Viêm tai giữa trẻ sơ sinh xử lý như thế nào cho đúng cách?

 21/07/2020 11:47 |  625 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Trần Thị Mai

Viêm tai giữa là tình trạng bị các bệnh nhiễm trùng ở tai và xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn các nguyên nhân và biểu hiện gây viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh bên dưới bài viết.

Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có đợt bùng phát nhanh và ngắn với các triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tai giữa, kèm theo triệu chứng có dịch trong tai giữa. Bệnh có thể tiến triển trong khoảng từ 2 – 3 tuần.

Nguyên nhân viêm tai giữa trẻ sơ sinh

Một số các nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như:

  • Do trẻ còn quá nhỏ hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên không đủ sức để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Trẻ sơ sinh có cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh. Lúc này tai trong của trẻ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Nếu trong trường hợp bình thường ống thính giác mở sẽ cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Nhưng cũng có những lúc ống này bị đóng lại làm cho các vi khuẩn sẽ bị kẹt lại trong tai và gây nhiễm trùng.
  • Cũng có thể do biến chứng của một số bệnh lý về tai mũi họng như viêm VA, viêm amidan, viêm xoang, viêm họng, viêm đường hô hấp trên…

Ngoài ra sẽ còn các nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, nếu các bậc phụ huynh có thắc mắc hãy hỏi trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác và rõ ràng.

Xem thêm các bài viết liên quan

viem-tai-giua-o-tre-so-sinh
Triệu chứng đau tai,đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn

Dấu hiệu viêm tai giữa của trẻ sơ sinh

Có nhiều các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh để nhận biết sớm tình trạng bệnh như:

Sốt và viêm mũi

Triệu chứng này sẽ được xuất hiện đầu tiên khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa. Tuy nhiên sẽ tùy vào mức độ bệnh mà sẽ có nhiệt độ thân nhiệt cao thấp khác nhau. Thông thường thân nhiệt trẻ sẽ dao động trong khoảng từ 39 – 40 độ C. Kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, chảy nước mũi…

Biểu hiện này khiến cho các bậc phụ huynh dễ nhầm lẫn với cảm cúm nên cần hết sức chú ý theo dõi thân nhiệt của trẻ.

Đau nhức tai

Trẻ sơ sinh chưa thể  hiện được mức độ đau cho người lớn do đó sẽ có xu hướng đưa tay lên tai và dụi hoặc kéo tai, quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú…  Khi thấy con có dấu hiệu như vậy thì cần kiểm tra màng nhĩ tại các cơ sở chuyên khoa.

Rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những các triệu chứng của viêm tai giữa. Các triệu chứng điển hình là nôn trớ, tiêu chảy…

Đối với những trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa vừa kèm theo triệu chứng chảy ra ở tai, xuất hiện dịch thì  nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Chảy dịch và mủ từ tai

Nhận thấy tai đã bắt đầu xuất hiện mủ thì trẻ đã ở giai đoạn nặng. Tuy nhiên khi bệnh trở nặng các triệu chứng sẽ giảm bớt, thân nhiệt đã giảm, tiêu hóa ổn định bình thường và ít quấy khóc hơn.

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng lúc này con đã khỏi bệnh  nhưng chỉ khi đi khám tại các cơ sở chuyên khoa thì mới được thăm khám và điều trị.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Đa phần các trường hợp bị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh sẽ có thể tự khỏi trong vòng 3 – 4 ngày kể cả không dùng thuốc kháng sinh. Nhưng cũng có những trường hợp trẻ có hệ miễn dịch quá kém hoặc tình trạng nhiễm trùng không phải do vi khuẩn thì gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể như:

Ảnh hưởng đến thính giác của trẻ: viêm tai giữa trong suốt một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng  nghe. Bệnh sẽ được phục hồi khi tình trạng viêm tai giữa chấm dứt. Tuy nhiên nếu tình trạng lặp lại nhiều lần thính giác sẽ kém hoặc nghiêm trọng hơn là bị điếc.

Chậm phát triển về ngôn ngữ: việc nghe kém sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và phát triển ngôn ngữ.

Nhiễm trùng lan rộng hơn: Các bộ phận tai mũi họng đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó nếu bị mắc viêm tai giữa không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng lan sang các mô xung quanh gây ra hiện tượng viêm mũi, áp xe não, viêm phổi…

viem-tai-giua-o-tre-so-sinh
Nên đưa trẻ đi thăm khám nếu phát hiện có bất cứ dấu hiệu nào bất thường

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa cần làm gì?

Theo các giảng viên trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ đối với trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa, cha mẹ không nên tự ý cho con sử dụng thuốc kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa.  

Vì việc sử dụng sai thuốc hoặc không dùng đúng theo chỉ định, các hàm lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, đặc biệt có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Do đó bố mẹ nên thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Trong khi bé sốt thì bố mẹ nên mặc quần áo thoáng mát để có thể giải phóng bớt nhiệt. Tiếp đến dùng nước ấm để lau người cho trẻ. Nước ấm có tác dụng làm giãn mạch máu và rất tốt cho cơ thể. 
  • Đối với các bé vẫn đang bú mẹ thì nên cho bú thêm nhiều cữ để bù nước và tăng cường sức đề kháng. Nhưng trong lúc bú hãy nên giữ cao đầu trẻ để hạn chế tình trạng sữa chảy ngược vào vòi nhĩ gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. 
  • Nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và điều trị đúng cách, tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn từ bác sĩ. 

Ngoài các phương pháp xử lý ở bên trên cha mẹ cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa tại nhà cho trẻ sơ sinh. Cụ thể như: 

  • Hạn chế để nước xâm nhập vào tai trẻ, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và tình trạng viêm nhiễm phát triển. 
  • Trong khi bú nên nâng nhẹ đầu bé để sữa không chảy vào vòi nhĩ, đặc biệt không nên để bé vừa nằm vừa bú bình. 
  • Mỗi khi tắm cho trẻ nếu chẳng may để một vài giọt nước rơi vào tai trẻ thì nên để bé nằm nghiêng và kéo nhẹ vành tai cho nước thoát ra ngoài. 
  • Không nên để trẻ ở trong môi trường khói thuốc lá hoặc dễ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh.... 
  • Khi có các dấu hiệu viêm mũi, ho, viêm họng cần được điều trị triệt để nhằm tránh tình trạng biến chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sơ sinh. 
  • Tiêm đầy đủ các mũi vacxin theo đúng quy định của quốc gia nhằm hạn chế tình trạng giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. 
  • Để trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để nâng cao tốt nhất sức đề kháng, phòng chống tốt các bệnh lý do vi khuẩn hoặc virus gây ra.…
  • Đặc biệt chú ý giữ ấm vùng cổ, chân, tay cho trẻ đặc biệt vào mùa lạnh. 
  • Tránh xa những nơi nhiều tiếng ồn, tạp âm mạnh vì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thính giác của trẻ

Trên đây là một vài chia sẻ về vấn đề bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?. Từ đó cha mẹ có thêm nhiều kiến thức về để phát hiện sớm tình trạng bệnh của trẻ và điều trị kịp thời. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để đưa ra giải pháp phù hợp với trẻ hơn.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.