Dùng chung nhiều loại thuốc cùng lúc là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người, nhiều độ tuổi. Điều này có thể đe dọa tính mạng con người nhưng ít ai chú ý đến.
1. Thuốc thông mũi và thuốc hạ huyết áp
Cơ chế hoạt động của thuốc thông mũi là làm co mạch để giảm chảy nước mũi nhưng khi làm co mạch máu sẽ khiến cơ thể dễ bị tăng huyết áp. Điều này sẽ đi ngược lại với tác dụng của thuốc hạ huyết áp. Do đó, chúng không thể kết hợp với nhau, cực kì nguy hiểm cho những người bị huyết áp cao.
Lưu ý: Hiện nay có những loại thuốc điều trị bệnh cảm cúm chứa các thành phần có thể làm thông mũi nên cần cân nhắc nếu đang dùng thuốc hạ huyết áp. Nếu cần thiết phải dùng thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
2. Thuốc hạ cholesterol và vitamin B3/ thuốc chống nấm
Vitamin B3 có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol, nhất là những cholesterol xấu, tốt cho máu và hệ thần kinh. Nó cũng giúp cải thiện làn da và mái tóc, cho bạn một làn da trắng mịn cùng mái tóc bồng bềnh, chắc khỏe. Nhưng dùng vitamin B3 với thuốc hạ Cholesterol có thể khiến bạn bị chuột rút hoặc bị đau nhức, phát ban,… Còn việc kết hợp thuốc chống nấm với thuốc hạ Cholesterol khiến cơ bị yếu đi hoặc ảnh hưởng không tốt cho thận.
3. Thuốc điều trị bệnh viêm tiết niệu và viên sắt
Thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh viêm tiết niệu chỉ có tác dụng khi đi vào máu nhưng những viên sắt đã phá quy luật này. Nó làm thuốc bị kết tủa, giảm sự hấp thụ của thuốc. Thậm chí nếu dùng sắt ở liều cao có thể dẫn làm giảm đến sự hấp thu thuốc vào máu đến 1/3. Như thế thì thuốc không thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh ở đường tiết niệu được. Từ đó tạo nên một đối kháng, không thể đi “chung đường”. Vì vậy, nếu đang điều trị bệnh viêm đường tiết niệu thì tuyệt đối không được uống thuốc sắt.
Những loại thuốc không được kết hợp với nhau
4. Kháng sinh tả và canxi
Canxi rất tốt cho xương khớp, chống loãng xương nhưng khi mắc bệnh tả cần lưu ý không được dùng thêm thực phẩm giàu canxi. Vì canxi sẽ gây kết tủa khiến những loại thuốc kháng sinh không thể hòa tan để đi vào làm nhiệm vụ của nó. Do đó, bệnh tả sẽ kéo dài, khó chữa trị.
5. Thuốc chống dị ứng và ketoconazol
Trong thuốc chống dị ứng thường chứa các thành phần như terfenadin và astemizol. Những thành phần này gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, nằm trong danh mục cấm nhưng một số nơi vẫn bán. Vì thế, vào những dịp đặc biệt hay những ngày thường bạn bị dị ứng thức ăn, thời tiết, nước hoa,…tuyệt đối không được dùng thuốc ketoconazol, kể cả trường hợp bạn đang bị nấm. Bởi lẽ thuốc chống nấm ketoconazol sẽ làm nồng độ thuốc có trong máu tăng đột biến, gây quá liều, từ đó làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc chống dị ứng, nặng có thể gây tử vong.
6. Thuốc trị nghẹt mũi và thuốc long đờm
Tác dụng của thuốc điều trị triệu chứng nghẹt mũi là làm co các mạch máu của vùng niêm mạc ở mũi làm loãng dịch mũi, giúp dễ thở. Nhưng cơ chế tác động của thuốc long đờm đi ngược lại với thuốc trị nghẹt mũi. Do đó hai loại thuốc này không được kết hợp với nhau.
7. Thuốc kháng sinh và truyền đạm
Có thể bạn chưa biết nguyên tắc khi sử dụng thuốc kháng sinh là tuyệt đối không được truyền đạm cùng lúc. Nếu kết hợp cả hai thì đạm sẽ tăng, làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh.
