Bạn nên biết về cách phòng chống bệnh sốt rét

 22/07/2020 11:50 |  888 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Trần Thị Mai

Bệnh sốt rét là một dạng bệnh lý nguy hiểm do ký sinh trùng sốt rét có tên Plasmodium gây nên. Bệnh có khả năng lây từ người qua người thông qua các vết chích của mỗi Anophen. Trong bài viết dưới đây các giảng viên trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ cung cấp đến bạn đọc các nguyên nhân và cách phòng chống bệnh sốt rét.

Bệnh thường xảy ra phổ biến ở các khu vực nhiệt đới của châu Mỹ, châu  Á và châu Phi. Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu và sẽ là cản trở lớn đối với sự phát triển kinh tế.

Mọi người đều có thể nhiễm bệnh sốt rét, khả năng miễn dịch với sốt rét không đầy đủ và ngắn do vậy có thể bị tái nhiễm. Nhưng nếu được điều trị đúng cách thì người bệnh có thể được hồi phục hoàn toàn. Nhưng với những trường hợp nặng diễn biến bệnh sẽ có chiều hướng xấu rất nhanh, thậm chí gây tử vong trong vài giờ hoặc vài ngày.

Ở trẻ em nếu bệnh sốt rét sẽ gây mất máu hoặc tổn thương não trực tiếp do bị sốt rét ở thể não. Trường hợp trẻ được điều trị sống sót sau khi mắc rét thể não có nguy cơ mắc giảm thần kinh và nhận thức, rối loạn hành vi và động kinh.

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét

Nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt rét là do ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium. Ở người, bệnh sốt rét gây ra bởi 5 loài: Plasmodium falciparum, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale, Plasmodium vivax và Plasmodium knowlesi.

Các ký sinh trùng này sẽ không tồn tại ở bên ngoài môi trường mà chỉ tồn tại trong máu  người và trong cơ thể muỗi truyền bệnh.

Trung gian truyền bệnh chính là muỗi Anopheles.

- Theo các giảng viên của trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì bệnh sốt rét sẽ lây truyền qua 4 phương thức như:

  • Do muỗi truyền: Đây sẽ là phương thức chủ yếu nhất.
  • Do truyền máu: trong lượng máu mà bạn truyền vào cơ thể có chứa ký sinh trùng sốt rét.
  • Do mẹ truyền sang con qua nhau thai và bị tổn thương. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp.
  • Do tiêm chích: Khi sử dụng chung bơm tiêm có dính máu nhiễm ký sinh trùng sốt rét hoặc do tiêm chích ma túy.
cac-bien-phap-phong-tranh-sot-ret
Sốt rét là do vết cắn của muỗi cái Anopheles

- Các yếu tố nguy cơ của bệnh sốt rét bao gồm:

  • Trình độ dân trí và điều kiện kinh tế xã hội thấp
  • Các phong tục tập quán lạc hậu, tập quán canh tác làm nương rẫy và ngủ qua đêm trên nương rẫy, trong rừng
  • Dân di cư tự do vào vùng sốt rét

Ngoài những nguyên nhân gây bệnh sốt rét ở trên nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác, rõ ràng hơn.

Các triệu chứng của bệnh sốt rét

Biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt rét sẽ trải qua 3 giai đoạn: rét run, sốt cao, vã mồ hôi. cơ thể nhức mỏi, thường xuyên buồn nôn và ói mửa; các triệu chứng tái phát sau mỗi 48-72 giờ, tùy theo cơ thể của từng bệnh nhân và độ nhiễm virus sốt rét.

Trên thực tế sốt rét được chia làm 2 loại

  • Sốt rét thông thường: Là loại sốt rét chưa có biến chứng.
  • Sốt rét ác tính: Đây là loại sốt rét đã xảy ra biến chứng và dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm và hoàn toàn có nguy cơ tử vong sau 12 giờ kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Do đó mà việc chẩn đoán chính xác các triệu chứng, điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng vì bệnh có thể tiến triển rất nhanh và đe dọa tính mạng người bệnh.

Điều trị bệnh sốt rét

Việc chẩn đoán và được điều trị càng sớm càng tốt sẽ giảm bớt tình trạng lan truyền ký sinh trùng. Do đó ngay khi có các triệu chứng cần được điều trị ngay tức thời, trẻ em trong vòng 12 giờ và người lớn trong khoảng 24 giờ. 

Liệu pháp điều trị cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, thông thường sẽ sử dụng phương pháp điều trị chống lây lan, điều trị chống tái phát, điều trị sốt rét...

Trong trường hợp bạn nằm trong vùng có bùng phát dịch thì cần phải cách ly tại các cơ sở y tế để đảm bảo việc điều trị theo đúng phác đồ và sớm, kịp thời xử lý nếu có các biến chứng xấu xảy ra. 

Xem thêm các bài viết liên quan

cac-bien-phap-phong-tranh-sot-ret
Sốt là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh sốt rét

Biện pháp phòng chống dịch

Đối với bệnh sốt rét thì hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa sốt rét mà cách tốt nhất là bản thân mỗi gia đình có các biện pháp phòng chống nhất định, cụ thể như:

- Sử dụng các biện pháp ngăn tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh.

- Khơi thông cống rãnh quanh nhà, phát quang bụi rậm, đặc biệt nên chú ý làm nhà xa rừng và xa nguồn nước ô nhiễm có chứa nhiều muỗi.

- Phun tồn lưu và tẩm màn hoá chất diệt muỗi nhằm tiêu diệt muỗi.

- Tham gia vào các hoạt động của đoàn thể nhằm tiêu diệt, tuyên truyền nâng cao ý thức và hành vi của người dân về việc phòng chống hiệu quả bệnh sốt rét. 

- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, có thể đốt hương muỗi. Sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà. Đồng thời các cửa sổ hoặc cửa ra vào người dân có thể đóng lưới. 

- Khơi thông dòng chảy, tiến  hành vớt rong rêu làm thoáng mặt nước nhằm hạn chế được việc sản sinh và phát triển  của loài muỗi gây bệnh sốt  rét.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh sốt rét, hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe tốt nhé. Nếu còn băn khoăn nào và các cách giảm cân khác, các bạn hãy để lại thông tin bên dưới để được giải đáp.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.