Biểu hiện của đau mang tai là bệnh gì?

 16/09/2019 17:00 |  1035 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Tình trạng đau mang tai là một trong những triệu chứng khi bị viêm khớp thái dương hàm khi thấy vùng này bị đau bạn cần phải đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám kịp thời.

Đau mang tai phải là biểu hiện của bệnh gì?

Vùng dưới mang tai chính là vị trí khớp nối giữa xương hàm mặt với vùng dưới xương sọ. Tại đây sẽ chịu trách nhiệm vận động cơ hàm mặt, ăn nhau cho khớp cắn của cả 2 hàm răng. Một khi bị đau sau tai dù là đau mang tai phải hay đau mang tai trái thì khả năng cao là bạn đã bị viêm khớp thái dương hàm.

Biểu hiện khi bị đau sau mang tai cụ thể người bệnh sẽ có những cơn đau và nhức ở vị trí khớp nối. Khi ăn uống và vận động hàm sẽ khó khăn và có cảm giác bị cộm hơn thế nữa còn có trường hợp lệch hàm khiến khuôn mặt mất cân đối. Thậm chí còn có người không thể ăn uống và luôn cảm thấy mệt mỏi khó chịu trong suốt thời gian dài vì tình trạng đau mang tai khi nhai trong quá trình ăn uống.

Nguyên nhân gây đau ở vùng này thường là do bị té ngã, va đập, chấn thương khớp nối thái dương. Bởi do vùng khớp nối bị viêm đồng thời mất cân xứng vì vậy sẽ xảy ra những cơn đau nhức kéo dài cảm giác đau càng tăng lên khi nhai cũng như khi há miệng rộng. Ngoài ra, cũng có trường hợp do răng mọc lệch nên khi bạn vận động hàm sẽ bị cắn vào vùng khớp nối dưới mang tai.

bieu-hien-cua-dau-mang-tai-la-benh-giĐau mang tai là biểu hiện của bệnh gì?

Há miệng đau mang tai chữa bằng cách nào?

Khi bị viêm khớp thái dương hàm bạn có thể bị đau sau tai trái, đau mang tai phải hoặc đau cùng lúc cả 2 bên. Bệnh lý này sẽ không phân biệt độ tuổi cũng như giới tính hoặc bất cứ khi nào bạn bị viêm khớp hàm tổn thương do va đập đều có thể bị đau.

Lúc này bạn không nên quá lo lắng vì bệnh này có thể chữa khỏi được nếu phát hiện cũng như chữa trị kịp thời. Tuy nhiên điều quan trọng là phải chẩn đoán một cách chính xác tình trạng bệnh đối với nguyên nhân gây viêm khớp nối để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Có 2 phương pháp chữa đau mang tai chính là:

Phương pháp chữa trị không phẫu thuật

Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau như: paracetamol, mobic, dicloffenac và kháng viêm cortocoid hoặc thuốc giãn cơ myonal… để giảm nhẹ cơn đau nhức ở khớp cắn. Ngoài ra bạn cũng nên áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như: xoa bóp cơ, chườm nóng hoặc chiếu tia hồng ngoại …

Niềng răng hoặc nhổ răng trước khi niềng răng cần nắn chỉnh khớp cắn được cân đối sao cho trùng khớp tại vị trí cắn nhai. Đây là giải pháp chữa đau sau mang tai nếu nguyên nhân do răng mọc lộn xộn hoặc khấp khểnh, khớp cắn bị mất cân đối.

Chữa bằng phương pháp phẫu thuật

Bạn sẽ được phẫu thuật điều chỉnh khớp nối nếu đau mang tai trái khi nhai trong trường hợp khớp nối bị trật và có những sia lệch phức tạp. Nếu chữa bằng phương pháp này thì phải tới các cơ sở nha khoa có chuyên môn về dịch vụ phẫu thuật khớp thái dương hàm để khắc phục trật khớp nối thái dương sao cho an toàn, không để lại biến chứng.

