Ngành truyền thông đa phương tiện "lên ngôi" trong xã hội hiện đại

 28/02/2019 10:18 |  3090 lượt xem |  Chuyên mục: Nội San Sinh Viên |  Ngọc Anh

Ngành truyền thông đa phương tiện ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nó trở thành một ngành học “mốt” được đông đảo bạn trẻ có xu hướng lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cụ thể về ngành học cũng như cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào. Sau đây ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ những thông tin quan đáng chú ý nhất cho các bạn tham khảo.

Ngành truyền thông đa phương tiện là gì?

Đa phương tiện hiểu nôm na là nhiều kênh

Ngành truyền thông đa phương tiện là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, ngành truyền thông đa phương tiện là ngành học nghiên cứu về cách quảng bá thương hiệu trên nhiều kênh khác nhau: viết, hình ảnh, video,... đồng thời tìm hiểu về công nghệ thông tin để ứng dụng chúng vào việc tạo ra các sản phẩm độc đáo, giàu ý tưởng sáng tạo.

Nếu như trước đây, người làm nghề chỉ đơn thuần dừng lại ở những bài viết với những câu chữ hay các mẫu quảng cáo được đăng trên các tờ báo in, chương trình được phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình thì ngày nay hình thức chuyển thái phong phú và đa dạng hơn nhiều nhờ công nghệ thông tin phát triển. Những sản phẩm truyền thông ra đời là sự tích hợp của nhiều yếu tố từ chữ viết đến âm thanh tĩnh, sống động kết hợp lời bình hấp dẫn.

Tóm lại ngành truyền thông đa phương tiện là ngành ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào việc thiết kế sáng tạo những sản phẩm có tính mĩ thuật đồng thời mang tính ứng dụng để phục vụ cho mục đích quảng cáo, có thể trên truyền hình, bản tin, game, điện ảnh, y học (tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, mô phỏng…), lĩnh vực giáo dục (minh họa hình ảnh trực quan sinh động) hay các lĩnh vực khác.

Học truyền thông đa phương tiện là tìm hiểu kiến thức cơ bản về mĩ thuật, nghiệp vụ báo chí, truyền thông quảng cáo để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí, biên tập, thiết kế sách báo, sáng tạo nội dung video hay nội dung trên các website với những hiệu ứng đồ họa thu hút.

Không những thế, sinh viên còn được trang bị những kiến thức về việc xử lý hay ảnh âm thanh hay video, các kỹ năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm đồ họa để phục vụ cho mục đích truyền thông như phim hoạt hình, game, kỹ xảo điện ảnh, từ đó có thể đáp ứng các mục đích và những yêu cầu của nền công nghiệp hiện đại.

ngành truyền thông đa phương tiện làm gì?

Ngành truyền thông đa phương tiện ra đời, phát triển song song với ngành công nghệ thông tin

Đối với sinh viên của những trường đại học đầu ngành, ngoài những kiến thức về đại cương còn được định hướng lựa chọn một trong hai chuyên ngành là truyền thông báo chí đa phương tiện hoặc truyền thông thiết kế media.

  • Với chuyên ngành truyền thông báo chí đa phương tiện: tương tự như ngành báo chí đa phương tiện, kiến thức chuyên ngành này cũng tập trung ở mảng báo chí, các bạn có thể các bạn có thể làm việc trong bất kỳ loại hình báo chí nào, từ báo in, báo mạng điện tử, bảo ảnh cho đến báo phát hành truyền hình; sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết của một nhà báo để có thể làm việc độc lập hay làm việc nhóm.
  • Với chuyên ngành truyền thông thiết kế Media, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về việc sử dụng các phần mềm đồ họa như after effect, Photoshop, InDigne hay phần mềm quay dựng phim như Proshow Producer, Sony Vegas ProAdobe Premiere Elements,... đồng thời kết hợp với việc vận dụng các kiến thức về mĩ thuật để sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo đẹp mắt phục vụ cho mục đích của công việc cũng như khách hàng.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành kiến thông đa phương tiện

Học ngành truyền thông đa phương tiện ra làm gì? Cũng giống như cơ hội nghề nghiệp của ngành báo, ác bạn có thể xin việc vào các cơ quan truyền thông hoạt động trong các lĩnh vực giải trí, giáo dục, kinh doanh với nhiều chức vụ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Tham gia vào việc xây dựng, biên tập các chương trình phát thanh truyền hình, phim,  xử lý hình ảnh âm thanh trước khi phát sóng đồng thời phối hợp với bộ phận thiết kế để chọn lọc loại ánh sáng phù hợp hoặc áp dụng những kỹ xảo điện ảnh khác tại các hãng sản xuất hay các công ty truyền hình.
  • Làm chuyên gia quảng cáo, tư vấn thiết kế về bao bì cho các nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim ngắn hay làm các hệ thống thương hiệu tại các công ty quảng cáo truyền thông.
  • Sáng tạo nội dung báo chí, biên tập quản lý bìa sách, ấn phẩm tại các tờ báo hay các nhà xuất bản.
  • Thiết kế Website, giao diện hay các chức năng, phát triển, định hướng nội dung của Web để phục vụ mục đích lâu dài tại các công ty phần mềm.
  • Mô phỏng, thiết kế đồ họa để ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, y học du lịch. giáo dục, dịch vụ,... tại các công ty thiết kế đồ họa.
  • Tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành.

Một số chức danh nghề nghiệp:

  • Phóng viên, biên tập viên,...nhà báo nói chung
  • Chuyên viên truyền thông, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, quản trị Web, chuyên viên quan hệ công chúng, chuyên viên sự kiện, chuyên viên mạng xã hội.
  • Chuyên viên đối ngoại
  • Chuyên viên Marketing Online
  • Đạo diễn, giám đốc sản cuất, giám đốc sáng tạo,...
  • Giảng viên tại các trường ĐH, CĐ, Viện nghiên cứu,...

Thống kê cho thấy, ngành truyền thông đa phương tiện nằm trong top 5 ngành nghề Hot nhất Việt Nam kể từ khi chúng ta trở thành nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, số lượng sinh viên tăng chóng mặt, năm sau cao hơn năm trước khoảng 25%, học viên lên đến 6000 người mỗi năm và có đến 92% sinh viên ra trường có việc làm với mức lương dao động trung bình từ 300 - 1000 USD. Đặc biệt, ngành học này phù hợp với mọi giới tính, là nam hay nữ đều có thể theo học và bình đẳng trong công việc.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.