Thuốc Pharmaton có công dụng và liều dùng như thế nào?

 12/10/2018 21:01 |  2911 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Ngọc Anh

Thuốc Pharmaton là loại thuốc được dùng để chữa các triệu chứng mệt mỏi, cơ thể không đủ sức đề kháng. Công dụng và liều dùng cụ thể như thế nào sẽ được thông tin rõ trong bài viết dưới đây.

>>> Nguy hiểm vì dùng thuốc chuột có thể “diệt” người

>>> Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chống dị ứng ít người để ý

>>> Thuốc bổ máu được chỉ định dùng trong trường hợp nào?

thuốc Pharmaton có tác dụng gì?

Thuốc Pharmaton có tác dụng gì? Thuốc Pharmaton dùng để điều trị bệnh gì?

Thuốc Pharmaton là loại thuốc gì?

Thành phần của thuốc pharmaton trong một viên có gồm có 40mg Nhân sâm, vitamin A 4000IU, vitamin D2 400IU, vitamin E 10mg, vitamin B1 2mg, vitamin B2 2mg, vitamin B6 1mg, vitamin B12 1mcg, vitamin C 60mg,vitamin PP 15mg , 2-Dimethylaminoethanol hydrogentartrat 26mg, Ca pantothenate 10mg, rutoside trihydrate 20mg, F 0,2mg, K 8mg, Cu 1mg, Mn 1mg, Mg 10mg, Zn 1mg, Ca 90.3mg, Fe 10mg, P 70mg, lecithin 66mg.

Thuốc Pharmaton là loại thuốc tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho những người làm việc chân tay quá sức khiến sức khỏe giảm sút, hệ miễn dịch kém, chán ăn. Hệ miễn dịch kém là nguyên nhân gây ra các loại bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy những người này  thường sử dụng thuốc Pharmaton ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh.

Tác dụng của thuốc Pharmaton 

Thuốc Pharmaton dùng để điều trị cho những chứng bệnh sau:

  • Dùng cho những bệnh nhân bị mệt mỏi, mất sức, sức khỏe giảm sút, không có khả năng tập trung
  • Dùng cho những người thiếu hụt dinh dưỡng hoặc mất cân bằng dinh dưỡng, mất khả năng đề kháng
  • Dùng để phòng và điều trị những bệnh do tuổi già: cơ thể yếu, chán ăn, khó tiêu
  • Dùng trong các trường hợp thường xuyện phải vận động nặng, lao động chân tay nhiều, hay vận động viên luyện tập nặng.

Cách dùng thuốc Pharmaton an toàn

Cách dùng và liều dùng của thuốc Pharmaton

Tác dụng phụ của thuốc Pharmaton:

Lạm dụng thuốc Pharmaton có thể gây ra những tác dụng có hại đối với sức khỏe như:

  • Càng mệt mỏi
  • Đau nhức đầu;
  • Hoa mắt kèm theo chóng mặt;
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn;
  • Bụng dạ khó tiêu, hay bị đau bụng;
  • Mắc chứng tiêu chảy;
  • Bị dị ứng, nổi phát ban, ngứa.

Ngoài ra có thể có một số tác dụng phụ của thuốc Pharmaton không được liệt kê trong danh sách trên. Vì vậy, cần theo dõi việc uống thuốc trong suốt quá trình điều trị bệnh. Nếu phát hiện ra điều gì bất thường với cơ thể thì cần ngưng sử dụng thuốc  ngay và thông báo với bác sĩ để họ có biện pháp khắc phục các triệu chứng và thay đổi các biện pháp điều trị khác để đạt hiệu quả nhanh chóng hơn.

Cách sử dụng thuốc Pharmaton

Cũng như những loại thuốc khác, thuốc Pharmaton chỉ phát huy hết công dụng khi dùng đúng cách và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng thuốc thì không được nhai, uống nguyên viên cùng với nước. Nếu thấy khó uống thì có thể cắt viên thuốc ra rồi trộn lẫn với một chút mật ong hoặc với sữa để uống. Không ăn kèm đồ chua khi uống thuốc vì trong đồ chua chứa axit sẽ làm dạ thuốc, từ đó làm mất đi tác dụng của thuốc.

Liều lượng thuốc Pharmaton đối với người lớn

Dùng 2 viên nang mỗi ngày vào sáng và trưa trong vòng 2 đến 3 tuần đầu. Sau đó 1 viên nang mỗi ngày vào buổi sáng.

Liều dùng thuốc Pharmaton đối với trẻ em

Hiện nay, liều dùng của trẻ em chưa được xác định cụ thể nếu muốn cho trẻ dùng thuốc này thì nên trực tiếp gặp bác sĩ để được kê đơn phù hợp với chiều cao, cân nặng, tình trạng bệnh.

Liều dùng thuốc Pharmaton

Tương tác thuốc Pharmaton

Những đối tượng không nên dùng  thuốc Pharmaton

  • Những người đang điều trị các loại bệnh khác bằng thuốc kháng sinh nhóm tetracycline; L-dopa; hoặc thuốc chống đông hoặc những loại thuốc chứa vitamin A hoặc vitamin D.
  • Phụ nữ đang mang thai hay đang cho con nhỏ bú không nên sử dụng thuốc Pharmaton. Vì có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là giai đoạn đầu của thai kì hoặc lúc trẻ mới sinh.
  • Không nên sử dụng thuốc kèm với các loại đồ ăn thức uống có chứa hang lượng lớn vitamin A.
  • Những người bị suy thận, sỏi thận thì không nên sử dụng thuốc Pharmaton.
  • Những người đang dùng retimoid để điều trị mụn hoặc điều trị sưng tấy.
  • Những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa canxi như tăng canxi huyết hay tăng caxi niệu.
  •  Những bệnh nhân nhạy cảm với các thành phần của thuốc.

Khi uống thuốc Pharmaton quá liều hoặc quên uống thuốc thì nên xử lý như thế nào?

Quá liều thường đáng sợ hơn quên liều. Nếu như quên liều thì khi nhớ ra bạn phải uống ngay nhưng nếu nhớ ra khi đã gần giờ kế tiếp thì nên bỏ qua lần đã quên và uống lần kế tiếp đó đúng thời điểm chỉ định, tuyệt đối không được uống gấp đôi liều. Vì quá liều có thể gây ra các chứng khó thở, ngất xỉu,...Dược sĩ Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch khuyên rằng nếu bạn mắc nhưng trường hợp đó thì trước hết cần gây nôn để tống khứ các loại thuốc đã uống ra khỏi cơ thể đồng thời bảo người nhà hãy chuyển nhanh đến cơ sở Y tế gần nhà nhất để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Một số lưu ý khi dùng thuốc Pharmaton như: đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tìm hiểu kỹ thông tin về thuốc, kiểm tra mã vạch tránh hàng giả hàng nhái, bảo quản thuốc đúng cách để thuốc không bị biến chất (không được để thuốc ở môi trường có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng hoặc để nơi ẩm thấp, nhiều nước); khi không sử dụng thuốc nữa cũng cần gom thuốc lại để tiêu hủy đúng quy định, đảm bảo không có ô nhiễm môi trường,...

Mệt mỏi là tình trạng thường gặp ở mọi người, nhất là những người lao động nặng. Có lẽ cũng vì thế mà trong tủ thuốc của những gia đình này luôn có sẵn những vỉ thuốc Pharmaton nhưng trước khi dùng cần ý thức được dùng như thế nào cho đúng và đủ. Thông tin về thuốc Pharmaton chỉ mang tính chất tham khảo. Để an toàn tới tính mạng, cần nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc tránh "rước" phải những hậu quả khôn lường.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.