Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi bị sốt vi rút

 30/11/-1 00:00 |  1172 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Sốt vi rút là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn so với mức bình thường. Từ 38 độ trở lên khi đo ở trực tràng hoặc từ 37,5 độ C trở lên khi đo ở nách. Sốt chính là phản ứng của hệ thống bảo vệ cơ thể trước những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi bị sốt vi rút là gì?  

Sốt vi rút là gì?

Sốt vi rút chính là tình trạng sốt do trẻ bị nhiễm các loại siêu vi trùng khác nhau. Có rất nhiều tác nhân gây ra sốt siêu vi và điển hỉnh là: Vi rút Rhinovirus, Adenovirus, virus cúm,... Bệnh sốt vi rút thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa cũng như khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng ấm.

nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-khi-bi-sot-vi-rutBiểu hiện sốt vi rút ở trẻ em

Biểu hiện sốt vi rút ở trẻ em

Dấu hiệu khi trẻ bị sốt siêu vi rú nó khá giống với những bệnh lý thông thường khác vì thế cha mẹ cần phải chú ý theo dõi tình hình sức khỏe của bé để có thể kịp thời phát hiện cũng như điều trị bệnh. Trong giai đoạn ủ bệnh thì hầu hết các bé đều có những biểu hiện như: mệt mỏi, đau nhức mình mẩy và sốt … Bé cũng có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, sốt liên tục sau đó ngắt quãng … Đặc biệt trẻ còn có thể bị viêm họng, chảy nước mũi …

Nếu như không được xử lý kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát với những dấu hiệu đặc trưng:

  • Sốt cao theo từng cơn
  • Co giật

Ngoài ra còn có thể rơi vào trạng thái hôn mê và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Nếu như trẻ có những biểu hiện dưới đây thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

  • Sốt cao liên tục trên 2 ngày, chân tay lạnh, run rẩy bất thường.
  • Phát ban toàn thân.
  • Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
  • Đi ngoài ra máu, phân đen.
  • Đau đầu, hay giật mình hoảng hốt.
  • Trẻ bị co giật.
  • Trẻ thở nhanh, sâu, thở khó khăn.

Sốt vi rút bao lâu thì khỏi?

Sốt vi rút mấy ngày khỏi đây là những thắc mắc của nhiều người hiện nay. Khi các loại vi rút gây sốt sẽ xuất hiện triệu chứng rầm rộ tuy nhiên cũng nhanh chóng được giảm dần sau khoảng từ 3 – 5 ngày. Nếu bạn được điều trị tích cực thì chỉ sau khoàng 7 – 10 ngày em bé sẽ khỏe mạnh hoàn toàn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên chú ý quan sát vì sốt vi rút tiến triển rất nhanh và nếu không chú ý phát hiện cũng như điều trị sớm thì sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt virus ở người lớn

Hầu hết các cơn bệnh cảm cúm cũng như sốt vi rút đều có những triệu chứng như:

Mệt mỏi: Đây chính là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt vi rút ở người lớn. Khi mắc bệnh thì các vi rút sẽ làm cân bằng sinh học trong cơ thể của bệnh nhân bị rối loạn làm cho tình trạng mệt mỏi.

Đau nhức người: Khi mệt mỏi và với thân nhiệt tăng cao thì cơ thể của bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng đau nhức đặc biệt là các cơ. Tình trạng này sẽ kéo dài trong suốt thời gian bệnh khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu.

Sốt: Tùy theo sức đề kháng của mỗi người mà tình trạng sốt của bệnh nhân nhẹ hoặc nặng. Nếu như cơ thể người bệnh bị nhiễm trùng nặng thì bạn sẽ sốt rất cao trong trường hợp này nếu như không xử lý kịp thời thì bạn còn có thể bị tử vong.

Ngạt mũi - chảy nước mũi: Khi nhiễm trùng các vi rút sẽ gây ra cảm giác lạnh từ bên trong dẫn đến việc chảy nước mũi và người bệnh sẽ ho rất nhiều. Bạn cần phải hạn chế giao tiếp để trành lây lan cho những người xung quanh.

Nhức đầu: Khi sốt và đau nhức cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng nhức đầu khi đó bạn có thể uống thuốc nhằm hạn chế tình trạng căng thẳng đặc biệt cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn.

Nếu mắt khó chịu và phát ban trên da thì bạn cũng nên lưu ý tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị phát ban không do vi rút mà do bị kích ứng.

nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-khi-bi-sot-vi-rutSốt vi rút có nên truyền nước?

