Thuốc bổ máu được chỉ định dùng trong trường hợp nào?

 10/10/2018 15:18 |  1709 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Ngọc Anh

Ai cần dùng thuốc bổ máu hay nói cách khác thuốc bổ máu được chỉ định dùng trong trường hợp nào là thắc mắc của không ít người. Hãy cùng ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

tác dụng của thuốc bổ máu

Thuốc bổ máu có tác dụng gì?

Máu là một trong những thành phần thiết yếu nhất của cơ thể con người, có vai trò rất quan trọng, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng tới tất cả các bộ phận của cơ thể. Muốn cơ thể hoạt động bình thường thì  cần tránh để hàm lượng máu trong cơ thể hạ thấp. Máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu. Các tế bào hồng cầu bao gồm một hợp chất hóa học sắt nhất định, được gọi là hemoglobin. Hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi nuôi tế bào. Do đó nếu thiếu Hemoglobin cơ thể sẽ kém linh hoạt, yếu ớt thậm chí là ốm nặng. Một số người thường tìm đến với thuốc bổ máu để điều trị tình trạng thiếu máu.

Vậy thuốc bổ máu là loại thuốc gì? Thuốc bổ máu là loại thuốc bổ sung những dưỡng chất cần thiết để cơ thể có đủ máu đi nuôi các hoạt động sống, nó chứa các thành cấu tạo của tế bào máu . Những thành phần này được hấp thụ qua đường ăn nhưng do chế độ ăn chưa đủ hoặc do mắc bệnh khiến cơ thể hấp thu kém dẫn đến thiếu máu.

Những trường hợp nên dùng thuốc bổ máu

Những người bị mất nhiều máu: những người đi đái ra máu, hành kinh kéo dài, bị xuất huyết dạ dày hay xuất huyết đường ruột; những người chạy thận nhân tạo

Những người ăn thiếu chất dinh dưỡng: Sắt có vai trò quan trọng, nó kết hợp với tủy xương để tạo ra tế bào hồng cầu, phần còn lại dự trữ ở gan, tủy xương, lách, hệ nội võng mô (dạng ferritin, hemosiderin). Sắt trong hồng cầu chiếm 65-75%, sắt dự trữ chiếm 15-30% trong tổng lượng sắt chung.

Nhu cầu sắt tối thiểu mỗi ngày đối với nam là 1 mg còn đối với nữ là 1,6 – 2 mg. Cơ thể có khả năng hấp thụ sắt từ động vật khoảng 15% còn với thực vật chỉ khoảng 5%. Động vật có tỷ lệ sắt cao hơn thực vật, động vật trên cạn cũng có tỷ lệ sắt cao hơn động vật trên nước. Như vậy, ăn ít, ăn không đa dạng, nhất là với những người ăn chay thì rõ ràng bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

Đối với bà mẹ mang thai,  từ lúc hình thành phôi thai cho đến lúc thai nhi được 6 tháng thì nhu cầu sử dụng sắt của mẹ tăng, phải thêm 955mg sắt/ ngày. Do đó phụ nữ mang thai cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt để không ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

liều dùng thuốc bổ máu

Ai cần dùng thuốc bổ máu?

Những người có khả năng hấp thu kém: những người lớn tuổi hoặc những người mắc các bệnh về đường ruột thì khả năng hấp thu sắt thường giảm. Nếu người bệnh đang sử dụng những loại thuốc có tính kiềm cũng gây khó khăn không nhỏ cho việc hấp thụ sắt.

Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc bổ máu thôi chưa đủ vì để tạo ra được tế bào hồng cầu, cần sắt, chất porphyrin và protein. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc thì cần thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là chất đạm để kịp thời tái tạo máu mới.  

Cách dùng thuốc bổ máu an toàn hiệu quả

Thuốc bổ máu có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, uống thuốc ít có tác dụng phụ hơn là tiêm. Chỉ có 20% người dùng đau vùng thượng vị, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy (do phối hợp với thuốc nhuận tràng), răng lợi bị sẫm lại, phân đen (nhưng không gây hại), chỉ xảy ra khi dùng liều cao.

Thời điểm uống thuốc thích hợp nhất là trước khi ăn 1 tiếng đồng hồ hoặc sau khi ăn 2 tiếng đồng hô vì cơ thể dễ hấp thụ sắt hơn khi dạ dày còn trống rỗng.

Dạng tiêm bắp gây đau nhức, đổi màu da vùng tiêm, dị ứng, phát sốt, tim đập nhanh, đau khớp, tăng bạch cầu, hạch sưng to. Dạng tiêm tĩnh mạch gây co thắt, viêm tĩnh mạch ,dị ứng, sốc phản vệ (có thể tử vong).

Trường hợp dùng quá liều cũng ít khi gây ra tình trạng thừa sắt vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là gen di truyền nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như hoại tư niêm mạc ruột, bị choáng hoặc xuất huyết tiêu hóa.

Gợi ý một số thực phẩm giàu chất sắt

thực phẩm giàu chất sắt

Những thực phẩm bổ máu tốt

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu máu. Bên cạnh việc dùng thuốc bổ máu bạn có thể cải thiện tình trạng tồi tệ đó bằng cách ăn những thực phẩm giàu chất sắt như:

  • Thịt: Ăn nhiều thịt sẽ tăng cường protein giúp hình thành hemoglobin trong cơ thể.
  • Trái cây: Vitamin C trong các loại hoa quả giúp cơ thể hấp thu sắt nhanh
  • Hải sản: Đây là những thực phẩm chứa nhiều sắt, đạm và khoáng chất cần thiết cho cơ thể
  • Các loại đậu: Các loại đậu như đậu nành, đậu chichpeas…chứa nhiều sắt, làm tăng nhanh hàm lượng hemoglobin.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo, lúa mì, lúa mạch và yến mạch tạo ra những bữa ăn lành mạnh cho những bệnh nhân bị thiếu máu giúp cung cấp cho cơ thể lượng carbohydrat cần thiết.
  • Rau xanh: Ăn các loại rau xanh sẽ cung cấp cấp sắt và các khoáng chất khác cũng như các loại vitamin khác nhau.
  • Trứng: Trứng là một loại thực phẩm phổ biến có chứa một lượng sắt cao và các chất dinh dưỡng khác nên ăn hàng ngày.
  • Trái cây khô: Các loại trái cây sấy khô, như nho khô, mơ, và hạt chà là là những nguồn giàu chất sắt, vitamin và chất xơ.
  • Hạt: hầu hết các loại hạt đều rất tốt cho cơ thể nhất là hạnh nhân, điều, óc chó đều cần để đáp ứng nhu cầu sắt cho cơ thể.
  • Sôcôla đen: Thật may món ăn yêu thích của nhiều người lại cung cấp một hàm lượng sắt rất lớn cho cơ thể.

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất khi bị thiếu máu cần gặp bác sĩ để được khám, kê đơn và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.