Nên mua thuốc cảm cúm hay trực tiếp đi khám bác sĩ?

 20/03/2019 14:25 |  1744 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Ngọc Anh

Điều trị cảm cúm không cần “đao to búa lớn”,  nghĩa là các bạn bị cảm cúm, không cần thiết phải đến bác sĩ, phòng khám... Có thể ra thẳng nhà thuốc mua về uống.

>>> Thuốc chống nôn dùng trong trường hợp nào?

>>> Những loại thực phẩm có thể kiềm chế cơn đau mãn tính

thuốc cảm cúm

Thuốc cảm cúm có tác dụng ngăn ngừa đau, hạ sốt, giảm ho

Nên mua thuốc cảm cúm hay trực tiếp đi khám bác sĩ?

Cảm cúm là một căn bệnh thường gặp, nhất là khi giao mùa – thời tiết thay đổi đột ngột. Những người có hệ miễn dịch kém thường mắc các triệu chứng của bệnh cảm cúm như: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi,... Theo tin tức Y tế, hằng năm người lớn có thể mắc khoảng 2 -4 lần, còn trẻ nhỏ thường mắc 6 – 10 lần. Thời gian hồi phục sức khỏe do mắc cảm cúm thường trong vòng 3 ngày, nặng có thể kéo dài đến 2 tuần.

Khi bị bệnh ta thường cuống cuồng tìm cách gặp bác sĩ để điều trị nhưng nên nhớ thuốc chữa cảm cúm không kê đơn, bệnh nhân có thể mua tại nhà thuốc. Tại đây, các dược sĩ cũng sẽ hướng dẫn cách sử dụng thuốc cảm cúm. Tất nhiên, nếu các triệu chứng không cải thiện, người bệnh cần đi khám để được điều trị thích hợp.

Những loại thuốc cảm cúm hiệu quả

Thuốc nhỏ, xịt thông mũi

Để chống lại tình trạng ngạt (tắc) mũi, dược sĩ khuyên sử dụng như naphazolin, oxymetazolin... dưới dạng xịt hoặc nhỏ mũi. Những thuốc này có khả năng làm co các mao, động, tĩnh mạch nhỏ giúp đẩy máu đi nơi khác làm cho hốc mũi rộng (mũi hết ngạt và dễ thở). Thuốc nayf nên dùng 3 – 5 ngày nếu không đỡ thì phải đi khám. Vì sao không được dùng kéo dài? Vì có thể gây sưng, viêm mũi thậm chí mất khứu giác, mũi khô,… Thuốc chống chỉ định cho trẻ em dưới 6 tuổi.Tùy từng đối tượng mà lựa chọn loại thuốc có nồng độ phù hợp. Kết hợp sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ, rửa mũi hằng ngày cũng giảm ngạt mũi.

Thuốc hạ sốt, giảm đau

Để đối phó với các triệu chứng sốt, đau họng, đau nhức đầu nên dùng thuốc paracetamol (acetaminophen) giúp hạ sốt, giảm đau hiệu quả trong các trường hợp “mới chớm”.Tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc này là có thể gây tổn thương gan nếu dùng quá nhiều hoặc uống rượu khi uống thuốc càng làm tăng nguy cơ ngộ độc cho gan, nhất là ở những người vốn mắc bệnh về gan.

thuốc cảm cúm dùng như thế nào

Trị cảm cúm không cần "đao to búa lớn"

Theo Dược sĩ giảng viên Cao đẳng Dược Phạm Ngọc Thạch, liều dùng thuốc cảm cúm paracetamol đối với trẻ em dưới 12 tuổi được tính bằng mg/ kg cân nặng. Vì vậy, muốn biết lượng bao nhiêu là đủ cần đo cân nặng của bé và tuyệt đối không dùng nhiều loại thuốc khác nhau kể cả những loại thuốc có cùng thành phần hoặc cùng hoạt chất; cũng không dùng aspirin để hạ sốt, giảm đau cho trẻ em, vì có thể gây hội chứng Reye ở trẻ. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong cao.

Thuốc ho

Ho thực chất là một phản xạ tự nhiên rất có lợi cho sức khỏe nhằm tống các dị vật ở đường thở ra ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp ho do bệnh cảm cúm thì cực kì có hại cho sức khỏe, người bệnh cần sử dụng thuốc chống ho để đối phó với triệu chứng ho. Nếu ho khan có thể dùng codein, dextromethophan hoặc các thuốc phối hợp atussin, decolsin, rhumenol... Ngoài các hoạt chất làm giảm ho như dextromethophan, các thuốc này còn có thêm thành phần kháng histamin, chất làm giảm ngạt mũi. Vì thế chỉ dùng các thuốc này khi ho có kèm theo hiện tượng ngạt mũi. Dùng benzoat, bromhexin... nếu ho có đờm, thuốc này giúp đờm lỏng hơn và ít quánh hơn làm long đờm dễ dàng hơn, nên đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả thông qua phản xạ ho.

Có một pháp điều trị ho kết hợp với thuốc hiệu quả là sử dụng nước muối ấm để súc họng nhiều lần trong ngày hoặc uống mật ong với chanh, mật ong với gừng pha ấm. Những loại nước này giúp làm dịu đau họng và giảm ho hiệu quả. Một số lưu ý khi dùng thuốc cảm cúm là không dùng thuốc kháng sinh , vừa lãng phí tiền của vừa gây hại vì nó không có tác dụng với viruts. Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, do thầy thuốc chỉ định dùng.

Một trong những “thuốc cảm cúm” hiệu quả nhất là thực hiện lối sống lành mạnh, ăn sạch, thể thao đều đặn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tiêu diệt những virut gây bệnh, tăng cường sức khỏe toàn diện.

Dược Sài Gòn tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.