Những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng

 30/11/-1 00:00 |  804 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Bệnh tay chân miệng chính là căn bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ, mặc dù bệnh không quá nguy hiểm thế nhưng nếu khi phát hiện mà không có các biện pháp điều trị kịp thời cũng xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Vậy những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ra sao?

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Virus gây bệnh tay chân miệng cụ thể là do virut ( EV71 ) gây lên. Bênh lây truyền qua đường tiêu hóa vào đường ruột từ đó đi vào hệ bạch huyết xâm nhập vào các cơ quan. Cụ thể trong đó có hệ thần kinh trung ương với hệ quả gây viêm não nên hậu quả rất nặng nề. Đặc biệt là bệnh tay chân miệng có tỷ lệ tử vong cao và những biến chứng lớn. Đường lây chính của bệnh là do trẻ đưa những vật dụng, đồ chơi chứa mầm bệnh vào mồm làm gây bệnh. Đặc biệt do trẻ ăn phải những thực phẩm chứa nguồn bệnh.

Bệnh tay chân miệng do một loại virut gây ra, ở trẻ bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Cha mẹ có thể thấy biểu hiện chính xuất hiện các bọng nước tại những vị trí đặc biệt như:

  • Miệng
  • Lòng bàn tay
  • Lòng bàn chân
  • Mông và gối.

nhung-dau-hieu-cua-benh-chan-tay-miengDấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

  • Sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi
  • Đau họng, ho, đau bụng
  • Nổi ban trên da

Đây chính là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị tay chân miệng, trong 1 – 2 ngày khi phát bệnh thì trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Trường hợp, bệnh sẽ trở thành bọng nước, những ban đỏ này xuất hiện ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông….Khi những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Những nốt ban này không đau, không ngứa… kéo dài khoảng 10 ngày.

Các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng

Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ hoặc cứ ngủ khoảng 15 – 20 phút lại dậy quấy khóc. Sau đó lại ngủ tiếp thì nhiều cha mẹ thường giải thích là do các bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không hẳn vậy đó chính là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Sốt cao không hạ: Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ đồng thời không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Trong những quá trình phát bệnh đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể. Gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh, lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Phụ huynh đặc biệt phải chú ý để phát hiện ra triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi hay quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Nếu như trẻ có 1 trong 3 triệu chứng kể trên thì cần phải đưa trẻ đi khám để được xử lý kịp thời.

Nên làm gì khi trẻ mắc tay chân miệng

Bệnh lây qua đường tiếp xúc và rất dễ làm mềm bệnh lan truyền khi thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh chân tay miệng cần cho trẻ nghỉ học. Đặc biệt là cách ly nguồn bệnh tránh lây lan cho trẻ nhỏ khác. Ở cấp độ 1 bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà, khi có trẻ ở nhà phụ huynh nên xử lý chất thải của trẻ rất quan trọng.

Người nhà cũng nên cần xử lý chất thải bằng dung dịch chroramin B trước khi đi vào hệ thống thải chung, trong quá trình chăm sóc cần rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, nên hạn chế người ra người vào và khử khuẩn các chất thải của bệnh nhân. Cung cấp những kiến thức cho người nhà như: găng tay, khẩu trang…

Tình trạng bệnh tại cấp độ 2 trở lên thì phải tiến hành theo dõi trong bệnh viện. Nhằm phòng tránh những biến chứng nguy hiểm tác động đến hệ thần kinh. Chủ yếu là viêm não hoặc ở hệ tim mạch ( viêm cơ tim gây suy tim cấp ) từ đó sẽ dẫn đến ngừng tuần hoàn hoặc suy các cơ quan khác. Ngoài ra, trẻ nhỏ còn rất dễ bị phù phổi…

Cách phòng bệnh tay chân miệng

Theo các Điều dưỡng - Y học cổ truyền cho biết hiện chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng vì vậy việc giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh thực phẩm là biện pháp chủ yếu phòng bệnh cho trẻ. Cần tuân thủ:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh, khi làm đồ ăn cho trẻ…
  • Làm sạch môi trường xung quanh như đồ chơi, nhà cửa…
  • Tránh tiếp xúc với những trẻ có biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng.
  • Không cho trẻ bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn

nhung-dau-hieu-cua-benh-chan-tay-miengCách phòng bệnh tay chân miệng

Những thực phẩm trẻ bị chân tay miệng nên ăn

Sữa chua: Bệnh chân tay miệng hình thường sẽ tạo ra các nốt mụn nước gây ra loét trong miệng khiến cho trẻ bị đau. Cho đến lúc này thì trẻ cần được ăn những đồ mát và mềm, sữa chua chính là một gợi ý tốt cho bé. Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn giúp kháng viêm đồng thời kích thích hệ tiêu hóa. Làm cho trẻ ăn ngon hơn tạo tiền đề tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật và cải thiện được sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất.

Cha mẹ nên cho bé sử dụng sữa chua ở ngăn mát bởi sữa chua ở dạng mềm chứ không nên để ở ngăn đá, đông. Nếu như bé đang sử dụng kháng sinh thì không nên cho bé ăn bởi kháng sinh sẽ diệt hết những lợi khuẩn trong sữa chua và không phát huy được tác dụng của sữa chua.

Sữa tươi: Trong sữa tươi chứa rất nhiều protein, kẽm… giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời cải thiện những vết loét trong miệng. Đối với các nốt ban trên da đồng thời cung cấp nước để bù lại sự mất nước do đi ngoài hoặc là bị sốt. Các vết loét ở lưỡi cũng như ở lợi sẽ khiến cho bé rất khó nhai và nuốt. Vì vậy lúc này, trẻ rất biếng ăn khi một ly sữa tươi, mát sẽ giúp làm dịu cơn đau trong miệng trẻ.

Đu đủ: Đu đủ có vị ngọt khi ăn vào trẻ sẽ có cảm giác mềm mát và nó sẽ không ma sát lên các vết loét trong khoang miệng mà ngược lại còn làm dịu chúng. Trong đu đủ bao gồm rất nhiều: vitamin có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể của bé giúp cho việc điều trị chân tay miệng ở trẻ dễ dàng hơn.

Nước ép trái cây và sinh tố hoa quả: Phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước trái cây như: nước cam, bưởi, kiwi,… để bổ sung vitamin C. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ ăn các loại quả có màu đỏ như: ( Dưa hấu, cà chua … ) nhằm cung cấp các vitamin A sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, còn nhanh lành các tổn thương ở niêm mạc miệng cũng như tổn thương ngoài da do virus tay chân miệng gây ra.

Cháo loãng hoặc súp: Khi trẻ bị tay chân miệng rất cần ăn tinh bột thì cơm hoặc cháo hạt to bình thường có thể gây đau đớn cho bé khi nhai hoặc nuốt. Vì thế, thay vì cho trẻ ăn cơm hoặc cháo thì cha mẹ hãy xay nhuyễn thức ăn sang dạng cháo loãng hoặc sup để bé dễ ăn hơn. Súp có thể nấu kết hợp với các loại thịt, tránh ăn cá và những đồ ăn tanh. Nên sử dụng các củ quả như: bí đỏ, đậu đỗ, khoai tây, ngũ cốc chưa qua tinh chế,… thay cho rau.

Đó chính là những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ em mà chúng tôi đã tổng hợp đến bạn. Cha mẹ hết sức lưu ý để không xảy ra những biến chứng không mong muốn.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.