Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh hẹp niệu quản

 30/11/-1 00:00 |  960 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Hẹp niệu quản là gì? Đó chính là tình trạng tắc nghẽn ở một hoặc cả 2 ống niệu quản dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hẹp niệu quản là gì?

Niệu quản là bộ phận dạng ống nhỏ và có chiều dài từ 25 – 30cm. Với đặc điểm cũng như cấu trúc giải phẫu của niệu quản có 3 vị trí hẹp sinh lý:

  • Chỗ nối bể thận với niệu quản
  • Đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu và đoạn niệu quản đổ vào bàng quang
  • Cuối cùng là vị trí lỗ niệu quản.

Hẹp niệu quản có thể chữa được thế nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì các triệu chứng có thể tiến triển nhanh chóng chuyển từ nhẹ đến đau, từ sốt và nhiễm trùng chuyển sang nghiệm trọng như mất chức năng thận và nhiễm trùng huyết dẫn tới tử vong. Tình trạng hẹp niệu quản là khá phổ biến nhưng do được điều trị khỏi nên các biến chứng nghiêm trọng là rất hiếm.

nguyen-nhan-trieu-chung-cua-benh-hep-nieu-quanHẹp niệu quản đoạn

Nguyên nhân gây hẹp niệu quản

Chít hẹp niệu quản có nhiều nguyên nhân khác nhau, một số trong số đó là hẹp niệu quản bẩm sinh. Chúng bao gồm:

Niệu quản đôi: Là dị dạng với đặc điểm thận to hơn bình thường gồm 2 phần tử thận với 2 bề thận cùng 2 niệu quản riêng biệt. Với tình trạng phổ biến này xuất hiện khi sinh khiến cho 2 niệu quản hình thành trên cùng 1 quả thận. Còn niệu quản thứ 2 có thể bình thường hoặc chỉ phát triển một phần. Trường hợp niệu quản thứ 2 hoạt động không bình thường thì nước tiểu có thể chảy ngược vào thận sau đó sẽ gây tổn thương.

Vị trí niệu quản nối với bàng quang hoặc thận sẽ làm tắc nghẽn dòng nước tiểu. Điểm nối bất thường giữa niệu quản và thận ngã ba niệu quản. Trường hợp thận giãn ra và cuối cùng ngừng hoạt động. Đối với sự bất thường này có thể là do bẩm sinh hoặc nó có thể phát triển cùng với sự lớn lên của trẻ. Do chấn thương hoặc sẹo hoặc có thể do một số trường hợp hiếm gặp phát triển từ một khối u chỗ nối bất thường giữa niệu quản và bàng quang (ngã ba niệu quản) có thể khiến nước tiểu chảy ngược lại vào thận.

Niệu quản: Nếu như niệu quản quá hẹp sẽ không cho phép nước tiểu chảy bình thường. Tại một khối phồng nhỏ trong niệu quản có thể hình thành và phát triển. Thường xảy ra ở phần niệu quản gần bàng quang, tình trạng này có thể chặn dòng nước tiểu khiến nước tiểu chạy ngược vào thận. Khi đó thận sẽ bị tổn thương.

Xơ hóa sau phúc mạc: Việc rối loạn hiếm gặp ngày xảy ra khi các mô sợi phát triển tại khu vực phía sau bụng. Các sợi có thể phát triển do ung thư hoặc có thể do dùng một số loại thuốc sẽ được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu của người bệnh. Khi các sợi bao vây và chặn niệu quản sẽ khiến nước tiểu chảy ngược vào thận.

Xem thêm: cao đẳng điều dưỡng

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác có thể dẫn đến bệnh hẹp niệu quản bao gồm:

  • Sỏi niệu quản
  • Táo bón nặng, xảy ra chủ yếu ở trẻ em và cũng xảy ra ở người lớn
  • Một số người sẽ xuất hiện khối u ung thư và không phải là ung thư
  • Tăng trưởng mô bên trong, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung ở nữ
  • Người bệnh sẽ có thể bị sưng đường tiết niệu kéo dài, thường là do các bệnh như bệnh lao hoặc nhiễm ký sinh trùng gọi là bệnh sán máng

nguyen-nhan-trieu-chung-cua-benh-hep-nieu-quanHẹp niệu quản ở nam giới

Triệu chứng bệnh hẹp niệu quản

Hẹp niệu quản có thể không có những dấu hiệu hoặc triệu chứng dễ nhận biết. Các dấu hiệu và triệu chứng còn phụ thuộc vào nơi tắc nghẽn xảy ra ở 1 phần hay toàn bộ của đường ống niệu quản. Nó sẽ phát triển như thế nào? Và liệu nó có ảnh hưởng đến 1 hay cả 2 thận không?

