Loperamide là loại thuốc không cần kê đơn được nhiều người sử dụng để trị chứng tiêu chảy. Tuy nhiên, không ít người sử dụng loại thuốc này một cách tùy tiện, gây ra những hậu quả khôn lường cho cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin giúp mọi người sử dụng loại thuốc này một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Cơ chế hoạt động của Loperamide là: làm giảm nhu động ruột giúp giảm số lần đi vệ sinh từ đó làm phân ít nước. Vì vậy mà loại thuốc này có công dụng điều trị các chứng tiêu chảy đột ngột, tiêu chảy ở những người mắc bệnh viêm ruột. Ngoài ra Loperamide còn hỗ trợ những người đã trải qua thủ thuật mở thông ruột hồi với tác dụng giảm lượng bài tiết.
Lưu ý: thuốc này chỉ có tác dụng điều trị các triệu chứng tiêu chảy chứ không thể giải quyết dứt điểm được nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Dù Loperamide là loại thuốc được sử dụng mà không cần kê đơn, tuy nhiên bệnh nhân cũng cần tham khảo tư vấn của bác sĩ vì thuốc chỉ có tác dụng ở một số trường hợp và còn tồn tại một số hạn chế gây ra những tác dụng không mong muốn khác.
Tác dụng của thuốc Loperamide
Như ở nói ở trên, Loperamide có một số hạn chế và có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với những biểu hiện thường gặp như sau:
Các chuyên gia thuộc ban tư vấn các trường Cao Đẳng Dược cho biết, thuốc loperamide không được chỉ định để điều trị các trường hợp tiêu chảy do vi rút, vi khuẩn, ngộ độc thức ăn.
Loại thuốc này không dễ dàng sử dụng như nhiều người suy nghĩ vì thuốc không có hiệu quả trong tất cả trường hợp tiêu chảy. Đôi lúc, dùng loperamide vừa có hại lại vừa có lợi.
Loperamide giúp cho người bị tiêu chảy chống tình trạng mất nước trầm trọng nhưng nếu dùng thuốc quá sớm thì sẽ gây tích tụ mầm bệnh. Ở một số trẻ em đã ghi nhận tình trạng hoại tử niêm mạc do uống thuốc loperamide.
Vì thế, người bệnh cần xác định rõ ràng nguyên nhân gây ra tình trạng cơ thể từ đó có thể yên tâm sử dụng thuốc theo sự tư vấn của bác sĩ.
Thuốc loperamide được sử dụng sau mỗi lần đi ra phân lỏng dưới sự tư vấn của bác sĩ. Người bệnh sử dụng thuốc theo liều dùng phù hợp với tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng thuốc.
Với người lớn, liều lượng thuốc không được quá mức 8mg trong vòng 1 ngày khi tự điều trị, khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ thì không được quá 16mg.
Với trẻ em, thuốc được sử dụng phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ.
Khi sử dụng Loperamide ở dạng viên nhai, người bệnh nên nhai kỹ và uống thuốc khi chưa ăn gì.
Khi sử dụng Loperamide ở dạng viên nén hòa tan nhanh, người bệnh không được phép nghiền, bẻ, chia nhỏ viên thuốc mà chỉ lấy viên nén ra một cách cẩn thận.
Sau khi dùng thuốc 2 ngày mà không nhận thấy sự cải thiện, thậm chí tình trạng bệnh còn xấu hơn thì người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Khi nhận thấy các hiện tượng như sốt, đau dạ dày hay xuất hiện máu trong phân, bạn cần đến ngay các cơ sở gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Nếu dùng thuốc với mục đích điều trị tiêu chảy liên tục dưới sự chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần thông báo lại khi nhận thấy tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm sau 10 ngày điều trị.
Khi không có sự chỉ định của bác sĩ thì không được phép sử dụng thuốc Loperamide cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Để tránh sự tương tác thuốc gây ra một số tác dụng nguy hiểm, người bệnh không nên dùng chung thuốc Loperamide với các thuốc ngủ, thuốc ức chế thần kinh, các loại kháng sinh hay loại barbituric. Khi dùng đồng thời các thuốc này với Loperamide, người bệnh có thể gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài và táo bón.
Liều dùng Loperamide được điều chỉnh theo độ tuổi và cân nặng để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc.
Khi dùng thuốc ở dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng thì cần uống sau mỗi lần đi phân lỏng đầu tiên với liều khởi đầu là 4mg, liều duy trì là 2mg. Lưu ý không được uống vượt quá mức 16mg trong vòng 1 ngày
Dạng viên nén nhai: cũng uống sau lần đi phân lỏng đầu tiên với liều khởi đầu là 4 mg liều duy trì là 2mg nhưng mức liều lượng được sử dụng là 8 mg.
Dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng:
Trẻ từ 2-6 tuổi (nặng từ 16kg đến 20kg) chỉ được phép sử dụng thuốc ở dạng lỏng với liều khởi đầu là 1mg, uống 3 lần trong ngày đầu tiên. Tiếp đó thì dùng liều duy trì với liều lượng 0,1 mg/kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng và không được vượt quá liều đầu tiên.
Trẻ từ 6-8 tuổi (nặng từ 20 đến 30 kg)
Trẻ từ 8-12 tuổi (nặng hơn 30 kg)
Khi sử dụng ở dạng viên nén, viên nang, và dạng lỏng: uống 2 mg trong 3 lần ngày đầu tiên và uống với liều duy trì ở mức 0,1 mg/kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng, nhưng không vượt quá liều đầu tiên.
Khi sử dụng thuốc ở dạng viên nén nhai: uống 2mg sau lần đi phân lỏng đầu tiên, tiếp đó duy trì với liều 1 mg uống sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo và không được vượt quá mức 6mg trong vòng 1 ngày.
Trẻ em từ 12-18 tuổi:
Đối tượng này được phép sử dụng tất cả dạng của thuốc với liều khởi đầu là 4 mg, uống sau lần đi phân lỏng đầu tiên. Sau đó trẻ dùng liều 2 mg sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo, nhưng không được phép vượt 8mg trong vòng 1 ngày.
Liều dùng loperamide cho trẻ em
Để tránh những tác dụng không mong muốn của thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp một trong các trường hợp sau đây:
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng Loperamide, người bệnh cũng cần chú ý một số lưu ý sau:
Tiêu chảy là một chứng bệnh thường gặp và có diễn biến khá phức tạp. Vì vậy, chúng tôi mong rằng những thông tin trên về thuốc tiêu chảy Loperamide sẽ giúp các bạn có được những hiểu biết và cách dùng loại thuốc này một cách khoa học nhất!
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.