Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu như trẻ sinh non hoặc không được bú sữa mẹ thì trẻ rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thiếu máu ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Nếu như trẻ sinh non và nhẹ cân là một trong những nguyên nhân thiếu máu. Một em bé sinh ra đủ ngày đủ tháng sẽ có nguồn dự trữ sắt trong cơ thể cao hơn rất nhiều so với trẻ bị sinh non và thiếu tháng. Khi trẻ sinh non phải được cung cấp lượng sắt hằng ngày nếu điều này không được các bậc phụ huynh thực hiện thì sẽ khiến cho trẻ gặp phải chứng thiếu sắt và thiếu máu. Theo số liệu thống kê hiện tại số trẻ sinh thiếu tháng và sinh non cchir có lượng sắt dự trữ đủ dùng trong khoảng 2 tháng sau khi chào đời.
Trường hợp em bé của bạn chỉ uống sữa bò thì hàm lượng sắt trong sữa bò thấp nó sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu cho cơ thể của em bé. Sữa bò còn làm giảm khả năng hấp thu chất sắt từ những loại thực phẩm vì thế trẻ dưới 1 tuổi được các bác sĩ khuyến cáo không nên uống nhiều sữa bò. Cần được cung cấp đầy đủ bằng sữa mẹ .
Trẻ sơ sinh thiếu máu do những nguyên nhân nào?
Nếu trẻ nhỏ đang trong quá trình ăn dặm thì do trong khẩu phần ăn mỗi ngày bị nghèo nàn chất sắt hoặc trẻ ăn với lượng thức ăn nhỏ. Từ đó sẽ không cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh còn gặp ở trẻ hay bị chảy máu cam. Chảy máu cam là hiện tượng bình thường thế nhưng nếu thường xuyên bị chảy máu cam lại là điều đáng lo ngại bởi nó còn có thể khiến cho bé bị mắc bệnh thiếu máu. Tuy nhiên theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết còn có những nguyên nhân khác như:
Trẻ bị thiếu máu thường có triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, hay cáu gắt hoặc bú không ngon miệng rất lười bú
Da của trẻ xanh xao, nhợt nhạt
Mắt, môi hoặc dưới ngón tay đóng màng
Đối với một số trẻ bị thiếu máu nặng thường khó thở và dễ gặp phải các bệnh về tim mạch. Nếu như cha mẹ không kịp thời phát hiện sẽ ảnh hưởng đến thể chất cũng như tinh thần của trẻ nhỏ. Trong quá trình kiểm tra sức khỏe nếu như hàm lượng sắt trong máu thấp từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn mẹ nên thay đổi chế độ ăn cho bé thông qua sữa mẹ. Các mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống bổ sung viên sắt vì điều này sẽ gây nguy hiểm cho em bé. Nhằm phòng tránh được bệnh thiếu máu cho trẻ mẹ cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như khẩu phần ăn của mẹ. Mẹ cần ưu tiên các thực phẩm giàu sắt. Nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên cho đến khi bé bú đến tròn 24 tháng tuổi thì rất tốt bởi trong sữa mẹ có chứa một dạng sắt rất đặc biệt giúp cho trẻ dễ dàng hấp thu được các loại thực phẩm hàng ngày được tốt hơn.
Nếu mẹ cho bé ăn sữa ngoài không nên cho trẻ ăn sữa bò quá sớm vì trong sữa bò có chứa hàm lượng sắt rất thấp. Một số bé còn bị gây kích ứng niêm mạc của bé từ đó sẽ làm tiêu hao sắt cần thiết. Tình trạng này diễn ra lâu ngày em bé của bạn sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu. Trong thời gian bé ăn dặm mẹ cần chọn những loại ngũ cốc giàu sắt, bé có thể ăn :
Thiếu máu có thể xuất hiện ở bất kỳ ở lứa tuổi nào, nhưng phần lớn là do chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ nhu cầu sắt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên dù là do nguyên nhân nào thì cũng gây ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Máu làm nhiệm vụ cung cấp các chất dinh dưỡng cũng như oxy để có thể duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Nếu như tình trạng thiếu máu để lâu dài sẽ ảnh hưởng tới các chức năng của hầu hết các cơ quan. Mức độ ảnh hưởng của nó có thể từ ít tới nhiều thế nhưng nó có thể nguy kịch đến tính mạng của trẻ. Dưới đây là những biến chứng mà trẻ sơ sinh bị thiếu máu có thể gặp phải:
Tìm hiểu thêm Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần biết để phân biệt được tình trạng thiếu máu và các bệnh lý khác ở trẻ.
Vì nhu cầu oxy của não là rất lớn vì thế thiếu máu sẽ không cung cấp đủ oxy cho não gây ra các biểu hiện tổn thương hệ thống thần kinh cụ thể như:
Trẻ hay ngủ gật trong giờ hoặc mau quên, đối với trẻ nhỏ bị thiếu máu sẽ có khuynh hướng bị điểm dưới trung bình cao hơn gấp 2 lần so với những trẻ em khác. Chính vì thế học lực kém hơn những trẻ cùng trang lứa và những trẻ không bị thiếu máu.
Lượng vitamin B12 hoặc các acid folic nó cũng đóng vai trò rất quan trọng cho một hệ thần kinh khỏe mạnh. Nếu như những trường hợp thiếu máu do vitamin B12 hoặc thiếu các acid folic thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới não bộ của trẻ nhỏ.
Biến chứng khi trẻ bị thiếu máu
Đối với các chức năng của tim sẽ co bóp để tống máu đi nuôi cơ thể, khi bị thiếu máu thì tim phải làm việc nhiều hơn vì để đảm bảo cung cấp lượng oxy cùng các chất dinh dưỡng đến các cơ quan khác của cơ thể. Những tế bào cơ tim rất cần để có thể nuôi dưỡng bởi máu vì thế thiếu máu gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trẻ có thể bị:
Đối với tình trạng thiếu máu sẽ khiến cho trẻ bị khó thở hoặc thở nhanh hoặc gặp phải những vấn đề như:
Hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi rất dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng, một số nguyên nhân thiếu máu khác còn có thể khiến cho trẻ bị nhiễm khuẩn huyết dẫn tới tử vong. Nếu như em bé của bạn mắc phải những trường hợp mất máu cấp và nhiều cơ thể có thể bị sốc mất máu. Biểu hiện cụ thể như:
Nếu như không được xử trí kịp thời gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Trên đây là những biến chứng nguy hiểm bạn có thể trả lời được cho câu hỏi thiếu máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không rồi chứ? Tình trạng thiếu máu sẽ gây tác động xấu vì thế các bậc phụ huynh nên phát hiện triệu chứng thiếu máu ở trẻ kịp thời để điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ sao cho hợp lý. Đồng thời nên đi khám sức khỏe để tìm hiểu những nguyên nhân khác gây thiếu máu ở trẻ. Ngoài việc điều trị chứng thiếu máu ở trẻ em cha mẹ nên chú ý chế độ ăn cho trẻ để phòng thiếu máu tái phát.
Hy vọng đối với những kiến thức trên thì bạn đã biết nguyên nhân, dấu hiệu thiếu máu ở trẻ sơ sinh để có thể đảm bảo được sự phát triển toàn diện của trẻ.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.