Khi trẻ mọc răng thường có các biểu hiện gì?

 20/07/2020 10:42 |  681 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Trần Thị Mai

Các dấu hiệu mọc răng sẽ gây ra rất nhiều khó chịu cho trẻ, không chỉ vậy mà còn có thể gây ra các thay đổi về sức khỏe. Do đó các bậc cha mẹ nên nắm được các thông tin trẻ mọc răng có biểu hiện gì?... để có thể chăm sóc trẻ đúng cách để giúp trẻ bước qua giai đoạn này.

Thường thì đến khoảng 6 tháng tuổi sẽ nhú lên chiếc răng đầu tiên và kết thúc quá trình mọc răng sữa vào khoảng 30 tháng tuổi. Nhưng cũng có những trường hợp trẻ mọc răng sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi hoặc mọc muộn trên 6 tháng tuổi. Các bậc làm cha mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này vì do cấu trúc răng hoặc di truyền dẫn đến việc bé mọc chậm hơn bình thường.

Mọc răng ở trẻ có biểu hiện gì?

Trẻ mọc răng có biểu hiện gì? Các dấu hiệu dưới đây sẽ giúp cho cha mẹ trẻ nhận biết thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng và sốt, cụ thể như:

Trẻ thường thức dậy nhiều lần vào ban đêm

Trong thời kỳ mọc răng sẽ làm cho trẻ thấy khó chịu và làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm. Những lúc như thế mẹ có thể vỗ hoặc hát ru để trẻ quay lại giấc ngủ tốt hơn. 

dau-hieu-moc-rang
Sốt là một trong những dấu hiệu của trẻ khi mọc răng

Xem thêm các bài viết liên quan

Kéo tai và xoa má

Khi thấy trẻ có có biểu hiện kéo mạnh tai hoặc xoa má, cằm thường xuyên có thể là do nướu của trẻ bị đau khi mọc răng. Cha  mẹ cần hết sức quan tâm đến biểu hiện này của trẻ để sử dụng các biện pháp giúp giảm tình trạng đau cho trẻ. 

Sốt nhẹ

Trẻ em sẽ bị sốt trong giai đoạn mọc răng vì lúc này hệ miễn dịch thay đổi. Việc theo dõi thường xuyên thân nhiệt của trẻ để có các biện pháp xử lý như chườm ấm, mặc quần áo thoáng mát, cho trẻ uống nước, bú nhiều để hạ sốt nhanh hơn. Trong trường hợp trẻ sốt quá cao cần đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Nước dãi chảy nhiều

Trẻ mọc răng thường xuyên bị chảy dãi là dấu hiệu rất dễ nhận biết. Lý giải cho việc này là do răng mọc kích thích đến dây thần kinh thứ 5 làm bé chảy nước dãi nhiều hơn. Trẻ có khoang miệng nông và chưa hoàn thiện chức năng nuốt nước bọt nên sẽ khiến nước dãi chảy ra ngoài nhiều hơn. 

Xung quanh miệng và cằm có vết nổi mẩn

Việc thường xuyên bị chảy nước dãi xung quanh miệng sẽ gây ra nứt nẻ, đỏ và nổi mẩn vùng miệng và cằm của trẻ (thậm chí ở trên cổ). Do đó khi thấy trẻ xuất hiện các vết nổi mẩn thì cha mẹ nên kiểm tra xem có phải trẻ mọc răng hay không để từ đó có cách chăm sóc phù hợp hơn. 

Ho

Ho là dấu hiệu thường thấy nếu bé mọc răng. Tuy nhiên điều này không cần quá lo lắng nếu không có kèm theo các dấu hiệu cảm lạnh, cảm cúm, sốt hoặc khó thở.... 

Hay nhai cắn

Chính khi mầm răng nhú lên làm cho dưới nướu của trẻ khó chịu, ngứa và muốn nhai. Nên sẽ thấy trẻ đưa vào miệng bất cứ thứ gì tìm thấy. Cách tốt nhất là các mẹ nên sử dụng những đồ gặm nướu chuyên dụng trong giai đoạn này của trẻ. 

