Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chống dị ứng ít người để ý

 11/10/2018 17:32 |  1580 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Ngọc Anh

Rất nhiều người sử dụng thuốc chống dị ứng nhưng không lường trước những tác dụng phụ khi thường xuyên sử dụng nó.

>>> Thuốc cetirizin có công dụng và liều dùng như thế nào?

>>> Thuốc bổ máu được chỉ định dùng trong trường hợp nào?

thuốc chống dị ứng có tác dụng gì?

Thuốc chống dị ứng có tác dụng gì?

Thuốc chống dị ứng có thể gây ra tác dụng phụ gì?

Nhu cầu sử dụng thuốc chống dị ứng của người dân ngày càng nhiều. Có bệnh nhân sử dụng vì mắc viêm mũi dị ứng, có người vì dị ứng thời tiết, có người thì bị nổi mề đay,…Vì thế mà thuốc chống dị ứng là một trong những loại thuốc có mặt trong tủ thuốc của mỗi gia đình, được dùng phổ biến cho mọi độ tuổi. Thuốc chống dị ứng được chỉ định dùng trong các trường hợp đó.

Tuy nhiên, việc tự ý dùng thuốc chống dị ứng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Theo các chuyên gia Y tế, trong một số trường hợp, thuốc chống dị ứng nó chỉ làm giảm chứ không thể điều trị dứt điểm các triệu chứng dị ứng bởi bệnh do nhiều nguyên nhân. Các triệu chứng này có thể do di truyền, do cơ địa của mỗi người, hiện chưa có thuốc đặc trị, bệnh nhân thường phải sống chung với bệnh hoặc có thể cải thiện nhờ được sự tư vấn và áp dụng các biện pháp điều trị nâng cao tại bệnh viện. Vì thế, bệnh nhân không nên tự ý dùng thường xuyên vì nó khiến bệnh tình thêm trầm trọng.

Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc chống dị ứng chúng ta có thể gặp phải là: hoa mắt, chóng mặt, mắt nhìn không rõ; nặng hơn có thể bị biến chứng hô hấp, suy hô hấp. Những người lái xe, vận hành máy móc không nên dùng thuốc vì thuốc chống dị ứng có tính an thần. Ngoài ra, những trường hợp sau cũng không được dùng thuốc chống dị ứng: bị hen suyễn, viêm dạ dày, hay các bệnh về dạ dày, viêm phổi mạn tính, trẻ em dưới 2 tuổi,…

Dùng thuốc chống dị ứng như thế nào cho an toàn, hiệu quả?

Tùy từng loại cụ thể mà cách dùng thuốc dị ứng cũng khác nhau. Bạn có thể tham khảo những cách sau:

Thuốc kháng histamin

Đường uống: Các viên uống hoặc dung dịch thuốc dùng để điều trị bệnh ngứa, chảy nước mũi, nổi mề đay,..Các loại thuốc có thể dùng như: Diphenhydramin, chlorpheniramin, Loratadin, cetirizin, desloratadin... Trong đó, có một số loại thuốc gây khô miệng và nuồn ngủ nhất là Diphenhydramin, chlorpheniramin… Vì vậy những người lái xe hay những người làm công việc yêu cầu độ tỉnh táo cao thì không được phép sử dụng.

Dạng xịt, nhỏ mũi: Thuốc có tác dụng giảm hắt xì hơi, ngứa hoặc chảy nước mũi hay các vấn đề gây khó chịu ở mũi, gồm các loại thuốc như thuốc azelastin, olopatadin… Tác dụng có hại khi dùng những loại này là đắng miệng, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, đau rát mũi, chảy nhiều nước mũi, buồn nôn, nôn, đau họng, hắt hơi.

cách dùng thuốc chống dị ứng an toàn

Cách dùng thuốc chống dị ứng an toàn

Dạng nhỏ mắt: Thuốc chống dị ứng dạng nhỏ mắt thường được phối hợp với các thuốc khác như thuốc thông mũi, có tác dụng giảm ngứa, đỏ, đau mắt. Khi sử dụng, người bệnh phải nhỏ liên tục nhiều lần trong ngày vì thuốc chỉ phát huy tác dụng chỉ trong vòng vài giờ sau khi nhỏ. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ là đỏ mắt, chảy nước mắt, đau đầu, nhất là những trường hợp  đeo kính áp tròng thì càng làm dễ bị viêm mắt.

Các loại corticoid

Đây là loại thuốc kê đơn, không được tự ý mua về dùng vì có thể gây ra những tác hại rất nguy hiểm. Vì vậy bạn nhất định phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, Dược sĩ. Cách dùng các loại thuốc corticoid chống dị ứng:

Thuốc dạng xịt mũi: thuốc có khả năng làm giảm, ngăn ngừa các biểu hiện viêm mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa, ngạt mũi. Các loại thuốc như: Fluticason, mometason, budesonide… Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như chảy máu cam, kích ứng mũi, khó chịu.

Corticoid dạng hít: Thuốc dùng để điều trị bệnh hen suyễn nhưng có thể gây ra  triệu chứng khô miệng, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn ở miệng. Thuốc có các loại như: Fluticason, budesonid, beclomethason…

Dạng thuốc nhỏ mắt: Một số loại thuốc có tên: Dexamethason, fluorometholon, hay prednisolon… được chỉ định dùng trong trường hợp bị kích ứng mắt hoặc viêm kết mạc dị ứng nhưng người bệnh cần cân nhắc vì thuốc có thể gây mờ mắt, nhiễm khuẩn, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.

Kem bôi da chứa corticoid: hydrocortison, triamcinolon, flucina… là những loại thuốc nhiều người tự ý mua về dùng nhất nhưng dùng lâu dài có thể gây mỏng da, teo da.

Corticoid đường uống: Dạng này có hai loại là viên uống hoặc dung dịch, được sử dụng để điều trị các triệu chứng nghiêm trọng gây ra bởi tất cả các loại phản ứng dị ứng. Vì chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn, corticoid đường uống thường được quy định đối với khoảng thời gian ngắn. Sử dụng lâu dài có thể gây đục thủy tinh thể, loãng xương, yếu cơ, loét dạ dày và chậm phát triển ở trẻ em. Corticoid đường uống cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh cao huyết áp.

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.