Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ em bị viêm phổi

 30/11/-1 00:00 |  856 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Bệnh viêm phổi có các thể rất nặng đồng thời diễn biến nhanh có thể gây tử vong cao. Nếu như không được phát hiện để điều trị kịp thời. Dưới đây là những nguyên nhân, dấu hiệu trẻ em bị viêm phổi cha mẹ cùng theo dõi nhé !

Khi trẻ bị viêm phổi thường gặp các triệu chứng thở nhanh, đây là những dấu hiệu có giá trị chẩn đoán viêm phổi cao nhất. Trẻ em dưới 5 tuổi thở nhanh cụ thể:

  • Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi
  • Nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên đối với trẻ 2 tháng - 12 tháng tuổi
  • Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên đối với trẻ 1 - 5 tuổi.

Cha mẹ hoặc người thân có thể đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc trong lúc ngủ đồng thời phải đếm trong 1 phút . Nếu như muốn có kết quả chính xác nhất thì cần lặp đi lặp lại quá trình đếm 2 – 3 lần. Nếu trẻ bị viêm phổi nặng sẽ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực để có thể nhìn rõ dấu hiệu này thì phụ huynh cần nhìn vào phần dưới lồng ngực nếu 1/3 dưới lõm vào khi trẻ hít vào cần phải được thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa. Khi chỉ thấy phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Ngoài ra, ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu như chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ có thể đó chỉ do lồng ngực của trẻ nhỏ còn mềm nên khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm.

Còn trường hợp những trẻ này rút lõm lồng ngực mạnh lõm sâu và quan sát bằng mắt thường cũng dễ dàng nhìn thấy mới có giá trị để chẩn đoán bệnh viêm phổi.

nguyen-nhan-dau-hieu-tre-em-bi-viem-phoiNguyên nhân trẻ em bị viêm phổi 

Nguyên nhân trẻ em bị viêm phổi

Trẻ nhỏ bị viêm phổi do các nguyên nhân sau:

  • Virus: các virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm, Adenovirus…. Thời điểm giao mùa là thời điểm virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh.
  • Ký sinh trùng, nấm: thường gặp là nấm Candida albicans gây tưa miệng có thể gây viêm phế quản phổi.

Những yếu tố thuận lợi như nguồn nước, nhà vệ sinh, môi trường sống đông đúc, ô nhiễm không khí, hoặc trong gia đình có người mắc bệnh lao, hút thuốc lá…. Trẻ rất dễ nhiệm bệnh nếu như cha mẹ không biết cách chăm sóc đúng cách.

Dấu hiệu trẻ em bị viêm phổi

Sốt cao: Triệu chứng thở khò khè có thể ở trẻ lớn bị viêm phổi, thế nhưng triệu chứng này cũng dễ nhầm với bệnh hen nếu không chụp X quang phổi. Đối với những triệu chứng phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém hoặc những triệu chứng bất thường khác … nhiều trẻ nhỏ sẽ biến chứng thành suy hô hấp hoặc bệnh đã nặng hơn.

Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi trẻ em cần dựa vào những triệu chứng lâm sàng mà Khoa Dược – Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch kể trên cũng như căn cứ vào hình ảnh tổn thương trên phim chụp X – quang phổi.

Trường hợp trẻ bị viêm phổi rất nặng sẽ có những biểu hiện như trẻ ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong những các triệu chứng như: tím tái, co giật, lơ mơ hoặc hôn mê… Trẻ còn có thể không uống được hoặc bỏ bú, nôn, chớ … Bệnh tiến triển nặng có khả năng sẽ bị suy hô hấp nặng, đầu gật gù theo nhịp thở đồng thời co kéo cơ hô hấp phụ.

Ngoài ra, có thể có thêm một số triệu chứng khác gồm:

  • Thở nhanh, phập phồng cánh mũi, thở rên, co rút lồng ngực
  • Nghe phổi có thể thấy giảm rì rào phế nang, tiếng thổi ống, ran ẩm nhỏ hạt
  • Tiếng cọ màng phổi.

