Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt

 30/11/-1 00:00 |  895 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt là hiện tượng thường gặp khi bố mẹ không thận trọng trong lúc chăm sóc bé. Nếu như em bé nhà bạn gặp phải tình trạng này hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách xử lý cho đúng cách.

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi

Rốn là nơi rất dễ bị nhiễm trùng bởi ở trẻ mới sinh có vết cắt dây rốn nếu như dụng cụ cắt rốn và thay băng hằng ngày không được tiệt trùng kỹ rốn sẽ bị nhiễm trùng. Biểu hiện của rốn bị nhiễm trùng là:

  • Rốn bị ướt
  • Có mùi hôi
  • Da xung quanh rốn sưng
  • Tấy đỏ
  • Trẻ bị sốt
  • Quấy khóc.

cach-cham-soc-ron-tre-so-sinh-bi-uotCách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Trường hợp nguy hiểm nhất là nhiễm trùng rốn do vi trùng uốn ván mà nguyên nhân do cắt hoặc buộc rốn bằng các dụng cụ bẩn có dính vi trùng uốn ván (dao, kéo, chỉ không luộc sôi kỹ). Trẻ bị uốn ván 2 ngày đầu sau sinh vẫn bình thường bú tốt từ ngày thứ 3 trở đi trẻ sẽ sốt, bỏ bú và xuất hiện tình trạng cứng hàm khiến môi như mìm lại, chúm chím. Sau đó sẽ lên cơn co giật và từng cơn co cứng. Trong mỗi cơn co cứng như thế, trẻ ngừng thở, da tím ngắt, sùi bọt mép và rất dễ tử vong.

Để đề phòng ngừa uốn ván tuyệt đối không nên sinh đẻ tại nhà, các dụng cụ cắt rốn thay băng rốn hằng ngày phải đảm bảo được tiệt trùng kỹ. Khi trẻ có những biểu hiện của nhiễm trùng cha mẹ cần phải đưa đến bệnh viện ngay.

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ. Sau khi sinh thì dây rốn sẽ được cắt đi còn lại một phần dính vào rốn của bé hay còn gọi là cuống rốn. Theo thời gian khoảng từ 1 – 3 tuần phần cuống rốn sẽ tự khô lại và rụng đi thế nhưng nguyên nhân nào đó trong lúc tắm không lau khô khiến cho trẻ sơ sinh bị ướt rốn hoặc cuống không rụng thậm chí nhiễm trùng và mưng mủ. Các mẹ cần hết sức lưu ý vấn đề này để mau chóng xử lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn có chảy theo dịch vàng kéo dài khoảng 1 tuần mà vẫn chưa khỏi thì các mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được xử lý kịp thời. Bên cạnh đó khi chăm sóc vệ sinh rốn cho bé nếu như có biểu hiện quanh rốn trẻ sơ sinh có mủ ướt, sưng đỏ, chảy máu, hay rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng có mùi hôi kèm theo sốt, quấy khóc thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Sau khi sinh dây rốn sẽ bị cắt và một phần của nó vẫn còn dính vào rốn của em bé. Đây được gọi là cuống rốn qua khoảng 1 – 3 tuần nó sẽ dần khô lại và tự rụng đi để ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp cuống rốn nhanh chóng khô rồi rụng đi bố mẹ cần phải lưu ý những vấn đề:

  • Luôn giữ nó sạch : nếu cuống rốn bị nhiễm bẩn, trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng rốn. Vì thế cần đảm bảo nó được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. Nếu bị dính bẩn phải nhẹ nhàng lau đi luôn.
  • Không đắp gì lên nó : khi rửa rốn, chỉ cần dùng nước thường; rượu hoặc xà phòng là không cần thiết. Và cũng không nên đắp bất kì thứ gì lên rốn, cứ để nó được thông thoáng.
  • Luôn giữ nó khô : càng tiếp xúc nhiều với không khí, cuống rốn càng nhanh khô hơn, từ đó nhanh rụng hơn.
  • Tránh tắm bồn : không nên ngâm cả người em bé xuống dưới nước khi bé chưa rụng rốn, bởi vì rốn của bé sẽ bị ướt, dễ bị nhiễm trùng và lâu rụng hơn.
  • Mặc tã đúng cách : tránh quấn tã quá chặt và đè lên rốn, hãy để rốn được tiếp xúc với không khí. Nếu tã bị ướt hoặc bẩn thì nên thay luôn, để không làm rò rỉ sang vùng rốn.
  • Lựa chọn quần áo phù hợp : nên chọn áo lót bên trong mỏng, ít cọ xát và làm cho không khí lưu thông dễ dàng hơn.
  • Không kéo nó : cuống rốn nên để tự rụng. Nếu bạn kéo nó, máu có thể chảy ra liên tục.

cach-cham-soc-ron-tre-so-sinh-bi-uotRốn trẻ sơ sinh bị ướt phải làm sao?

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt phải làm sao?

Các bác sĩ khuyến cáo không nên để rốn trẻ sơ sinh bị ướt tuy nhiên đôi khi cũng không may do không cẩn thận nếu bạn rơi vào tình huống này hãy xử lý như sau:

Bước 1 : Tiếp tục vệ sinh rốn.

  • Khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt, hãy dùng một miếng vải, bông, tăm bông hoặc gạc thấm nhẹ cho nó khô bớt đi.
  • Tiếp tục vệ sinh vùng da xung ảnh bé như bình thường bạn vẫn làm.

Bước 2 : Giữ rốn bé khô thoáng.

  • Những ngày tiếp theo đó, hãy cố giữ cho rốn bé được khô thoáng bằng nhiều cách :
  • Luôn lau khô nhẹ nhàng mỗi khi vệ sinh rốn bé.
  • Mặc quần áo rộng, lỏng và ít ma sát.
  • Cho rốn bé được tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt.

Bước 3 : Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng.

Nhiễm trùng ở rốn là rất hiếm khi xảy ra hiện nay tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết được điều này :

  • Vùng da quanh rốn sưng, đỏ lên.
  • Có khối u chứa đầy chất lỏng giống như mủ ở gốc cuống rốn.
  • Rò rỉ chất thải có mùi hôi.
  • Có máu chảy ra (nếu chỉ có vết máu khô thì là bình thường).
  • Sốt.
  • Sưng bụng.
  • Bé khó chịu, đau khi bạn chạm tay vào rốn.

Khi cha mẹ thấy có những dấu hiệu này nên gọi điện ngay cho các bác sĩ để kịp thời điều trị tùy vào tình hình bé có thể được các bác sĩ kê thuốc kháng sinh. Trường hợp u hạt rốn cũng có thể xảy ra lúc này rốn bé sẽ tiết ra một chất thải màu vàng nhạt và thường nó sẽ tự biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu cuống rốn vẫn chưa rụng sau khoảng 4 tuần. Hy vọng những thông tin trên

Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ nếu cuống rốn vẫn chưa rụng sau khoảng 4 tuần. Những thông tin trên hy vọng đã giúp cho các bậc phụ huynh xử lý đúng đắn tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt đồng thời nên biết khi nào vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng để có thể kịp thời chữa trị.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.