Thường xuyên quấy khóc

Có nhiều trẻ khi mọc răng phải chịu các cơn đau nên sẽ gây rên rỉ hoặc quấy khóc. Đối với một số trẻ, mọc răng gây ra đau đớn, khó chịu nên có thể bé sẽ rên rỉ hoặc quấy khóc. Khi thấy bé khóc thì phụ huynh nên dỗ dành, xoa dịu trẻ để cải thiện nhanh chóng các cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt tránh dọa nạt để trẻ sợ, hoảng loạn tinh thần.

Lười ăn

Việc mọc răng ít nhiều sẽ làm cho trẻ thấy cáu gắt, khó chịu và không muốn ăn vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến nướu của bé. Cha mẹ nên cố gắng cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu. Tuy nhiên nếu thấy trẻ bỏ ăn trong thời gian dài thì nên đưa con đến khám tại các phòng khám chuyên khoa. 

Có cách nào giúp bé giảm đau khi mọc răng?

Giúp bé có quá trình mọc răng dễ dàng, ít đau đớn khó chịu thì bạn nên áp dụng một vài mẹo dưới đây:

  • Bé trong giai đoạn mọc răng và đau nướu thì bạn nên sử dụng cho trẻ vòng bằng silicon để bé nhai hoặc dùng các đầu ngón tay chà nhẹ lên nướu của bé, lưu ý nên rửa tay sạch sẽ.
  • Lau miệng để giữ vệ sinh cho các bé thường xuyên bị chảy nước dãi khi mọc răng, từ đó có thể hạn chế tình trạng phát ban. Hoặc dùng cách đeo yếm để thấm nước dãi của trẻ. 
dau-hieu-tre-moc-rang
Cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất
  • Không chỉ vậy việc mọc răng  còn khiến cho nướu sưng và đau do đó mà việc dùng vòng nhai để ngăn mát tủ lạnh sẽ giúp bé giảm đau rất nhiều. Chỉ nên vòng nhai cho bé vào ngăn mát tủ lạnh trước khi dùng, không nên bỏ vào ngăn đá vì có thể khiến dụng cụ nứt vỡ. Trong trường hợp không có vòng nhai có thể dùng khăn sạch, ướt để thay thế. .
  • Đối với các bé đã ăn dặm thì mẹ nên mua các loại bánh ăn dặm để thỏa mãn nhu cầu nhai của  trẻ. Nhưng trong quá trình vé ăn cần phải có người lớn để theo dõi, hạn chế trường hợp bé bị nghẹn hoặc hóc gây nguy hiểm đến tính mạng. 
  • Đối với các trẻ trên 6 tháng tuổi, khi mọc răng sẽ gây ra sự khó chịu, cáu gắt, lúc này bạn có thể cho bé dùng các loại thuốc có thành phần ibuprofen hoặc acetaminophen để giúp giảm đau. Nhưng việc dùng thuốc tốt nhất nên theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để không gây ra tác dụng phụ.  
  • Lưu ý tuyệt đối không nên cho trẻ dùng aspirin dưới mọi hình thức. 
  • Cha mẹ không được dùng cồn chà xát lên nướu răng của bé. 

Khi nào cần đưa trẻ sốt mọc răng đi khám?

Trẻ em mọc răng thường sẽ có các triệu chứng như quấy khóc, trằn trọc, bỏ bú, bỏ ăn ít ngày… Tuy nhiên các bậc cha mẹ nên thường xuyên theo dõi cơ thể trẻ, nếu có các dấu hiệu dưới đây thì nên đưa con đến các cơ sở chuyên khoa để được xử lý nhanh chóng, kịp thời:

  • Trường hợp trẻ em dưới 3 tháng tuổi và thân nhiệt trên 38°C.
  • Quấy khóc không ngừng và bạn không thể dỗ được bé.
  • Trường hợp trẻ em trên 3 tháng tuổi và thân nhiệt trên 39°C.
  • Tình trạng sốt của trẻ kéo dài hơn 24 giờ và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Sốt cao kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa hoặc phát ban.
  • Ngủ li bì, lơ mơ.

Có thể nói rằng giai đoạn mọc răng sẽ là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với trẻ và các bậc phụ huynh. Do đó mà cha mẹ nên chuẩn bị tốt tâm lý và phương pháp chăm sóc con hợp lý.

Hy vọng những thông tin khi trẻ mọc răng có dấu hiệu gì? được các giảng viên trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ đã đem đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích về trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.