8. Thuốc chống hen và chẹn beta
Thuốc chẹn beta có công dụng là hạ huyết áp, điều chỉnh nhịp đập của tim nhưng nó có thể gây ra tác dụng phụ đối với đường thở, làm co thắt đường thở. Trong khi đó thuốc chống hen chỉ có thể khiến đường thở hoạt động trơn tru khi không có sự xuất hiện của “kẻ thù” thuốc chẹn ben ta. Do đó, không được kết hợp hai thuốc này với nhau trong quá trình điều trị bệnh hen hay bệnh tim.
Tương tác thuốc
9. Omega-3 và thuốc loãng máu
Omega-3 là một chất có tác dụng tốt với tim mạch nhưng nó lại có thể làm tăng nguy cơ bị loãng máu. Vì thế đây là hai loại thuốc không được kết hợp với nhau vì có thể gây đột quỵ vì chảy máu quá nhiều.
10. Cây cỏ ban và thuốc tránh thai
Theo thông trang tin tức Y tế, cây cỏ ban là thảo dược tự nhiên dùng để điều trị bệnh trầm cảm nhưng nó lại xảy ra phản ứng tương tác thuốc với thuốc tránh thai nên có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai.
Ngoài ra, cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chứng minh rằng uống cây cỏ ban nhiều hơn 300mg/ ngày khiến cấu trúc hóa học, tác dụng của thuốc ngừa mang thai bị thay đổi dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.
11. Vitamin tổng hợp và thuốc theo toa
Vitamin tổng hợp rất tốt cho cơ thể nhưng rủi ro cũng lớn vì đây là loại thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình của mỗi nhà. Những loại vitamin càng có nhiều chất dinh dưỡng thì khả năng tương tác với các loại thuốc kê toa càng lớn. Trong vitamin tổng hợp thường chứa khoáng chất, các chất làm tăng cường sức đề kháng,…Nếu kết hợp những loại vitamin này vơi các thuốc kê toa sẽ gây ra nguy hiểm.
12. Thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm
Thuốc giảm đau có thể làm tăng hàm lượng serotonin nên giảm hiệu quả của việc điều trị trầm cảm. Khi dùng kết hợp thuốc giảm đau với thuốc chống trầm cảm không chỉ khiến cả cơn đau và chứng trầm cảm đều không giảm mà còn có thể bị kích động, tim đập mạnh, sốt cao.
13. Thuốc hạ huyết áp và ăn bưởi
Nhiều người ăn bưởi sau khi uống thuốc hạ huyết áp bị nhập viện vì đau đầu mạnh và tim đập nhanh. Các bác sĩ kết luận rằng trong bưởi có chứa các thành phần khiến thuốc nhanh ngấm nên gây ra những phản ứng tương tự như việc dùng quá liều.
14. Sử dụng cùng lúc hai loại dung dịch tẩy rửa
Ngoài việc dùng thuốc vì mục đích để điều trị bệnh, có những trường hợp vị thương vong do sử dụng hai loại dung dịch tẩy rửa cùng nhau. Ví dụ như nước tẩy rửa bồn cầu và dung dịch tiêu độc nếu kết hợp với nhau sẽ sản sinh ra loại khí Clo. Khí này khi đi vào bên trong cơ thể của con người qua đường hô hấp, khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm dẫn đến khó thở. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong.
Một số lời khuyên bổ ích khi dùng thuốc
Có một thực tế không ai có thể chối cãi được là dùng thuốc là phương pháp chữa bệnh truyền thống được nhiều người tin dùng nhất. Người dùng cần nhớ loại thuốc nào cũng có những tác dụng tích cực và những tác dụng phụ nhất định. Khi phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để chữa bệnh, phải lưu ý đến vấn đề tương tác thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Người bệnh cũng không được tự ý sử dụng thuốc mà phải gặp bác sĩ và liệt kê danh sách những loại thuốc đang dùng để được bác sĩ kê đơn hợp lý. Sau đó phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và thông báo với bác sĩ nếu gặp các tác dụng phụ.
Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.