Cơn đau chuyển dạ là đau như thế nào? Khi nào thì nên nhập viện?

 30/11/-1 00:00 |  839 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Đau bụng thường đi kèm với các cơn đau co thắt khi các mẹ bầu cảm thấy các cơn co thắt dồn dập cứ khoảng 10 phút một cơn đồng thời kèm theo đó là bụng đau đó chính là những dấu hiệu của các cơn đau chuyển dạ.

Chắc hẳn các mẹ bầu nào cũng biết rằng lý thuyết là một chuyện nhưng kinh nghiệm thực hiện thì lại là chuyện khác. Do đó không phải các mẹ bầu nào cũng có những dấu hiệu sắp sinh giống nhau. Vậy các cơn đau chuyển dạ như thế nào?

Cơn đau chuyển dạ sẽ như thế nào?

Đối với nhiều phụ nữ những dấu hiệu cho thấy cơn chuyển dạ sắp bắt đầu. Chính là cảm giác co thắt nó sẽ đau giống như đau bụng khi đến kỳ kinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy bị sưng phù táo bón hoặc đau một chút ở phần bụng dưới hoặc ở lưng. Một số phụ nữ còn có thể bị tiêu chảy, mệt mỏi hoặc có thể là buồn nôn.

Trong suốt giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ bạn có thể không muốn ăn uống một chút nào. Do vậy bạn nên chọn những đồ ăn nhẹ như: súp, ngũ cốc hoặc bánh mì … thế nhưng cần phải uống thật nhiều nước . Lúc đầu bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu như vẫn thường thấy nhưng khi đã vào cơn đau chuyển dạ thì càng ngày bạn càng thấy các cơn đau xảy ra thường xuyên hơn và mạnh hơn chính là những cơn co thắt tử cung.

con-dau-chuyen-da-la-dau-nhu-the-nao-khi-nao-thi-nen-nhap-vienCơn đau chuyển dạ như thế nào?

Đau bụng thường đi kèm với các cơn co thắt khi các bà bầu cảm thấy các cơn co thắt dồn dập cứ khoảng 10 phút một cơn. Kèm theo đó chính là bụng đau mỗi lúc một tăng thì đó chính là cơn đau chuyển dạ thật. Với dấu hiệu này có rất nhiều bà bầu nhầm lẫn với các cơn chuyển dạ giả. Tuy nhiên bạn căn cứ vào dấu hiệu đau chuyển dạ như:

  • Bà bầu cảm thấy bụng đau quằn quại và không thuyên giảm khi bạn cố thay đổi tư thế
  • Cơn đau này sẽ xuất hiện ở lưng dưới sau đó truyền tới phần bụng tiếp theo là 2 chân
  • Tần suất co thắt ngày một dồn dập. Những cơn đau khoảng 10 phút một cơn co sau đó tăng dần lên.

Trường hợp các bà bầu bị rò rỉ nước ối, vỡ ối rất nhiều mẹ bầu trước khi sinh đều thấy một chát dịch gần như trong suốt như nước tiểu nhưng không có mùi gì. Đó chính là dấu hiệu cho thấy mẹ bị vỡ ối hoặc có thể bị rò rỉ nước ối. Đối với 2 trường hợp này thì bà bầu cần đến ngay bệnh viện dù là nước ối ra ít hay ra nhiều đồng thời tuyệt đối không được chủ quan vì khi nước ối chảy ra có nghĩa là tình trạng của thai nhi đang bị đe dọa có thể bé sẽ sắp chào đời.

Tìm hiểu: Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Đau chuyển dạ bao lâu thì sinh?

Những cơn đau chuyển dạ bao lâu thì sinh chính là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi mang thai trong tháng cuối. Chuyển dạ chính là quá trình sinh lý trong đó thai và nhau thai được đưa ra khỏi buồng tử cung qua âm đạo. Do đó, các bà bầu cần nắm rõ được những dấu hiệu chuyển dạ đồng thời theo dõi sát sao những dấu hiệu đó để có thể hạn chế được rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên trước khi bước vào con chuyển dạ thật các bà bầu thường xuất hiện cơn chuyển dạ giả.  