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau lưng
  • Thay đổi lượng nước tiểu
  • Khó đi tiểu
  • Có máu trong nước tiểu
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều lần
  • Tăng huyết áp

Người bệnh nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa hệ tiết niệu nếu như có dấu hiệu và triệu chứng khiến người bệnh lo lắng cần phải đến cơ sở y tế ngay lập tức.

  • Người bệnh đau đến mức mà không thể ngồi yên hoặc tìm một tư thế thoải mái
  • Xuất hiện tình trạng đau kèm theo buồn nôn và ói mửa
  • Đau kèm theo sốt và ớn lạnh
  • Có máu trong nước tiểu
  • Bí tiểu

Hẹp niệu quản có nguy hiểm không?

Hẹp niệu quản có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu đồng thời tổn thương thận không hồi phục. Bệnh không phải là căn bệnh truyền nhiễm do đó không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Người có sỏi niệu quản sẽ hình thành lên khối u lành tình hoặc ác tình trong lòng niệu quản. Có thể còn nhiễm trùng đường tiết niệu hơn thế nữa sau các phẫu thuật can thiệp ngoại khoa ở niệu quản tình trạng viêm nhiễm tại các cơ quan nằm xung quanh niệu quản. Hơn thế nữa người bệnh còn có thể táo bọn nặng.

Đối với phụ nữ có thai, nếu thai nhi phát triển quá mức khiến cho tử cung chèn ép vào niệu quản điều này có ảnh hưởng đến 2 niệu quản cùng lúc. Việc xuất hiện các khối u buồng trứng, tử cung, bàng quang, tuyến tiền liệt, đặc biệt là u lympho hoặc sarcoma.

Tìm hiểu: Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Cách điều trị hẹp niệu quản

Phụ nữ mang thai nên khám định kỳ để phát hiện tình trạng hẹp niệu quản bẩm sinh của trẻ và xử lý sau khi mang thai đồng thời cần phải kiểm tra sự phát triển của thai có chèn lên đường niệu quản của thai phụ hay không.

Phòng tránh sỏi đường tiết niệu thì người bệnh nên uống nước nhiều để lượng nước tiểu được bài tiết mỗi ngày ít nhất phải được 1,5 lít. Nếu thực hiện được như vậy thì nước tiểu luôn luôn ở dưới giai đoạn bão hòa tránh nguy cơ hình thành sỏi. Cần tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhất là đối với phụ nữ. Cần phải giải quyết những nguyên nhân gây nên tình trạng ứ đọng nước tiểu do dị tật bẩm sinh hoặc phải do các bệnh khác gây ra ở trẻ em cũng như ở người lớn.

Việc điều chỉnh độ PH của nước tiểu tùy theo loại sỏi mà bệnh nhân mắc phải kiềm hóa nước tiểu trong trường hợp bị sỏi cystin và axit uric, toan hóa nước tiểu trong trường hợp bị sỏi amoni magie photphat. Còn đối với từng loại bệnh cần phải chú ý loại trừ những nguyên nhân tạo thuận lợi cho sự hình thành của sỏi như: chế độ ăn uống cho đến việc điều chỉnh các yếu tố sinh lý hóa của từng bệnh nhân. Kể cả các trường hợp phẫu thuật cần thiết như: Cắt bỏ khổi u tuyến cận giáp trạng, phẫu thuật tạo hình để loại bỏ các nguyên nhân gây ứ đọng đường tiết niệu.

Phòng tránh táo bón: Bằng cách chế độ ăn giàu chất xơ giúp tiêu hóa tốt và tăng nhu động ruột đồng thời hạn chế thực phẩm giàu chất béo. Nên ăn đúng giờ để tránh các vấn đề về tiêu hóa đặc biệt nên đúng giờ đặc biệt các bữa ăn chính như bữa trưa và bữa tối. Ngoài ra, người bệnh cần uống nhiều nước để dự phòng táo bón và chứng đầy bụng. Khi uống nhiều nước cùng với khẩu phần ăn có nhiều chất xơ thì ruột sẽ lưu thông tốt phân mềm và dễ bài tiết ra ngoài.

Tập thể dục thường xuyên với những bài tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh việc dự phòng táo bón vì thế nhu động ruột hoạt động được tốt và phân được đào thải dễ dàng. Khi tiêu thụ nhiều probiotic giúp cơ thể dự phòng táo bón. Ngoài ra giúp điều hòa chủng vi khuẩn ruột, hoạt động hệ tiêu hóa được tốt và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, dự phòng nhiễm trùng dạ dày ruột.