Bạn cần phải phân biệt những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ để tránh tình trạng chẩn đoán nhầm sang bệnh viêm phổi.

Trẻ em bị viêm phổi nên ăn gì?

Thực phẩm chứa nhiều protein

Một chế độ ăn giàu chất đạm sẽ giúp cho trẻ bị viêm phổi nhanh lành bệnh. Đối với những thực phẩm này sẽ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể đặc biệt là tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả. Các Protein cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mô cũng như sức đề kháng. Vì thế, cha mẹ cần phải chú ý cho trẻ ăn những thực phẩm giàu protein.

Đối với việc lựa chọn những thực phẩm giàu chất béo, chất đạm như: thịt, cá, gia cầm, trứng, phô mai … nên cho trẻ ăn hằng ngày đồng thời chú ý thay đổi đa dạng và liên tục các món ăn. Bạn nên chọn những đồ ăn có chứa ít chất béo bão hòa như: Các loại đậu, thịt trắng như cá, ức gà, hải sán … tránh cho trẻ ăn quá nhiều thịt đỏ và các đồ ăn sẵn bởi những thực phẩm này sẽ làm tăng khả năng sưng và viêm hơn.

Trẻ nên bổ sung cá vào bữa ăn hằng ngày vì đó là nguồn chất béo omega 3 rất phong phú và cần cho cơ thể của trẻ.

nguyen-nhan-dau-hieu-tre-em-bi-viem-phoiTrẻ bị viêm phổi nên ăn gì?

Uống đủ nước và uống nước ấm

Cha mẹ hãy chắc chắn rằng trẻ đã được uống đủ nước mỗi ngày. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo trẻ cần uống đủ từ 5 - 10 ly nước mỗi ngày. Bên cạnh bổ sung nước lọc thì trẻ còn có thể uống các loại nước khác như: sữa, nước trái cây, nước canh … cũng rất tốt cho sức khỏe. Sữa là thức uống cung cấp lượng calories dồi dào cho cơ thể trẻ, bạn nên cho trẻ uống sữa ấm hàng ngày. Trong quá trình trẻ uống nước sẽ giúp làm thông thoáng đường hô hấp và đẩy trôi được những chất nhầy trong cổ họng. Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ bị viêm phổi uống nước lạnh, nước đá… tất cả các loại nước cần phải được giữ ấm.

Trái cây, rau, ngũ cốc

Trong trái cây và rau củ chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể vì thế cha mẹ nên cho trẻ ăn những loại rau quả như: bông cải xanh, cà chua, cà rốt, cam, táo… Các loại trái cây chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể, giúp chữa lành bệnh tật đồng thời ngăn ngừa nhiễm khuẩn và nhiễm trùng. Còn các loại ngũ cốc cũng chứa nhiều vitamin B nó đóng vai trò sản sinh ra năng lượng đồng thời kiểm soát nhiệt độ cơ thể giúp trẻ không bị cảm sốt và mệt mỏi. Đối với những loại ngũ cốc có nhiều dưỡng chất selenium thì đây chính là khoáng chất hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch. Các loại ngũ cốc bạn nên cho trẻ sử dụng như: gạo lứt, yến mạch, ngô, lúa mạch…. Một số thực phẩm từ ngũ cốc cũng rất phù hợp như: bánh mì, bánh quy giòn và mì lúa mạch.

Nếu bạn chưa biết nên cho trẻ ăn những thực phẩm gì để nhanh khỏi bệnh hãy tham khảo những món ăn này để bổ sung dưỡng chất cho bé.

Trẻ bị viêm phổi có nên nằm điều hòa không?

