Thuốc Atorvastatin giảm Cholesterol xấu, tăng Cholesterol tốt

 28/11/2018 15:29 |  1943 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Ngọc Anh

Thuốc Atorvastatin dùng cho người lớn phòng ngừa bệnh tim mạch, cho bệnh nhi bị tăng cholesterol máu do di truyền dùng Atorvastatin kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp để giúp hạ cholesterol và chất béo có hại và tăng cholesterol có lợi. Dưới đây là thông tin cũng như tác dụng và hướng dẫn sử dụng các bạn nên biết trước khi dùng.

>>> Thuốc Arcoxia có công dụng và liều dùng như thế nào?

>>> Cái giá phải trả khi “mua” giấc ngủ bằng thuốc an thần

Tác dụng của thuốc atorvastatin là gì?

Atorvastatin là loại thuốc hỗ trợ cơ thể trong công cuộc đẩy lùi những chất béo có hại, giảm hàm lượng cholesterol trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa béo phì và các bệnh liên quan như tim mạch, tim, đột quỵ.

Việc thay đổi lối sống lành mạnh bằng chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý (cắt giảm tinh bột, hạn chế đồ ăn nhanh, bổ sung protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất, đi bộ, chạy bộ, đạp xe,…) càng giúp phát huy tác dụng của thuốc.

thuốc Atorvastatin có thành phần gì

Thành phần thuốc Atorvastatin giúp hạ Cholesterol hiệu quả

Cách dùng và lưu ý khi dùng Atorvastatin

  • Uống sau ăn cơm, thường là một lần/ ngày.
  • Uống nhiều nước
  • Không ăn bưởi chùm hoặc uống nước bưởi chùm vì có thể khiến nồng độ thuốc trong máu tăng.
  • Nếu đang kết hợp với một thuốc giảm Cholesterol khác, nên uống cách nhau ít nhất 1 giờ.
  • Nên dùng vào một thời điểm cố định để dễ nhớ
  • Phải kiên trì sử dụng ít nhất 4 tuần mới thấy hiệu quả.
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm.
  • Hết hạn sử dụng, nhớ vứt thuốc hợp lý

Liều dùng Atorvastatin cho từng đối tượng

Các loại thuốc Atorvastatin: Viên nén, thuốc uống: 10 mg, 20 mg, 40 mg, 80 mg. Liều dùng Atorvastatin cho người lớn và trẻ nhỏ khác nhau.

Đối với người lớn:

  • Về phòng ngừa bệnh tim mạch: 10 – 80mg/ lần/
  • Về bênh máu nhiễm mỡ:  10 – 40 mg/ lần/ ngày

Đối với trẻ em: 10 – 20 mg/ lần/ ngày

cách dùng thuốc Atorvastatin

Dùng Atorvastatin đúng cách để phát huy hiệu quả điều trị bệnh

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Atorvastatin

Một số dấu hiệu thường gặp khi bị phản ứng thuốc là: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Một số trường hợp nặng có thể gây ra đau mỏi, yếu, lú lẫn, mất trí nhớ, nước tiểu đậm màu, sưng, tăng cân, buồn nôn, giảm cân, mắt mờ, miệng khô, vàng da, phân màu đất sét,…

Có người mắc một trong những tác dụng phụ kể trên, có người mắc những triệu chứng khác nhưng hễ gặp vấn đề bất thường thì nên trực tiếp gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Tương tác thuốc Atorvastatin

Nếu uống thuốc theo đơn của bác sĩ thì nên nói cho họ biết về những loại thuốc hiện tại bạn đang dùng. Bởi một số hoạt chất trong thuốc có thể tương tác với nhau làm giảm tác dụng chính hoặc gia tăng mối nguy hiểm, nhất là các thuốc chống nấm, thuốc chứa cobicista, thuốc tránh thai, thuốc trị rối loạn lipid huyết, thuốc ức chế hệ miễn dịch,…

Nếu bị bệnh gan cũng nên báo với bác sĩ xét nghiệm về gan để kết luận về tiền sử, chẩn đoán về nguy cơ giúp bạn chủ động phòng ngừa các bệnh về gan do lượng Cholesterol cao.

Ngoài ra, những bạn bị đau, yếu cơ, bệnh tiểu đường, động kinh, huyết áp thấp, bệnh về tuyến giáp hoặc bệnh thận,…cũng phải báo với bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.

 Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Tóm lại, Atorvastatin thuộc loại  thuốc giúp giảm cholesterol hiệu quả, hoạt động theo cơ chế ức chế một enzym tạo cholesterol là HMGCoA reductase. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất nên hỏi ý khí bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

 >>> Ai cũng “lột xác” nhờ liều "thuốc giảm cân" thần kì này!

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.