Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần biết

 30/11/-1 00:00 |  924 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Trẻ nhỏ nếu như nhiễm khuẩn đường ruột mà không kịp phát hiện sớm cũng như chăm sóc và điều trị đúng cách thì sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì thế cha mẹ cần phải biết nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh để bảo vệ sức khỏe của bé một cách tốt nhất.

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường thì loại bệnh này do trẻ thường xuyên tiếp xúc với những đồ vật hoặc ổ chứa các vi khuẩn gây bệnh như: thú cưng, gia súc, gia cầm … Tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm thế nhưng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn đường ruột nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh-va-nhung-dieu-cha-me-can-bietNguyên nhân nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

Hệ tiêu hóa những năm đầu đời của trẻ sơ sinh còn quá non yếu vì thế đây sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho sự xâm nhập các loại vi rút gây tổn thương và nhiễm khuẩn. Hai thủ phạm chính gây nên căn bệnh này ở con yêu là những vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli (E. coli).

Con đường lây nhiễm chính là do các bé tiếp xúc với những đồ vật không vệ sinh, chứa vi khuẩn như thú cưng, gia cầm hay gia súc. Với kháng thể chưa được phát triển toàn diện, thiên thần nhỏ của bạn sẽ có khả năng bị nhiễm khuẩn đường ruột tương đối cao. Cụ thể do:

– Viruses:

  • Rotavirus
  • Calicivirus
  • Norwalk-Like Virus
  • Astro Virus
  • Enteric-Type Adenovirus

– Vi khuẩn:

  • Campylobacter Jejuni
  • Salmonella
  • Escherrichia Coli Shigella
  • Yersinia Enterocolitica
  • Clostridium Difficile
  • Vibrio Parahaemolyticus
  • Vibrio Cholerae 01

– Ký sinh trùng:

  • Cryptosporidium
  • Giardia Lamblia

Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

Theo các Điều dưỡng – Cao đẳng Điều dưỡng cho biết cha mẹ cần lưu ý cũng như theo dõi những dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột sau đây để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị.

  • Con yêu quấy khóc, đau bụng dữ dội đi kèm theo triệu chứng sốt (nhẹ hay nặng), buồn nôn hoặc nôn nhiều.
  • Bé bị đi phân lỏng có thể lẫn với chất nhầy hay bạch cầu nhiều lần trong ngày dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước, xanh xao, hốc hác và kèm theo triệu chứng sốt.
  • Tuỳ theo thể trạng từng bé, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 5 ngày hay cũng có thể từ 1 đến 10 ngày.

Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột nhẹ

Những trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột ở mức độ nhẹ, mẹ có thể điều trị và chăm sóc bé tại nhà. Sau khoảng 1 – 2 ngày là tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột sẽ hết.

  • Cho trẻ uống nước thường xuyên, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn bình thường.
  • Những trẻ hơn 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn uống các loại trái cây chứa nhiều kali như chuối, cam, nước dừa tươi,…
  • Nếu trẻ đang ăn dặm, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, cố gắng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé trong ngày.
  • Chế biến thức ăn cho bé mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
  • Một số loại đồ uống như gừng, húng quế,… sẽ giúp làm dịu dạ dày của trẻ, chống nhiễm trùng.
  • Những trường hợp nặng hơn, mẹ có thể cho bé uống dung dịch oresol để bù điện giải cho bé.

Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Trong trường hợp quan sát, các mẹ thấy trẻ sốt nhẹ và các dấu hiệu nhận diện nhiễm khuẩn đường ruột như trên không quá nghiêm trọng, bạn có thể cho bé uống oresol, nước trái cây pha loãng để cấp nước đồng thời kết hợp các thực phẩm dễ tiêu, nhiều nước. Điều này sẽ giúp các thiên thần nhỏ của mẹ nhanh chóng phục hồi và đẩy lùi sự xâm nhập của vị những vị khách không mời trong đường ruột. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa thấy bé thuyên giảm mà còn kèm theo sốt cao, nôn mửa nhiều, đi phân lỏng lẫn chất nhầy hay bạch cầu nhiều lần trong ngày, chân tay thiếu sức và bị lạnh, đó chính là những dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh các mẹ cần nhanh chóng đưa con yêu đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.

nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh-va-nhung-dieu-cha-me-can-bietChế độ chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Chế độ ăn uống hợp lý khi con yêu nhiễm khuẩn đường ruột

Với những bé bị nhiễm khuẩn đường ruột, trong quá trinh điều trị, các mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống hợp lý để nhanh chóng giúp con yêu đẩy lùi bệnh và phòng chống tái phát.

  • Vì lúc này đường hệ tiêu hoá của bé tương đối yếu nên các mẹ cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho bé.
  • Các món ăn cần được chế biến kỹ lưỡng, ưu tiên những loại giàu dinh dưỡng dưới dạng lỏng hay mềm để giúp trẻ dễ tiêu hoá và hấp thụ như: sữa, cháo, súp, nước trái cây…
  • Vào thời điểm này, bạn cũng cần chú ý đến khẩu vị của bé như thường xuyên thay đổi món ăn theo sở thích của bé.
  • Giá đỗ hay các hạt nảy mầm sẽ được khuyến khích vì giúp con yêu bổ sung thêm men tiêu hoá, tăng thêm năng lượng cho cơ thể.
  • Nếu bé còn bú mẹ, bạn có thể tăng thêm thời gian bú cũng như bữa bú cho trẻ.
  • Bổ sung nước cho bé bằng các loại nước trái cây pha loãng, nươc cháo muối hay oresol.

Những thực phẩm mẹ nên ăn khi gặp phải bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh như: Gạo, giá đỗ, khoai tây, thịt gà hay bò, trứng sữa… Bên cạnh đó các bé đã ăn dặm thì mẹ cũng đừng quên bổ sung các loại quả tươi dinh dưỡng vào bữa ăn của con yêu như: cam, chuối, đu đủ, xoài, bưởi…Đồng thời, những thiên thần nhỏ cũng cần tránh những loại thực phẩm có chứa chất xơ dồi dào như bắp hạt, rau cần, măng, rau bí…và các loại nước uống có ga hay đồ ăn lạnh.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ em bị viêm phổi để có thêm kiến thức chăm sóc trẻ trong thời tiết giao mùa. 

Phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột bằng cách

Để có thể phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột thì cần ăn chín uống sôi cũng như nấu chín kỹ các thức ăn có nguồn gốc từ gia cầm, gia súc. Chỉ nên uống sữa đã triệt khuẩn tránh để thức ăn bị nhiễm khuẩn lại sau khi đã nấu chín. Khi vật nuôi bị ốm vì bất cứ nguyên nhân nào cũng không nên cho trẻ ôm ấp hoặc gần gũi chúng. Ngoài ra, phụ huynh nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng. Nếu như gia đình có người bị nhiễm bệnh cần phải đưa đến các cơ sở y tế đặc biệt tránh tự ý dùng kháng sinh mà chỉ dùng khi có chỉ định của thầy thuốc.

Trên đây là nguyên nhân cũng như cách phòng tránh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh. Hy vọng sẽ là thông tin hữu ích dành cho cha mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.