Huyết áp thấp là tình trạng khá phổ biến hiện nay, mặc dù ngay lúc đó sẽ không gây nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị ổn định thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo các cách trị hạ huyết áp tại nhà an toàn và hiệu quả.
Huyết áp là một trong những thông số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe con người. Tụt huyết áp là tình trạng khi đo sẽ thấy chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg.
Khi thấy các triệu chứng choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, ngất xỉu, mất ý thức để hạn chế diễn biến xấu có thể xảy ra bạn cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được nhanh chóng xử lý kịp thời.
Như mọi người đã biết huyết áp chính là chỉ số phản ánh tình trạng sinh lý động học của cơ thể nên sẽ không ổn định hoặc giữ đúng theo một chỉ số nhất định, nó sẽ thường xuyên thay đổi theo hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe của bản thân tại thời điểm đó.
Các nguyên nhân thường gặp nhất khi bị tụt huyết áp là do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị cao huyết áp và đặc biệt là nhóm thuốc lợi tiểu.
Bên cạnh đó huyết áp cũng có thể bị hạ khi thể tích dịch tuần hoàn thuyên giảm. Do khi cơ thể đổ mồ hôi bị mất nước quá nhiều hoặc do tiêu chảy cấp, nôn ói hoặc chảy máu ồ ạt.
Ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể bị tụt huyết áp đột ngột nếu sau khi tắm nước nóng, tắm hơi, xông hơi…
Người lớn tuổi hoặc đã có biến chứng thần kinh ngoại biên do bị tháo đường nhiều năm nên sẽ rất dễ bị hạ huyết áp tư thế đứng nhận biết thông qua các triệu chứng như xây xẩm, chóng mặt khi chuyển tư thế đột ngột hoặc đang ngồi bỗng nhiên đứng dậy…
Ngoài ra cũng có các trường hợp bị tụt huyết áp do suy tim nặng, do nhịp tim quá nhanh hoặc do sốc nhiễm trùng, sốc phản vệ…
Bệnh hạ huyết áp xảy ra rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Có những nguyên nhân khác gây ra tình trạng tụt huyết áp khác mà chưa được liệt kê ở trên, nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác và đầy đủ hơn.
Ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của tụt huyết áp thì ngay lập tức bệnh nhân nên nằm hoặc ngồi xuống để nghỉ ngơi, tránh những nơi ồn ào vì có thể gây cho tình trạng người bệnh trở nên nặng nề hơn.
Tốt nhất lúc này nên cho người bệnh uống cốc nước ấm như nước gừng hoặc trà ấm, nghỉ ngơi một lúc có thể huyết áp sẽ dần được hồi phục phần nào.
Đối với những người đang điều trị thuốc tăng huyết áp thì cần ngừng sử dụng thuốc và tái khám sớm. Để bác sĩ biết được chỉ số huyết áp và có các biện pháp điều chỉnh thuốc cho hợp lý hơn.
Khi tụt huyết áp có các triệu chứng nôn ói hoặc tiêu chảy nhiều lần với các đối tượng là người già và trẻ nhỏ cần phải dùng các cách bù lại lượng nước đã mất đi bằng cách uống các dung dịch oresol, sữa, cháo…
Bị tụt huyết áp gây ra các chấn thương hoặc chảy máu cần ngay lập tức cầm máu và đến bệnh viện để được cấp cứu.
Các thầy cô giảng viên trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ đến bạn đọc những cách làm hạ huyết áp nhanh trong vòng 10 phút, cụ thể như sau:
* Ngâm chân trong nước nóng
- Cách làm này có tác dụng giúp cho lượng máu từ não di chuyển dần về phía bàn chân làm cho huyết áp của bạn sẽ dần trở lại mức bình thường.
- Thực hiện
Lưu ý: cần giữ cho đầu và cổ mát hơn so với chân để giúp ngăn máu chảy lên não.
* Thở kiểu con ong
- Thở kiểu ong thở kiểu ong hay còn gọi là thở kiểu ong rít có tác dụng thư giãn ngay lập tức và đầy lùi các cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu có liên quan đến huyết áp.
- Cách thực hiện
* Tập thở mũi trái
- Thở sâu bằng mũi trái làm cho các mạch máu và các hormone gây căng thẳng giảm xuống, từ đó sẽ kiểm soát tốt hơn chỉ số huyết áp của mình.
- Cách thực hiện
* Uống nước đường
- Tác dụng của nước đường sẽ nhanh chóng giúp điều chỉnh huyết áp ổn định hơn cho các bệnh nhân bị tụt huyết áp thấp tạm thời.
- Cách thực hiện
Người bệnh cần nên phòng tránh vì các cách trên chỉ là tác dụng tạm thời để ngăn chặn khi huyết áp thấp xảy ra, cụ thể một số biện pháp người bệnh nên duy trì để ổn định huyết áp hơn như: ngủ đủ giấc, tăng cường tập thể dục, và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ngồi dậy đột ngột. Ngoài ra cần thường xuyên kiểm tra huyết áp, đặc biệt với những người có nguy cơ cao không ổn định về huyết áp là điều đặc biệt cần thiết và quan trọng. Trong trường hợp cần dùng thuốc điều trị thì nên duy trì đều đặn và liên tục theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự chẩn đoán và tự quyết định phương pháp điều trị.
Hi vọng những chia sẻ về cách làm giảm huyết áp tại nhà ở trên của các thầy cô trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hữu ích nhiều cho bạn đọc. Mặc dù vậy những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác và đầy đủ hơn.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.