Những cơn đau chuyển dạ giả hay còn gọi là cơn gò sinh lý một số chuyên gia cho biết các cơn gò sinh lý chính là một trong những tín hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho những cơn đau chuyển dạ thật. Ngoài ra, những cơn co thắt giả thường xuất hiện từ những ngày đầu trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Lúc đầu thì các cơn co này diễn ra khá nhẹ nhàng nhưng càng gần ngày sinh thì nó xuất hiện với tần suất dày và cường độ mạnh hơn nên khiến nhiều mẹ không phân biệt được đâu là dấu hiệu chuyển dạ giả và đâu là dấu hiệu thật. Điều này khiến cho các bà bầu voi cùng hoang mang vì không biết liệu mình đã sắp sinh chưa.

Vậy các cơn đau chuyển dạ kéo dài bao lâu? Thông thường khi mang thai đến tháng 7 hoặc 8 của thai kỳ thì các cơn chuyển dạ sẽ xuất hiện. Lúc này cường độ của chúng khá nhẹ nên mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng đau râm ran, càng gần ngày sự sinh thì các cơn chuyển dạ giả xuất hiện nhiều hơn với cường độ mạnh hơn.  

Thời kỳ này 1 số mẹ bầu còn thấy xuất hiện huyết trắng lợn cợn đây chính là dịch nhầy ở cổ tử cung khi mang thai. Khi dịch nhầy chảy ra sẽ bắt đầu kích thích cổ tử cung mở, sẵn sàng cho cuộc vượt cạn do đó thông thường khoảng 1 – 2 tuần sau khi xuất hiện chuyển dạ giả thì mẹ bầu sẽ sinh con thật sự. Những mẹ bầu có dấu hiệu bụng tụt xuống gần như em bé sẽ chui ra ngoài đây là biểu hiện cho thấy em bé đã tụt xuống khung chậu để tạo áp lực khiến cổ tử cung mở nhanh hơn. Với những cơn đau chuyển dạ kéo dài thì con đau chuyển dạ thật bắt đầu và em bé sẽ chào đời.

con-dau-chuyen-da-la-dau-nhu-the-nao-khi-nao-thi-nen-nhap-vienKhi nào mẹ bầu cần nhập viện

Khi nào mẹ cần nhập viện?

Những dấu hiệu trên thường diễn ra trước khi sinh vài ngày để mẹ chuẩn bị sẵn sàng tâm lý tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp thì các biểu hiện sắp sinh cũng xuất hiện rất đột ngột.

  • Bà bầu hoặc dịch tiết âm đạo lần máu tươi
  • Vỡ ối đặc biệt nguy hiểm khi dịch ối chảy ra có màu xanh lá hoặc màu nâu
  • Mẹ cảm thấy đau đầu hoa mắt hoặc sưng phù trầm trọng đây chính là dấu hiệu của tiền sản giật một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm cuối thai kỳ.

Cách giảm đau khi chuyển dạ các mẹ nên lưu ý:

Những cơn co thắt khi chuyển dạ là điều mà rất nhiều bà bầu nào cũng sẽ lo lắng và sợ hãi khi phải đối mặt phải. Tuy nhiên chỉ với những cách làm đơn giản sau đây các bạn sẽ tự tin hơn để sẵn sàng chờ đón sự có mặt của em bé.

Cách thở khi sinh: Thay đổi cách thở khi sinh chính là biện pháp hữu hiệu nhất để mẹ có thể giảm đau khi chuyển dạ. Việc thở tốt giúp làm dịu tâm trí và cơ thể dù là thở dồn dập hoặc hít sâu thì bạn cũng cần tập trung vào nhịp thở với mỗi cơn co. Những giai đoạn đầu chuyển dạ khi cổ tử cung mở khoảng 2 – 3cm mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn co thắt tử cung nhẹ. Mỗi lần kéo dài khoảng 30 -50 giây trong khoảng thời gian từ 5 – 6 phút. Lúc này mẹ cần cố gắng thư giãn tiến hành thở 6 – 9 lần mỗi phút khi đó sẽ giúp bà bầu giảm cơn đau dễ hơn.

