Bạch cầu cao trong máu liệu có nguy hiểm hay không? Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc khi làm các xét nghiệm máu. Theo dõi bài viết dưới đây của Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch để tìm ra được câu trả lời các bạn nhé!
Bạch cầu là một trong những thành phần rất quan trọng trong máu của con người. Chính vì thế nó có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh nhất là đối với các bệnh nhiễm trùng. Ví dụ như: nhiễm ký sinh trùng và thông thường bạch cầu của người khỏe mạnh sẽ dao động từ 4.000-8.000/ml. Nếu các xét nghiệm cho kết quả trên 8.000/ml là bạch cầu cao.
Bạch cầu trong máu
Nhiều người băn khoăn khi nhận kết quả xét nghiệm máu không biết bạch cầu tăng là bệnh gì?
Theo các chuyên gia nguyên nhân gây tăng bạch cầu do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn hoặc do ký sinh trùng. Ngoài ra, còn gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan… các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính….Một số trường hợp nhiễm trùng các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, viêm ruột thừa, áp-xe gan v.v… số lượng bạch cầu tăng lên khá cao. Có trường hợp tăng trên 20.000/ml. Tuy nhiên, nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml, chúng ta phải nghĩ đến một bệnh khác đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.
Xem thêm và tìm hiểu thêm về giảm hồng cầu có nguy hiểm như thế nào? Để giúp bạn có được những kiến thức và các bệnh về máu.
Tùy vào mức độ và nguyên nhân mà người bệnh sẽ có dấu hiệu từ nhẹ đến nghiêm trọng hơn:
Khi có kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng cao, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bạch cầu tăng.Tùy theo nguyên nhân gây tăng bạch cầu mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Thông thường nhất là sử dụng các loại kháng sinh để diệt vi trùng, các loại thuốc diệt ký sinh trùng đường ruột hoặc phẫu thuật cắt bỏ hoặc dẫn lưu các ổ nhiễm trùng. Hoặc phải sử dụng các loại thuốc chống ung thư, ghép tủy nếu bệnh nhân bị bệnh bạch cầu.
Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cũng là một trong những cách giúp mọi người hạn chế được tình trạng bạch cầu tăng cao. Theo như lời khuyên của các Điều dưỡng – Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ những người đang trong tình trạng bạch cầu tăng cao cần lựa chọn những thực phẩm:
Củ dền: đây là một trong những loại củ được chứng minh có tác dụng tăng cường được số lượng hồng cầu trong máu hiệu quả nhất. Với loại củ này mọi người có thể nấu canh, nấu cháo hay có thể ép lấy nước uống.Rau má: Loại mau má có tác dụng tái tạo những tế bào hồng cầu đã từng bị tổn thương. Mọi người có thể nấu canh rau má hay ép lấy nước uống mỗi ngày.
Nước ép củ dền
Bí ngô: đây là loại thực phẩm có tác dụng tăng cường thêm lượng hồng cầu trong máu, đặc biệt trong bí ngô chứa khá nhiều lượng Vitamin A giúp cơ thể tạo ra lượng protein và lượng tiểu cầu cần thiết. Mọi người có thể sử dụng bí ngô để nấu canh, nấu sữa bí ngô hay nấu chè, nấu cháo,...
Củ cải: một số nghiên cứu chứng minh rằng trong củ cải có chứa một lượng Fe tương đối lớn, kèm theo đó là lượng Vitamin và khoáng chất. Những hợp chất này trong củ cải có tác dụng sản sinh hồng cầu, tăng cường quá trình hấp thu và vận chuyển tối da lượng oxi có trong máu.
Ngoài những thực phẩm mọi người có thể ăn thêm các loại hạt như: hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó,... những loại hạt này nhằm đẩy mạnh quá trình tăng hồng cầu trong máu và cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể.
Các loại thịt đỏ như: thịt cừu, dê, lớn,... có chứ nhiều sắt và hỗ trợ tối đa quá trình tái tạo các hồng cầu đã bị tổn thương trước đó và sản sinh tế bào hồng cầu mới.Các loại hản sản: đây được đánh giá là một trong những nguồn dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể trong quá trình sản sinh hồng cầu. Với những món ăn được chế biến từ cua, tôm, ngao, hàu,... sẽ tăng cường thêm lượng hồng cầu cho cơ thể.
Những người bị bạch cầu tăng nên kiêng các loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ quá trình sản sinh bạch cầu dưới đây:
Trà xanh: Trong trà xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, chống lại các mầm bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố tác động làm cho quá trình sản sinh bạch cầu diễn ra nhanh hơn.
Vitamin C: Vitamin C là chất giúp tăng cường quá trình sản sinh các tế bào bạch cầu trong máu. Do đó, mặc dù nó rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho người khỏe mạnh, nhưng với người bị bạch cầu cao thì nên hạn chế chất này. Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, bưởi,…
Sữa chua: Các nhà khoa học đã phân tích và chứng minh rằng sữa chua có chứa các probiotic, giúp cải thiện va tăng cường số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Do đó, người bị bạch cầu cao nên kiêng ăn sữa chua.
Tỏi: Tỏi thường được biết đến là thực phẩm có khả năng chống lại mầm bệnh gây hại, cải thiện hệ miễn dịch. Thế nhưng, nó cũng là loài cây giúp tăng số lượng bạch cầu nhanh chóng. Bạn chỉ nên sử dụng tỏi khi số lượng bạch cầu đã trở về giới hạn cho phép.
Vậy bạn đã trả lời được câu hỏi bạch cầu cao là bệnh gì rồi chứ? Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có được phương pháp trong quá trình điều trị bệnh. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.