Sốt vi rút có nên truyền nước?

Dung dịch truyền có thể sử dụng hầu hết trong những trường hợp cấp cứu như mất máu hay mất nước quá nhiều. Trong quá trình bạn bị tao nạn hay khi phẫu thuật hoặc bị ngộ độc thực phẩm… Đối với những trường hợp sốt vi rút ở người lớn thì truyền dịch sẽ có những tác dụng tích cực giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Khi bị sốt vi rút bạn không được truyền muối đường và các chất điện giải tuy nhiên những chất này khi được truyền trực tiếp vào cơ thể sẽ gây áp lực lên vùng sọ đồng thời tăng phù não khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn.

Sốt vi rút lây qua đường nào?

Bệnh sốt vi rút có thể lây từ người này sang người khác chính vì thế khi người lớn bị bệnh không nên tiếp xúc với trẻ em. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh còn khi trẻ nhỏ bị sốt cần cho bé nghỉ học không đến những nơi đông người để tránh tình trạng làm lây lan bệnh cho người khác.

Bệnh sốt vi rút chủ yếu lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa thông qua các hoạt động như: giao tiếp , ăn uống cũng như tiếp xúc trực tiếp với tuyến nước bọt hoặc dịch mũi của bệnh nhân. Và đa phần thì vi rút sẽ lây truyền qua dịch tiết su đó bắn ra khi nói chuyện, hắt hơi, ho hoặc sổ mũi … Chính vì thế mà vi rút có thể lây lan và bùng phát thành dịch một cách rất nhanh chóng. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua các vật dụng tại nhưng nơi công cộng như: tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, hay cầm nắm đồ chơi đối với trẻ em. Những vật dụng này có thể dính dịch tiết có chứa virus gây bệnh. Nếu như chúng ta vô tình chạm phải sẽ bị lây bệnh. Ngoài ra, cũng có một số ít vi rút lây truyền qua đường máu thông qua việc: tiêm chích, truyền máu, quan hệ tình dục hay từ mẹ truyền cho con trong lúc sinh.

Sốt vi rút cách điều trị tại nhà

Theo các Điều dưỡng – Cao đẳng Điều dưỡng cho biết bệnh sốt vi rút vẫn chưa có thuốc điều trị đặc biệt. Chủ yếu là điều trị triệu chứng và tăng sức đề kháng cũng như phòng bệnh và các biến chứng có thể xảy ra.

Cha mẹ cần phải kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên nếu như trẻ sốt cao trên 38 độ C cần phải sử dụng thuốc hạ sốt theo như hướng dẫn của các bác sĩ. Đồng thời bạn nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh và thoáng mát. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát dễ thấm mồ hôi, nên dùng khăn ấm và vắt ráo nước lau người cho trẻ những vùng như: nách, bẹn ..

Khi trẻ bị sốt cao sẽ bị mất nước dẫn tới tình trạng rối loạn điện giải. Chính vì thế cần cho trẻ uống nhiều nước và bù điện giải như: Oresol uống thay nước trong ngày. Cha mẹ nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dạng lỏng dễ nuốt và dễ tiêu hóa như: súp, cháo … Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa mà nene chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Cho trẻ uống những loại nước ép hoa quả vì nó chứa nhiều vitamin C sẽ tăng đề kháng cho bé.

Các biện pháp phòng ngừa sốt vi rút

Để phòng tránh bệnh sốt vi rút mọi người cần chú ý:

  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa cũng như môi trường xung quanh cho sạch sẽ, thoáng mát, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây bệnh.
  • Mỗi người cần phải giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Với trẻ em cần hạn chế cho trẻ đưa đồ chơi vào miệng.
  • Mọi người, đặc biệt là trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ.
  • Không nên tiếp xúc với người đang bị bệnh, không nên đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh lưu hành.
  • Khi hắt hơi, ho, sổ mũi mọi người nên dùng khăn giấy hoặc dùng tay che miệng lại. Người lớn cũng cần hướng dẫn cho trẻ nhỏ thực hiện điều này.

Chính vì thế bất kỳ người lớn hay trẻ nhỏ nếu có những biểu hiện của sốt vi rút cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trên đây là nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh sốt vi rút các bạn có thể tìm hiểu thêm Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau đầu kéo dài để có thêm kiến thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.