Trường hợp há miệng đau mang tai khi nhai, sái quai hàm hoặc há miệng nghe tiếng kêu là biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây nhiều phiền toái trong ăn uống cũng như sinh hoạt giao tiếp. Khớp thái dương hàm là khớp nối xương hàm dưới và xương sọ có vai trò quan trọng trong các hoạt động và chức năng của hệ thống nhai. Do một nguyên nhân nào đó khiến cho bị trật đĩa khớp hoặc mòn xương lồi cầu ảnh hưởng đến đĩa sụ khiến cho bạn luôn bị đau khi há miệng. Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm như:

  • Bị nhiễm khuẩn sau chấn thương cấp, viêm khớp dạng thấp chiếm đến 50% hoặc thoái hóa khớp, viêm khớp thoái hóa thứ phát khớp. Còn nguyên nhân do chấn thường cũng luôn được quan tâm tới ví dụ như: Chấn thương do va đập tai nạn xe, bị đánh, bị ngã)hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm……
  • Một biến chứng xảy ra viêm khớp thái dương hàm là nghiến răng trong lúc ngủ hoặc do thói quen xấu như ăn nhai 1 bên hoặc hay ăn đồ dai. Thế nhưng nghiến răng gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em gặp nhiều hơn, nghiến răng hoặc nhai 1 bên làm siết chặt hàm sẽ tạo một lực quá lớn tác động lên khớp. Nguy hiểm nhất là làm trật khớp cắn.
  • Viêm khớp thái dương hàm cũng có thể do bị trật đĩa khớp giữa lồi cầu và ổ khớp hoặc sau nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng số 7, 8.
  • Trường hợp viêm khớp thái dương hàm cũng hay gặp do mọc răng lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn.

Theo thống kê cho thấy viêm khớp thái dương hàm thường là khớp sau cùng bị tổn thương do thoái hóa khớp. Sau các viêm ở khớp nhỏ - nhỡ bàn cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối. Nguyên nhân này chủ yếu gặp ở người trưởng thành ngoài ra có thể gặp viêm khớp do sang chấn tâm thân gây co thắt cơ hàm mặt hoặc cắn chặt răng. 

bieu-hien-cua-dau-mang-tai-la-benh-giCác bệnh liên quan đến tình trạng đau mang tai

Các bệnh liên quan đến tình trạng đau mang tai

Loạn năng thái dương hàm

Đây chính là một trạng thái bị co thắt cũng như đau nhức ở vùng khớp thái dương và hàm. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là: mỏi cơ hàm, chóng mặt, ù tai, không há miệng to được, đau mang tai khi nhai… Người bệnh có thể cải thiện chứng loạn năng thái dương hàm bằng một số phương pháp như:

  • Ổn định cấu trúc của răng
  • Sử dụng liệu pháp xoa bóp
  • Dùng thuốc giảm đau…

Trong trường hợp đáp ứng kém hoặc không thể cải thiện được bằng những cách điều trị trên thì có thể tiến hành phẫu thuật nhằm ổn định lại hoạt động của khớp thái dương hàm.

Viêm tuyến mang tai

Hiện tượng viêm tuyến mang tai là một bệnh lý hình thành do tuyến nước bọt ở vùng mang tại bị nhiễm khuẩn trùng: vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể tại những vùng đó. Nếu mắc phải chứng bệnh này sẽ cảm thấy sưng đau, nóng và đỏ ở vùng quanh tai. Vì vậy, khi nói chuyện hoặc nhai sẽ cảm thấy đau và khó chịu mang tai và hàm. Trường hợp bệnh viêm tuyến mang tai sẽ có những biểu hiện:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi

Viêm ống tai ngoài

Khi ống tai ngoài bị viêm và nhiễm trùng chính là dấu hiệu của bệnh viêm ống tai ngoài nguyên nhân mắc phải chứng bệnh này thường do vệ sinh tai không đúng cách. Hoặc trong quá trình bơi lội ở những nơi không đảm bảo vệ sinh.

Khi mắc phải bệnh viêm ống tai ngoài thì người bệnh có thể cảm thấy những cơn đau dữ dội nếu như bệnh không được kiểm soát một cách kịp thời. Trường hợp những cơn đau có xu hướng nặng hơn so với bình thường khi há miệng to hoặc nhai đau.