Trường hợp dùng thuốc xổ tự nhiên có đặc tính trợ giúp tiêu hóa dự phòng táo bón mãn tính đó là: gel lô hội, nước ép đu đủ, nước ép dứa, nước chanh nóng, kiwi, nước hạt lanh…Đặc biệt đối với chuối chính là trái cây chứa nhiều chất xơ giúp nhu động ruột hoạt động được tốt đồng thời là thuốc tự nhiên có hiệu quả nhất. Trong quá trình đi toilet khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu lâu vì ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và có thể gây táo bón, ngoài ra còn tránh viêm đại tràng.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hẹp niệu quản

Thông thường các bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán bệnh hẹp niệu quản trước khi sinh bằng kỳ thuật siêu âm. Ngoài ra, có thể thấy chi tiết sự phát triển của thai nhi bao gồm: thận, niệu quản và bàng quang…. Các bác sĩ thường thực hiện siêu âm lại sau khi sinh để đánh giá lại chức năng của thận. Nếu như bác sĩ nghi ngờ có niệu quản bị hẹp một số xét nghiệm và kỹ thuật hình ảnh sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán các bệnh:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Bác sĩ kiểm tra các mẫu máu và nước tiểu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng đồng thời xem có sự hiện diện của creatinine hay không. Đây là chỉ số này báo hiệu chức năng hoạt động của thận.
  • Siêu âm: Khi siêu âm khu vực phía sau lưng cho phép các bác sĩ xem thận và niệu quản
  • Chụp X- Quang, bàng quang – niệu đạo: Khi bài xuất nước tiểu để kiểm tra lưu lượng nước tiểu bất thường các bác sĩ sẽ chèn một ống nhỏ qua niệu đạo. Tiêm thuốc nhuộm vào bàng quang và chụp X – quang thận, niệu quản, bàng quang cũng như niệu đạo trước và trong khi đi tiểu.
  • Nội soi bàng quang: Một ống nhỏ có camera và ánh sáng được đưa vào niệu đạo hoặc có thể thông qua một vết mổ nhỏ. Đối với hệ thống quang học cho phép các bác sĩ nhìn thấy bên trong niệu đạo và bàng quang của người bệnh.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT kết hợp một loạt các góc nhìn tia X được chụp từ nhiều góc độ khác nhau. Ngoài ra, xử lý máy tính để tạo ra hình ảnh cắt ngang của thận , niệu quản và bàng quang.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây chính là khu vực bụng sử dụng lượng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan cũng như mô tạo nên hệ thống tiết niệu.

nguyen-nhan-trieu-chung-cua-benh-hep-nieu-quanCác biện pháp điều trị bệnh Hẹp niệu quản

Các biện pháp điều trị bệnh Hẹp niệu quản

Việc điều trị hẹp niệu quản là việc loại bỏ tắc nghẽn hoặc bỏ qua tắc nghẽn. Khi đó nó có thể giúp điều trị tổn thương cho thận, điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh nhằm loại bổ ổ nhiễm trùng.

Dẫn lưu nước tiểu: Hẹp niệu quản gây đau dữ dội nó có thể yêu cầu dẫn lưu nước tiểu ngay lập tức để có thể loại bỏ nước tiểu ra khỏi cơ thể đồng thời tạm thời làm giảm các vấn đề gây ra bởi tắc nghẽn. Các bác sĩ có thể chỉ định:

Đặt stent niệu quản: Lúc này một ống rỗng chèn bên trong niệu quản để có thể giữ cho niệu quản mở và không bị hẹp. Trường hợp dẫn lưu bể thận qua da là thiết lập một đường dẫn lưu nước tiểu từ bể thận ra ngoài qua do. Từ đó sẽ giải quyết tình trạng ứ nước, ứ mủ bể thận và sẽ khắc phục được tình trạng nhiễm trùng tại chỗ. Khi hạn chế khả năng nhiễm trùng lan rộng hơn như: Nhiễm trùng máu kéo dài thời gian nâng thể trạng cho người bệnh nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn.

Khi một ông thông được luồn qua liệu đạo để nối bàng quang với túi thoát nước bên ngoài điều này có thể đặc biệt quan trọng. Trong trường hợp có vấn đề với bàng quang cũng góp phần dẫn lưu thận bị kém đi. Các kỹ thuật dẫn lưu nước tiểu có thể được chỉ định tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.

Phẫu thuật : Sẽ được chỉ định để điều trị đoạn tắc nghẽn gây hẹp niệu quản tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Trong quá trình phẫu thuật hẹp niệu quản có thể được thực hiện thông qua một trong nhưng phương pháp như:

  • Phẫu thuật mở
  • Phẫu thuật nội soi

Với sự khác biệt chính giữa các phương pháp phẫu thuật này là thời gian phục hồi sau phẫu thuật và số lượng cùng kích thước vết mổ đã thực hiện. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất để điều trị bệnh.

Trên đây là nguyên nhân triệu chứng và cách khắc phục bệnh hẹp niệu quản, những kiến thức về bệnh này để các bạn có thể tham khảo. Nếu gặp vấn đề gì lo lắng về bệnh bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.