Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng máu

 30/11/-1 00:00 |  1414 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

 

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của trẻ. Đồng thời sản sinh ra những độc tố khiến cho trẻ bị trúng độc. Khi có những triệu chứng nguy hiểm nếu như cha mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Nguyên nhân trẻ bị nhiễm trùng máu

Những trường hợp nhiễm trùng máu trước khi sinh thường là do trong thời gian mang thai. Các mẹ bầu hay mắc những bệnh như ( rubella, nhiễm trùng đường tiết niệu … ) Ngoài ra, đối với những trường hợp nhiễm vi khuẩn gây bệnh còn thông qua nhau thai gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu của trẻ.

Đối với những trường hợp người mẹ bị vỡ ối sớm còn tạo cơ hội cho vi khuẩn trong hệ sinh dục xâm nhập vào màng ối và làm nhiễm khuẩn nước ối. Nếu như thai nhi nuốt phần nước ối bị nhiễm khuẩn này thì rất có thể có nguy cơ bị viêm phổi hoặc viêm dạ dày. Sau đó sẽ hình thành phát triển bệnh nhiễm trùng máu. Nếu như nhiễm trùng máu sau khi sinh là do vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua niêm mạc da, đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa …. Đặc biệt là trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng máu do cuống rốn của bé không được chăm sóc kỹ càng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.

nguyen-nhan-va-dau-hieu-tre-bi-nhiem-trung-mau-Dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng máu

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng máu

Theo các Điều dưỡng -  Cao đẳng Điều dưỡng cho biết tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé mà các biểu hiện có thể thay đổi khác nhau. Trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B sẽ xuất hiện những triệu chứng của bệnh cụ thể như:

  • Bệnh viêm phổi
  • Bệnh viêm màng não như ngừng thở
  • Hạ huyết áp
  • Ngoài ra nhiễm trùng máu còn do tụ cầu khuẩn thường biểu hiện ở xương và da đồng thời phổ biến nhất là tình trạng viêm da nhiễm trùng.

Những dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng máu có thể rất đa dạng và cha mẹ dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Tuy nhiên, hiện nay đa số các trường hợp trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Trẻ sốt cao trên 38 độ hoặc nhiệt độ cơ thể xuống thấp bơn 35 độ
  • Trẻ không có sức ăn và uống sữa không muốn ăn gì
  • Trẻ có phản ứng chậm chạp khóc yếu ớt
  • Hoặc buồn ngủ, ngủ li bì
  • Trẻ còn có những biểu hiện của suy hô hấp như: thở nhanh, thở khò khè
  • Đặc biệt còn có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, trướng bụng…
  • Trẻ bị da vàng hoặc có vẻ tím tái, xanh xao

Chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu

Tùy thuộc vào loại vi khuẩn xâm nhập vào máu mà trẻ sẽ có những biểu hiện lâm sàng sớm hoặc muộn khác nhau. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cũng như thời gian sử dụng kháng sinh khác nhau. Nếu máu nhiễm liên cầu nhóm B thì triệu chứng có thể sẽ xuấy hiện sau khi 3 – 4 giờ. Nếu muốn thì 1 – 2 tuần với các biểu hiện của bệnh viêm phổi hoặc viêm màng não mủ. Chính vì thế việc điều trị đạt kết quả cao nhất là phải có kháng sinh cũng như phác đồ điều trị phù hợp với loại vi trùng gây nên bệnh.

Những trường hợp nhiễm trùng máu kèm theo viêm màng não mủ khi đó thời gian dùng kháng sinh đặc trị phải kéo dài ít nhất là 3 tuần. Đặc biệt là bác sĩ cùng cha mẹ phải điều trị tích cực nhũng triệu chứng đi kèm như: tình trạng mất nước hay co giật do trẻ nôn chớ nhiều lần trong ngày.

Trường hợp nhiễm trùng máu ở trẻ có liên quan đến các bà mẹ trong thời kì mang thai cũng như điều kiện và môi trường nuôi dưỡng trẻ, trong lúc chờ sinh hoặc thời gian chuyển dạ … Thì các mẹ bầu cần nâng cao kiến thức về chăm sóc thai nghén đặc biệt là khám thai định kỳ. Nếu như có viêm nhiễm âm đạo hoặc những bệnh lý qua đường tính dục cần phải được chữa trị triệt để. Để trong quá trình sinh đẻ được các cơ sở y tế cũng những nữ hộ sinh theo dõi. Các dụng cụ phải được tiệt trùng, các bác sĩ đỡ đẻ cần phải rửa tay bằng nước chín sau đó đi găng vô trùng. Nếu như thai phụ vỡ ối sớm cần phải dùng ngay kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn.

Người bệnh nên tìm hiểu thêm Bạch cầu cao là bệnh gì? Nên ăn gì khi bạch cầu cao trong máu? Để phân biệt được nhiễm trùng máu và bạch cầu cao.

Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ cần phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh làm lây lan cũng như tái nhiễm cho trẻ. Mẹ cần chú ý tã lót cũng như áo mũ sạch sẽ vô trùng, khi thấy trẻ có những triệu chứng kể trên cần phải đưa đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám cũng như điều trị kịp thời.

nguyen-nhan-va-dau-hieu-tre-bi-nhiem-trung-mau-Chế độ dinh dưỡng cho người bị nhiễm trùng máu

Chế độ dinh dưỡng cho người bị mắc chứng nhiễm trùng máu

Các loại thực phẩm giàu protein

Bệnh nhiễm trùng máu rất nguy hiểm có thể gây ra tử vong nếu như không được điều trị kịp thời hoặc trong suốt quá trình chữa bệnh không có một chế độ uống khoa học hợp lý vì thế theo các chuyên gia và các bác sĩ điều trị chuyên môn thì người mắc bệnh nhiễm trùng máu nên chú ý bổ sung thực phẩm giàu protein như: trứng gia cầm tươi sạch, sữa, cá, thịt nạc, thịt gia cầm … Bởi protein khi được cung cấp đầy đủ sẽ giúp cơ thể người bệnh có thể chống lại một số vi khuẩn và vi rút có hại. Đồng thời, protein còn tăng sức đề kháng và giúp cho cơ thể chống lại được bệnh tật một cách tốt hơn.

Đối với những thực phẩm protein sẽ tăng sức đề kháng còn giúp cơ thể chống lại bệnh tật tốt hơn. Hơn thế nữa bạn cũng cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt tốt cho người bị nhiễm trùng máu. Các protein còn có thể tăng sức đề kháng giúp cơ thể chống lại bệnh tật tốt hơn.

Thực phẩm giàu sắt tốt cho người nhiễm trùng máu

Bên cạnh những thực phẩm giàu protein thì người nhiễm trùng máu nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt. Bệnh nhiễm trùng máu này liên quan đến vấn đề về máu chính vì thế cần phải bổ sung sắt đầy đủ để cơ thể có thể dễ dàng thanh lọc máu cũng như tránh trường hợp cơ thể thiếu máu hay mất máu quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các thực phẩm giàu sắt cần được bổ sung như: gan động vật, các loại đậu, các loại hạt hoặc lựa chọn mua sữa hạt để có thể bổ sung được dưỡng chất như: óc chó, mác ca …

Nên bổ sung các vitamin và chất xơ sẽ góp phần đẩy lùi nhanh căn bệnh nhiễm trùng máu. Các vitamin có tác dụng chống nhiễm khuẩn đồng thời cải thiện hệ miễn dịch, giàu chất chống oxy hóa rất tốt cho người nhiễm trùng máu. Khi chất xơ được bổ sung đầy đủ sẽ cải thiện được các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Giúp cho người bệnh khỏe mạnh ngay từ bên trong. Những thực phẩm giàu chất xơ như: rau củ quả, trái cây, các loại hạt …

Người bị nhiễm trùng máu nên tránh ăn gì?

Thực phẩm tái, sống: Bạn không nên ăn những thực phẩm tái sống như tiết canh, gỏi sống, các món ăn sống … Bởi những thực phẩm này tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào. Thậm chí nếu những thực phẩm tái sống không được sơ chế kỹ càng còn dễ bị đau bụng hay tiêu chảy.

Thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc: Một trong những nguy cơ khiến bệnh nhiễm trùng máu có biến chứng nặng hơn đó chính là ăn phải những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Bia rượu: Đồ uống có cồn như: bia, rượu không chỉ gây ra những hệ lụy sau khi uống quá nhiều mà chúng còn ảnh hưởng xấu đến tim mạch đặc biệt là các bệnh về ung thư gan, dạ dày hoặc ung thư phổi … Đối với những người mắc bệnh nhiễm trùng máu thì việc kiêng khem các loại đồ uống có cồn là điều rất cần thiết.

Thuốc lá: Nhiễm trùng máu có thể nặng hơn nếu như người bệnh hút thuốc lá. Bởi việc hút thuốc lá nó chứa rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và gan cũng như các cơ quan tiêu hóa khác từ đó việc viêm nhiễm sẽ lây lan nhanh hơn.

Cà phê: Người bị nhiễm trùng máu cần tránh cà phê vì trong đó chứa chất cafein dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và mất ngủ. Thay vào việc sử dụng cà phê thì người bệnh nên dùng các loại nước ép trái cây nhiều vitamin, chất xơ để bồi bổ cho cơ thể.

Trên đây là nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng máu cũng như biện pháp cách điều trị bệnh sao cho nhanh khỏi nhất. Hy vọng sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn và người thân có thêm kiến thức về căn bệnh này.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.