Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván có tên là ( Clostridium tetani ) gây nên? Vi trùng uốn ván là gì? Nguyên nhân và triệu chứng cùng các phương pháp điều trị chúng tôi sẽ đề cập qua bài viết dưới đây.
Tại Việt Nam bệnh uốn ván phân bổ rải rác ở các tỉnh thành trong cả nước và có ở mọi lứa tuổi. Hiện bệnh có thể gặp ở bất kỳ thời gian nào trong năm và không mang tính phân biệt mùa rõ rệt. Chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh được triển khai từ năm 1992. Trong những năm gần đây, theo thống kê tỷ lệ tử vong của bệnh uốn ván cao hơn ở những người không tiêm chủng và người lớn trên 60 tuổi.
Với tác nhân gây bệnh là vi trùng uốn ván đây là trực khuẩn gram dương có lông quanh thân. Di động tương đối đồng thời sống trong môi trường yếm khi trực khuẩn thường tạo nha bào hình cầu tròn ở dạng tự do hoặc có hình dùi trống.
Vi khuẩn uốn ván chết ở 560 độ thế nhưng nha bào uốn ván rất bền vững còn có thể gây bệnh uốn ván sau 5 năm sống trong đất. Còn các dung dịch sát trùng như: phenol, formalin có thể diệt nha bào sau 8-10 tiếng và đun sôi trong vòng 30 phút cũng giết chết được nha bào. Loại vi khuẩn này có mặt khắp nơi trên thế giới và chủ yếu được tìm thấy trong đất. Đối với những nhiễm trùng vết thương thường là vết thương hở và vết thương nhiễm bẩn, sâu nhiều dị vật. Đây chính là môi trường thuận lợi thường gặp vi trùng uốn ván.
Nguyên nhân bệnh vi trùng uốn ván
Khi khác bào tử xâm nhập vào vết thương trên da sinh sôi nảy nở và tạo ra độc tố bám vào đuôi các sợi thần kinh thì chất độc sẽ lan dần vào tủy sống cũng như não. Khi độc tố ngăn chặn những tín hiệu hóa học từ não và tủy sống đến cơ thì cơ sẽ bị co giật nặng bệnh nhân có thể ngừng thở và tử vong nếu nhóm cơ hô hấp bị co cứng kéo dài. Uốn ván sơ sinh thường bắt nguồn từ nhiễm trùng do: Cắt dây rốn ở trẻ sơ sinh không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.
Xem thêm: Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?
Bệnh uốn ván thường bắt đầu bằng triệu chứng co thắt cơ hàm nhẹ. Sau đó ảnh hưởng đến các cơ khác trong vùng mặt và các vị trí khác nhau trong cơ thể như: ngực, cổ, lưng, bụng và mông… Khi co các cơ thắt lưng tao ra tư thế uốn cong lưng đặc trưng. Việc co thắt các cơ hô hấp ảnh hưởng đến việc hô hấp khi các co cơ mạnh, đột ngột kéo dài gây đau cơ người bệnh còn có thể rách cả cơ và gãy xương
Ngoài ra người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác bao gồm: sốt, nhức đầu, bồn chồn và khó chịu bí tiểu nóng rát khi đi tiểu đặc biệt còn đại tiện mất kiểm soát.
Uốn ván toàn thân là tình trạng bệnh phổ biến nhất với triệu chứng uốn ván toàn thân khi nhiều cơ năng cứng và xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong vòng 7 ngày từ khi vi trùng uốn ván xâm nhập. Các cơ bị ảnh hưởng hầu hết thường ở: hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay … Cơ mặt bị co lại nên mặt sẽ bị nhắn một số người bệnh sẽ bị co giật cơn mạnh đau đớn khắp toàn thân thậm chí rách cơ và gãy xương. Bệnh còn có thể nhẹ khi cơ co cứng với vài cơn co giật, vừa nếu co cứng hàm và khó nuốt hoặc nặng nếu co giật dữ dội hoặc ngừng thở. Uốn ván cục bộ không phổ biến tuy nhiên triệu chứng uốn ván cục bộ xuất hiện ở các cơ gần vết thương đồng thời tiên lượng tốt hơn toàn thân với tỷ lệ tử vong khoảng 1%. Tuy nhiên trường hợp bị uốn ván cục bộ cũng có thể là dấu hiệu trước của tình trạng uốn ván toàn thân.