Massage: Đây là một cách tuyệt vời để mẹ giảm căng thẳng cũng như lo lắng và kiểm soát các cơn co thắt vì thế các bà bầu có thể nhờ người thân để massage ở giữa những cơn co giúp thư giãn.

Thay đổi tư thế: Khi chuyển dạ thì mẹ có thể lựa chọn bất kỳ những tư thế nào mà mẹ cảm thấy thoải mái và giảm đau hiệu quả một cách tốt nhất. Hiện nay có rất nhiều tư thế giúp giảm đau khi chuyển dạ nhưng tư thế đi vừa là tư thế giảm đau tốt vừa lợi dụng trọng lực để bé di chuyển xuống vùng chậu một cách nhanh hơn. Tư thế lưng thẳng đứng còn giúp mẹ bầu có thể dựa vào người nhà hoặc gối để giảm đau. Đồng thời lắc lư vùng chậu, co gối ngồi xổm hoặc quỳ gối để có thể giảm đau. Tuyệt đối không nên nằm ngửa vì đây là tư thế đau nhất khi cơn đau chuyển dạ xuất hiện.

Tắm nước ấm: Nước ấm có thể sẽ giúp giảm đau khi chuyển dạ tuy nhiên những cơn đau làm căng các cơ trên cơ thể khiến cho các bà bầu khó chịu. Khi tắm dưới vòi hoa sen với nước ấm đồng thời kết hợp massage nhẹ nhàng sẽ giúp cho các mẹ giảm đau nhanh chóng hơn.

Chườm ấm: Việc này sẽ giúp giảm căng cơ vì thế nó cũng có tác dụng hạn chế những cơn đau khi chuyển dạ của các mẹ bầu. Bạn có thể chườm ở lưng hoặc ở háng bằng một túi hạt lúa thóc có thể chứa nước ấm. Chúng sẽ giữ được ấm lâu hơn có thể bọc chai nhựa qua một chiếc khăn hoặc vải mềm trước khi tiến hành chườm.

Đọc thêm: Tuyển sinh Trung cấp Y Sĩ Y học cổ truyền

Dùng dầu thơm: Những nghiên cứu mới đây cho rằng những loại dầu thơm phù hợp sẽ có tác dụng làm êm dịu thần kinh đồng thời làm giảm đau cho mẹ bầu rất hiệu quả. Ngoài ra, còn giúp thần kinh của bạn được thư thái giảm sự co thắt khi chuyển dạ. Những loại tinh dầu thơm bà bầu nên lựa chọn như: oải hương, hoa cúc, khuynh diệp, trà xanh, bưởi…

Ăn uống: Trung bình thì mẹ bầu sẽ được phép ăn uống trong quá trình chuyển dạ dể có thời gian đau đẻ ngắn hơn vì thế mẹ hãy cố gắng ăn bữa nhẹ khi đợi chờ lên bàn đẻ nhằm duy trì sức lực cũng như giảm đau một cách hiệu quả. Những món ăn bạn có thể sử dụng để giảm đau như:

  • Nước hoa quả
  • Trứng luộc
  • Bánh quy
  • Chuối
  • Sữa chua
  • Cháo loãng …

Trong quá trình chờ em bé chào đời bạn nên tưởng tượng đến những điều thú vị nếu mẹ càng nghĩ nhiều đến cơn đau đẻ thì sẽ cảm nhận thấy sự đau đớn nhiều và tồi tệ hơn. Vì thế, tinh thần được thoải mái hình dung ra những khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh cùng cánh đồng hoa hay bãi biển thơ mộng … kết hợp với quá trình thở đúng thì khi đó bạn sẽ dễ chịu hơn nhiều đó.

Vậy bạn đã nắm được đau chuyển dạ là đau như thế nào rồi chứ? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bầu có được quá trình vượt cạn thành công giảm bớt đi sự đau đớn có thể nhất. Chúc các bạn mẹ tròn con vuông.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.