Viêm phổi là tình trạng viêm đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ thông thường khi trẻ bị viêm phổi cha mẹ cần phải giữ ấm cho trẻ một cách rất cẩn thận. Chính vì thế việc cho trẻ nằm điều hòa thường xuyên không được các bác sĩ khuyến khích. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế nếu như tình trạng viêm phổi của trẻ nhẹ hoặc thời tiết quá nóng vẫn có thể cho trẻ nằm điều hòa để có thể hạn chế được bớt vi khuẩn đồng thời tránh việc đổ mồ hôi. Nhưng tốt nhất thì phụ huynh vẫn cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Chỉ nên để nhiệt độ điều hòa từ khoảng 26 – 28 độ C, tránh để nhiệt độ quá thấp, vì nó có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh và bệnh tình nặng hơn.
  • Không nên cho trẻ nằm máy lạnh quá nhiều trong một ngày, tốt nhất cứ 2 – 4 tiếng thì tắt điều hòa đi và mở cửa sổ cho phòng ngủ thông thoáng.
  • Không để điều hòa hướng thẳng trực tiếp vào trẻ, chỉ nên để hướng song song, nên để chế độ gió quạt nhẹ hay quay tự động.
  • Nên đắp chăn cho trẻ khi nằm điều hòa, đặc biệt là che kín vùng gan bàn chân và bụng để tránh tình trạng nhiễm lạnh xảy ra.
  • Cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm vì nằm trong môi trường điều hòa rất dễ khiến trẻ bị khô da và ngạt mũi.

Trẻ bị viêm phổi có nên nằm điều hòa không? sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ nếu như trẻ chỉ mắc viêm phổi ở mức độ nhẹ thì hoàn toàn có thể nằm điều hòa. Còn nếu trẻ bị viêm phổi nặng thì cần hạn chế để tránh những biến chứng xảy ra đồng thời tránh bệnh nặng hơn. Ngoài ra cha mẹ nên lưu ý không để điều hòa hướng thẳng trực tiếp vào trẻ chỉ nên để hướng song song và để chế độ quạt gió nhẹ hoặ quay tự động.

Cách phòng bệnh viêm phổi

  • Vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ tránh lây lan đặc biệt không hút thuốc đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ.
  • Cách ly trẻ với người bệnh để tránh lây lan thành dịch bệnh
  • Nên cho trẻ chơi ở nơi đủ ánh sáng thoáng mát và lưu thông không khí tốt. Nếu sử dụng điều hòa thì nên điều chỉnh nhiệt độ chênh lệch trong nhà và ngoài trời khoảng từ 5-7 độ sao cho trẻ có thể thích ứng được tốt nhất.
  • Cha mẹ cần phải cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch những vắc xin cần thiết như: bạch hầu, ho gà, uốn ván , cúm ….
  • Cần phải phát hiện sớm những biểu hiện của bệnh viêm hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở … và các rối loạn khác như ( tiêu chảy, kém ăn, chậm tăng cân …) để kịp thời chăm sóc và có phương pháp điều trị.

Ngoài cách phòng tránh bệnh trên cha mẹ nên lưu ý đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt khi mang thai các bà bầu cần phải thăm khám đầy đủ đảm bảo thai nhi phát triển tốt có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng như: protid, lipid, các loại vitamin, muối khoáng… Trẻ còn đang bú mẹ cần phải bú đến khoảng 2 tuổi để cơ thể phát triển được toàn diện chống lại các bệnh tật tốt hơn.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay?

Khi trẻ ho, sổ mũi có kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện:

  • Có lõm ngực phần giữa bụng và ngực lõm vào khi trẻ hít vào.
  • Thở mệt, cánh mũi phập phồng, tím tái.
  • Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên.
  • Không uống được, co giật hoặc li bì khó đánh thức.

Vậy cha mẹ đã trả lời được cho câu hỏi trẻ em bị viêm phổi có nguy hiểm không? rồi chứ. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp cho phụ huynh nắm được những nguyên nhân cũng như các dấu hiệu trẻ em bị viêm phổi để phòng tránh cũng như xử trí kịp thời khi con em mình mắc phải.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.