Mách bạn triệu chứng và cách điều trị lao hạch cổ

 01/10/2019 10:26 |  1023 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Bệnh lao hạch hiện nay không quá phổ biến vì thế nhiều bệnh nhân còn chủ quan đối với căn bệnh này. Trên thực tế thì lao hạch đang có xu hướng tăng mạnh cụ thể là đối tượng trẻ em. Khoa  Y học cổ truyền sẽ cung cấp những thông tin chính xác nhất xung quanh bệnh lao hạch cổ. 

Bệnh lao hạch cổ là gì?

Trước khi tìm hiểu mức độ nguy hiểm của lao hạch đối với cơ thể con người. Bạn cần biết bệnh lao hạch cổ là gì? Theo các chuyên gia y tế thì bệnh lao hạch là một loại lao ít nguy hiểm và không gây tử vong. Nhưng khá phổ biến và diễn biến kéo dài, bệnh lao hạch gây trở ngại trong sinh hoạt thường để lại nhiều di chứng cũng như sẹo dị dạng… Khi đó làm gây mất thẩm mĩ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Theo thống kê hiện tại, bệnh lao hạch cổ ở người lớn chiếm khoảng 20% tổng số lao ngoài phổi. Chiếm khoảng 13% tỷ lệ trẻ em trong các thể lao và đứng thứ ba sau lao sơ nhiễm và lao màng não. Đối với những con số này thì người bệnh hoàn toàn không nên coi nhẹ bệnh lao hạch.

Hiện nay, có 2 loại hạch phổ biến:

  • Lao hạch khí phế quản
  • Lao hạch ngoại vi

Nếu như lao hạch khí phế quản chỉ thường gặp ở trẻ em. Còn lao hạch ngoại vi sẽ phổ biến ở mọi lứa tuổi. Ngoài ra, bệnh lao hạch cổ cũng dễ xuất hiện ở thanh thiếu niên tuy nhiên có nhiều trường hợp do chẩn đoán muộn mà bệnh nhân lao hạch có tuổi đời khá cao ở người trên 60 tuổi. Còn trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh lao hạch cũng tương đối lớn và xuất hiện ở mọi đối tượng như Việt Nam. Những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc bệnh lao hạch cổ là gì?

mach-ban-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-lao-hach-coBệnh lao hạch cổ là gì?

Bệnh lao hạch có nguy hiểm không?

Theo như các bác sĩ thì bệnh lao hạch sẽ phát triển qua 3 giai đoạn cụ thể:

  • Giai đoạn đầu của bệnh lao hạch, hạch bắt đầu sưng to các hạch to nhỏ không đều nhau và chưa dính vào nhau. Đặc biệt là chưa dính vào da nên còn di động.
  • Giai đoạn sau đó thì bệnh sẽ chuyển sang thể viêm quanh hạch lúc này các hạch dính vào với nhau thành từng mảng. Sau đó tổ chức xung quanh làm hạn chế di động của người bệnh.

Sau khi chuyển sang giai đoạn nhuyễn hóa đồng nghĩa đây là giai đoạn cuối của bệnh lao hạch. Các hạch mềm dần đi sau đó da vùng hạch sưng tẩy đỏ không nóng và không đau. Khi hạch chuyển sang dạng mủ sẽ tự vỡ gây ra những lỗ rò… Các giai đoạn của bệnh thường khá rõ ràng bệnh càng để lâu càng dễ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng khó có thể lường trước được.

Ở thể khối u thì bệnh lao hạch sẽ xuất hiện khối u cổ với 1 hoặc vài hạch nổi to. Sau khi dính thành một khối không đau di động hoặc sờ chắc và không có viêm quanh hạch. Khối u to dần chiếm gần hết vùng cổ làm cho cổ của bạn như bạnh ra. Khi vào giai đoạn này rất khó có thể điều trị dứt điểm bệnh lao hạch. Bệnh lao hạch nhìn chung là chứng bệnh dễ điều trị hơn những bệnh lao khác. Ngoài ra thời gian điều trị cần phải tùy thuộc vào thể trạng người bệnh. Trung bình hiện nay kéo dài từ 4 – 7 tháng điều trị. Trường hợp bị u lympho lao hạch, lao không thành mủ, khu trú, di động có thể sử dụng phương pháp cắt bỏ hạch. Trẻ em mắc lao hạch thường khỏi nếu như được điều trị toàn thân mà không phải cắt bỏ hạch.

Tìm hiểu thêm: Ăn uống gì để giảm mỡ máu hiệu quả nhất?

Bệnh lao hạch cổ có lây không?

Để có thể giải đáp cho những thắc mắc này bạn cần phải hiểu bệnh lao hạch khác với lao phổi và sẽ không lây lan cho những người tiếp xúc xung quanh. Vi khuẩn lao chỉ khu trú cũng như phát triển trong hạch mà không bùng phát ra ngoài. Thế nhưng, cách điều trị lao hạch cũng tương tự như lao phổi chủ yếu các bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc điều trị theo các giai đoạn để ức chế dẫn đến tiêu diệt vi khuẩn lao.

mach-ban-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-lao-hach-coBệnh lao hạch cổ có lây không?

Nhìn chung khi bị lao hạch bạn cần đi khám và áp dụng đúng những chỉ định điều trị không ảnh hưởng đến những người xung quanh. Ở trẻ em thường khỏi nếu như được điều trị toàn thân kết hợp với việc giữ vệ sinh trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, cha mẹ không nên cắt bỏ hạch sớm ở trẻ vì hạch có vai trò bảo vệ cũng như chống lại sự xâm nhập của các trực khuẩn lao.

Lao hạch ở trẻ em thường khỏi nếu được điều trị toàn thân kết hợp với việc giữ vệ sinh trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, không nên cắt bỏ hạch sớm ở trẻ em vì hạch có vai trò bảo vệ chống sự xâm nhập của trực khuẩn lao. Như vậy bệnh lao hạch hoàn toàn không phải là bệnh lây nhiễm tuy nhiên bạn nên đề phòng bệnh lao hạch cổ. Bạn nên chú trọng nâng cao sức đề kháng nhất là đối với trẻ em tránh để viêm hạch mạn tính sẽ tạo điều kiện cho trực khuẩn lao có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Đặc biệt bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đánh răng thường xuyên khi đã được chẩn đoán mắc bệnh lao hạch người bệnh cần kiên trì điều trị theo chỉ định của các bác sĩ. Không để bệnh tiến triển nặng hơn.

Với những thông tin trên đã góp phần giải đáp thắc mắc bệnh lao hạch cổ là gì? Đặc biệt bệnh lao hạch có nguy hiểm không? Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn có được phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn thành công !

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.