Chúng sống ở khắp mọi nơi trên trái đất, vi trùng uốn ván có ở đâu:
Ngoài ra đối với các vết thương hở trên cơ thể khi gặp môi trường này sẽ rất dễ bị nhiễm vi trùng uốn ván chính vì thế việc biết rõ vi trùng uốn ván sống ở đâu sẽ có ích rất nhiều trong việc phòng cũng như chống chúng xâm nhập vào cơ thể chúng ta.
Tiêm vắc xin để phòng ngừa vi trùng uốn ván
Khi nhiễm vi trùng uốn ván các bạn nên biết rõ trong những trường hợp nào bắt buộc phải tiêm phòng uốn ván. Các bác sĩ đã khuyến cáo nếu như bị đam hoặc giẫm phải những vật nhọn gây rách da hoặc chảy máu thì không nên chủ quan bởi vì vết thương này thường dễ dẫn đến nhiễm trùng uốn ván. Hơn thế nữa vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở dù chỉ là trầy xước nhỏ. Các vi khuẩn uốn ván còn có thể phát triển ở điều kiện vết thương bị dập nát, dính bẩn hoặc không có không khí vết thương bị băng bó chặt sau đó xâm nhập trực tiếp vào cơ thể đi vào hệ thần kinh đồng thời gây ra co cứng cơ hoặc co giật cơ khi có điều kiện phát triển. Đối với trường hợp này rất nguy hiểm do đó ngay khi bị các vật nhọn đâm vào người các bạn cần:
Hơn thế nữa các bạn cũng nên biết rõ vi trùng uốn ván sống ở đâu, để có thể chủ động đề phòng sao cho kịp thời.
Trường hợp phụ nữ có thai cũng là đối tượng nên tiêm phòng uốn ván. Biện pháp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh uốn ván rất hữu hiệu nhất để bảo vệ em bé ngay sau khi sinh ra không bị uốn ván sơ sinh.
Tìm hiểu: cao đẳng điều dưỡng
Các bà bầu cần phải tiêm 2 mũi sẽ giúp cả mẹ và bé cùng an toàn ngoài ra đối với những người nông dân thường xuyên làm việc với môi trường bùn đất, đồng ruộng, nuôi gia súc , gia cầm … cần phải tiêm phòng đầy đủ. Khi xuất hiện các vết thương nhỏ như xước da, chảy máu trong quá trình lao động, việc nhiễm khuẩn uốn ván có khả năng rất cao.
Trường hợp những công nhân xây dựng tại những công trình và những người thường xuyên phải tiếp xúc với các kim loại, bê tông … cũng cần phải tiêm phòng uốn ván đầy đủ bởi vì đây chính là nguy cơ bị thương do các vật nhọn đâm là không thể tránh khỏi. Đặc biệt với môi trường làm việc cũng chính là nơi để các vi trùng uốn ván sinh sôi và nảy nở. Vì thế nếu nằm trong trường hợp này các bạn nên đi tiêm phòng uốn ván để bảo vệ bản thân khỏi những sự cố không mong muốn có thể xảy ra.
Vậy bạn đã biết vi trùng uốn ván là gì? Vi trùng uốn ván sống ở đâu rồi chứ? Các chuyên gia y tế khuyên bạn hãy chủ động phòng tránh sự tấn công của vi khuẩn này bằng cách tiêm vắc xin đầy đủ nhé! Chúc các bạn luôn mạnh khỏe !
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.