U tuyến mang tai

Đây là tình trạng người bệnh có khối u ở tuyến nước bọt mang tai vị trí của khối U tuyến mang tai thường ở sau tai, nắp sau hoặc dưới dái tai. Đối với những khối u lành tính hoặc những khối u nhỏ thì hầu hết những người mắc bệnh đều không cảm thấy bất kỳ 1 triệu chứng nào của bệnh. Tuy nhiên đến giai đoạn cuối thì những khối u ác tính sẽ gây ra tình trạng sưng to khi đó người bệnh cảm thấy những cơn đau dữ dội xuất hiện ngày càng nhiều. Trong quá trình đau mang tai khi nhai cách duy nhất là thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ khối u sau đó theo dõi sát sao sự tiến triển của bệnh .

U vòm họng

Đây là căn bệnh mà các tế bào ở vòm họng bị loạn sản và hình thành những khối u ở ngay vòm họng. Trường hợp vòm họng có khối u sẽ khiến cho cổ họng bị nghẹn khi nuốt cảm thấy khó khăn hoặc vướng mắc. Nếu như để khối u phát triển mà không có biện pháp điều trị sao cho kịp thời thì khiến cho các hoạt động ăn uống cũng như giao tiếp hàng ngày gây ra những cơn đau ở vòm họng sau đó lan đến cổ và mang tai thậm chí có thể gây ra tình trạng khó thở.

Bệnh này sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, khi cảm thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng của bệnh u vòm họng như:

  • Đau họng
  • Chảy máu mũi
  • Nước bọt có máu
  • Mất thính lực
  • Khi nhai cảm thấy đau tai
  • Nhức đầu…

Người bệnh hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Viêm amidan

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn cảm thấy những cơn đau mang tai xuất hiện. Bởi khi bị sưng amidan thì tình trạng sưng bạch huyết ở cổ sẽ chèn ép lên dây thần kinh gây ra những cơn đau mang tai khi há miệng to hoặc khi nhai.

Đây là một trong những bệnh lý nhiễm trùng cấp tính có mức độ nhẹ và không gây ra nhiều nguy hiểm. Nếu phát hiện bệnh sớm đồng thời có phương pháp điều trị bệnh kịp thời thì tình trạng này sẽ được kiểm soát và chữa trị nhanh chóng.

Xem thêm :Dấu hiệu bé mọc răng sớm như thế nào? 

Viêm xoang

Đây là bệnh lý do viêm nhiễm các xoang ở vùng mũi, trán, má… tình trạng nhiễm trùng các xoang sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy bị nghẹt mũi, vùng giữa tai vị tăng áp lực dẫn đến nhưng cơ đau tai. Đối với những trường hợp bị nhiễm trùng nhẹ cơn đau chỉ xuất hiện khi nhai đồ ăn hoặc bạn nói to.

Khi bị mắc bệnh viêm xoang cần phải điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra những biến chứng như:

  • Viêm họng
  • Viêm tai giữa
  • Viêm VA
  • Viêm amidan
  • Liệt dây thần kinh mặt

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào ống tai giữa gây ra tình trạng nhiễm trùng ở vùng tai giữa. Viêm tai giữa sẽ gây ra tình trạng: đau nhức,ngứa ngáy, ù tai, chảy dịch, mệt mỏi, sốt, chóng mặt… Khi những cơn đau xuất hiện mạnh trong lúc bọn nuốt nước bọt hoặc nhai.

Đây là bệnh lành tính và có thể điều trị được dứt điểm sau 1 thời gian ngắn dùng thuốc thế nhưng với những trường hợp phát hiện bệnh muộn, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn thanh dịch và ứ mủ ở trong tai.

Biểu hiện và những bệnh liên quan đến đau mang tai mà bạn cần phải nắm bắt được trong quá trình xuất hiện những triệu chứng của bệnh cần phải đi thăm khám để có phác đồ điều trị kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.