Học báo chí ra làm gì, dễ xin việc không?

 30/11/-1 00:00 |  2991 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  Ngọc Anh

Với những thí sinh ở khu vực nông thôn hay vùng sâu vùng xa, dường như không phải ai cũng biết học báo chí ra làm gì mặc dù đây được mệnh danh là ngành nghề hot. Nếu bạn có cùng thắc mắc đó, hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ thông tin trong bài viết dưới đây.

Cơ hội việc làm ngành báo chí

Cơ hội việc làm ngành báo chí

Báo chí là ngành học đào tạo ra những người làm nghề truyền đạt thông tin đến công chúng thông qua những tác phẩm được thể hiện theo nhiều thể loại khác nhau. Đó có thể là tin, phóng sự, phỏng vấn,…và nhiều loại hình khác nhau: báo in, báo mạng điện tử, báo phát thanh, báo truyền hình,…Đặc biệt trong thời đại công nghệ như hiện nay, có một loại hình mới ra đời và chiếm ưu thế hơn cả là báo đa phương tiện, nghĩa là tích hợp cả hình ảnh, âm thanh, chữ viết,…

Ngành báo chí luôn đắt giá

Sở dĩ nói ngành báo chí luôn có giá là vì được thông tin là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Nhu cầu đó ngày càng được nâng cao, thể hiện ở chỗ yêu cầu tin mới, đầy đủ, có ý nghĩa, ảnh hưởng đến nhiều người.Vì vậy mà các cơ quan báo chí mọc lên nhiều để đáp ứng cho công chúng. Cả nước có 1 đài truyền hình quốc gia Việt Nam, đài tiếng nói Việt Nam cùng 63 đài phát thanh truyền hình cả nước, chưa kể các đài tư nhân. Hơn nữa, có hàng trăm tờ báo mạng và hàng nghìn trang thông tin điện tử khác nhau. Mặt khác, các kênh truyền hình ngày càng nhiều với đa dạng chương trình, các tờ báo cũng đa dạng chuyên mục,…đòi hỏi phải có đội ngũ những người có năng khiếu viết lách để làm phong phú và hấp dẫn nội dung.

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể lựa chọn chuyển hướng sang một con đường khác, đó là làm truyền thông thương hiệu cho các công ty, doanh nghiệp. Như các bạn biết, bất kỳ công ty nào muốn bán được sản phẩm đều cần những người quảng bá, giới thiệu làm sao để chạm đến tim của khách hàng. Đội ngũ PR càng mạnh thì doanh số của họ càng tăng. Hãy liên tưởng đến những slogan của các tập đoàn lớn hàng đầu: “luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu” (hãng bảo hiểm của Anh – Prudential); “nâng niu bàn chân Việt” (hãng dày dép Bi tít Việt) hay “hãy nói theo cách của bạn” (tập đoàn viễn thông quân đội Vietetel),…đều chẳng phải là công của những người viết lách hay sao?

Phải khẳng định lại rằng, cơ hội việc làm của ngành báo chí luôn rộng mở. Sinh viên ra trường có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau và thu nhập không giới hạn dựa theo tác phẩm mình sáng tạo.

học báo chí ra trường làm gì?

Nên chọn ở những trường đào tạo báo chí hàng đầu

Học ngành báo chí ra trường làm gì?

Không phải ai tốt nghiệp ngành này đều được gọi nhà báo (muốn có thẻ thì phải công tác cho cơ quan báo chí ít nhất là 2 năm và có nhiều tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng). Tuy nhiên, ngay từ khi còn ngồi trên nhà trường, bạn vẫn có thể đảm nhận những công việc y như một nhà báo thực thụ: tìm kiếm đề tài từ thực tế, thể hiện tác phẩm bằng hình thức nào, phát sóng/ đăng,…Cụ thể những chức danh của nhà báo như sau:

Phóng viên: những người trực tiếp đi hiện trường để tìm kiếm ý tưởng, lên kế hoạch và tự tay thực hiện tác phẩm dù bằng hình thức nào.

Biên tập viên: những người duyệt nội dung của tác phẩm, bao gồm bài viết, radio, video (duyệt cả lời bình và hình ảnh),…trước khi phát sóng và có trách nhiệm về “đứa con tinh thần” của mình. Thông thường, sau nhiều năm làm phóng viên, có đủ kỹ năng, kinh nghiệm, bạn sẽ được đề xuất lên vị trí này.

Với truyền hình còn có thêm: MC, quay phim,…Lại Văn Sâm, Hoài Anh, Diệp Chi,…đều là những người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng.

Lưu ý: Trong “làng” báo hiện đại, một người có thể kiêm cùng lúc nhiều nhiệm vụ, vừa lên kịch bản, vừa tự quay phim rồi tự dựng.

Người học nên lựa chọn cho mình một mảng yêu thích (giáo dục, thời sự, sức khỏe,…) và trau dồi kiến thức sâu về mảng đó để làm kiến thức nền tảng cho việc sáng tác sau này. Tuy nhiên, người làm báo nên am hiểu kiến thức rộng trên mọi lĩnh vực.

Với phóng viên, biên tập viên, MC,…thì có thể công tác tại các cơ quan báo chí trong nước: đài truyền hình, phát thanh, báo mạng,…Nếu tự tin về trình độ ngoại ngữ, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào những tập đoàn của nước ngoài, được cử làm phóng viên thường trú tại các nước khác.

Làm content cho các công ty truyền thông, kinh doanh dịch vụ: viết bài giới thiệu sản phẩm giúp tương tác tốt, thu hút khách hàng.

Bạn cũng có thể xin việc vào các công ty du lịch, ẩm thực với nhiệm vụ viết review điểm đến hay món ăn hấp dẫn tới độc giả.

Qua bài viết trên, chắc các bạn đã biết ngành báo chí ra làm gì rồi chứ. Đây là ngành nghề đòi hỏi bạn phải có tố chất, có năng khiếu viết lách và có đủ đam mê để theo đuổi đến cùng, tránh được mọi cạm bẫy về nghề nghiệp, bởi “làm báo không phải dễ”.

Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.