẳng và lo lắng của bệnh nhân cần phải khám dinh dưỡng để có được chế độ ăn phù hợp. Sau khi chạy thận để giảm bớt mệt mỏi cần đạp xe hoặc chạy bộ, đi bộ, bơi … Tuy nhiên nên vận động nhẹ nhàng và vừa phải.

nhung-thong-tin-quan-trong-ve-loc-mauLọc máu cho người suy thận

Huyết áp thấp: Hạ huyết áp là một trong những biến chứng thường gặp nhất bởi đây là nguyên nhân mất nước. Nếu dùng thuốc hạ huyết áp người bệnh có bệnh lý tim mạch nhiệt độ dịch lọc cao có thể hạn chế khắc phục qua chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên nếu như chế độ ăn uống chưa được cải thiện thì bạn nên tham khảo thêm những ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Nhiễm trùng: Nếu như máy lọc thận không được vệ sinh thường xuyên hoặc nguồn nước không đảm bảo thì các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh nếu như có nghi ngờ bị nhiễm khuẩn. Trong quá trình chạy thận thì bạn nên đảm bảo đã vô trùng khi thao tác kỹ thuật cũng như giữ vệ sinh nơi đặt catheter. Không được để catheter lâu ngày và rửa sạch màng lọc với nhiều nước.

Chuột rút: Trường hợp bệnh nhân gặp triệu chứng chuột rút cần báo gấp cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý.

Buồn nôn: Nguyên nhân của triệu chứng này là do người bệnh bị hạ huyết áp hoặc do đái tháo đường.

Ngứa: Tình trạng này có thể do dị ứng màng lọc hoặc là viêm gan do thuốc hoặc do nhiễm vi rút.

Nếu như các bệnh nhân có những triệu chứng :

  • Khó thở
  • Cảm giác nóng
  • Phù mạch
  • Đau lưng
  • Nặng ngực
  • Thở gấp
  • Mệt, buồn nôn …

Lúc này cần phải báo với các bác sĩ điều trị vì đây có thể là triệu chứng của những biến chứng khác trong quá trình chạy thận. Tham khảo thêm Bị tức ngực khó thở là triệu chứng của bệnh gì? để nắm được triệu chứng của những bệnh khác nhau.

Trên đây là những thông tin quan trọng về lọc máu đối với những người chạy thận cần phải nắm được để cải thiện được tình trạng bệnh cũng như duy trì được cuộc sống cho bản thân. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh !

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.