Ung thư da có nguy hiểm không? Các dấu hiệu nào để phát hiện ung thư da?

 22/07/2020 11:35 |  730 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Trần Thị Mai

Ung thư da là bệnh gì? Có gây nguy hiểm không? Những dấu hiệu nhận biết như thế nào? Ung thư da có chữa được không?... Có muôn vàn các thắc mắc xung quanh bệnh ung thư da. Để có lời giải đáp thì bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Ung thư da là tình trạng các tế bào trong cơ thể phát triển không kiểm soát và hình thành khối u. Tiếp đó ung thư sẽ tiếp tục  lan sang các vị trí khác của cơ thể và gọi đó là ung thư di căn. Trong đó thì Ung thư da đầu là dạng viêm da không quá phổ biến nhưng không hẳn là hiếm gặp. Bệnh thường xuất hiện từ vùng cổ trở lên, có thể phát triển rất nhanh, di căn vào não và gây nguy cơ tử vong cao mà người bệnh cần hết sức lưu ý.

Ung thư da được chia làm ba loại cơ bản:

  • Ung thư biểu mô tế bào đáy: đây là dạng ung thư thường nằm ở những vị trí tiếp xúc thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp như ở những vị trí như cổ, mặt, cánh tay,..
  • Ung thư các tuyến phụ thuộc vào da: loại ung thư này rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng con người.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: các khối u sẽ thường nằm dưới mặt da, đẩy lồi da lên cao, phát triển nhanh xâm lấn xuống lớp sâu vào cơ và xương.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư da

Một số nguyên nhân gây ra ung thư da bao gồm:

Do các tia tử ngoại

Phần lớn các trường hợp ung thư  da xảy ra là do tia cực tím của mặt trời. Đặc biệt với trẻ em nếu tiếp xúc quá nhiều với tia UV này sẽ gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng.

ung-thu-da
Các tia tử ngoại cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh ung thư da

Xem thêm các bài viết liên quan

Do ánh sáng nhân tạo

Ung thư da có khả năng phát triển nhiều đối với những người thường xuyên phải tiếp xúc với ánh đèn chiếu sáng như trên sân khấu, đèn làm việc, đèn ngủ…

Tổn thương về da

Các vùng da mà bạn đã từng bị bỏng hoặc có các tổn thương về da khác gây nhiễm trùng chính là nguyên nhân gây ra việc phát triển tế ung thư biểu bì tế bào có vảy.

Yếu tố di truyền

Mặc dù ung thư da có tính di truyền nhưng đối với ung thư da ác tính thì không có khả năng di truyền do không được hình thành bởi lỗi gen di truyền. Chính vì vậy các thành viên trong gia đình không có nguy cơ cao phát triển căn bệnh này.

Dấu hiệu ung thư da

Các dấu hiệu ung thư da của mỗi người sẽ không giống nhau do còn tùy thuộc vào loại bệnh ung thư da mà người bệnh mắc phải. Cụ thể như:

Xuất hiện những mảng da sần sùi, khô ráp và đóng vảy

  • Dễ nhận thấy những triệu chứng này ở người da trắng, quan sát bằng mắt các mảng thô ráp này có thể chuyển từ màu nâu sang hồng đậm.
  • Vị trí thường thấy là ở trên mặt, đầu và hai tay. Đây chính là tổn thương da đầu tiên của ung thư.
  • Người bệnh cần thường xuyên theo dõi vùng da đó có biến chuyển gì không và báo cho bác sĩ ngay khi cần thiết.

Có nốt u tròn trên da

  • Bỗng nhiên xuất hiện nốt u  trong mờ hoặc có màu nhợt nhạt là dấu hiệu cảnh báo ung thư.
  • Kèm theo đó cơ thể người bệnh sẽ dễ bị chảy máu hoặc có các tia máu nhỏ đan xen trên gần bề mặt da do các mạch máu nhỏ bị giãn ra.

Kích thước, hình dáng nốt ruồi

  • Có những nốt ruồi mọc tự nhiên với kích thước không cân đối nhau. Để xác định được nốt ruồi có cân đối  nhau hay không thì bạn nên chia nốt ruồi làm đôi và xem có khớp nhau hay không. Khi thấy chúng không cân xứng nhau thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh.
  • Các nốt ruồi có màu sắc thay đổi, sẫm hơn lúc ban đầu.
  • Nốt ruồi phát triển, kích thước to bất thường kèm theo triệu chứng chảy máu và đau.
  • Ngoài ra sẽ còn những triệu chứng khác mà chưa được đề cập ở trên. Nếu người bệnh thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường lên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
ung-thu-da
Ung thư da có nguy hiểm không?

Ung thư da có nguy hiểm không?

Giống với những bệnh ung thu khác ung thư da cũng có nhiều  nguy hiểm tiềm tàng gây ra các ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng và nhanh chóng lây lan sang các vị trí xung quanh. Có thể nói rằng ung thư da có rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Ung thư da là một căn bệnh có khả năng di căn lớn: Các tế bào ung thư da sẽ theo đường máu và được truyền đi khắp cơ thể, xâm lấn, di căn vào các cơ quan nội tạng như: gan, dạ dày, phổi, não…. Khiến các cơ quan này bị tổn thương nghiêm trọng gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Theo thống kê thì ung thư tế bào hắc tố là một căn bệnh có khả năng gây ra tử vong cao nhất trong những bệnh lý về da. Do đó mọi người vẫn cần chú ý đến những triệu chứng bất thường để phát hiện sớm bệnh.
  • Mất thẩm mỹ cho người bệnh: Khi mắc ung thư da thì sẽ xuất hiện những nốt mẩn ngứa. viêm loét, nhiễm trùng, chảy máu, nổi mụn rộp, bong da… các triệu chứng này sẽ làm mất  tự tin khi giao tiếp hoặc tiếp xúc với những người khác. Việc này sẽ càng ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh nhiều hơn nếu bệnh xảy ra ở các vị trí như vai, gáy, tay…
  • Đối với bệnh thì các triệu chứng nhận biết dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác do đó không thể chẩn đoán và điều trị khi ở giai đoạn mới khởi phát. Do đó chỉ phát hiện khi bệnh đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng và rất dễ bị biến chứng.
ung-thu-da
Cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư da là bạn nên tự bảo vệ làn da của mình khỏi những tác hại xung quanh

Các phương pháp điều trị ung thư da

Ung thư da có chữa được không? Câu trả lời sẽ là tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà có chữa khỏi được hay không. Nếu bệnh đang ở giai đoạn khởi phát thì tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên đến 100%. Ngược lại nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn muộn thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn khoảng 20 – 40%.

Bác sĩ sẽ dùng các kỹ thuật hiện đại vào chẩn đoán bệnh và đưa ra kết quả chính xác về mức độ, vị trí u, giai đoạn bệnh.. mà đưa ra  các phương pháp điều trị thích hợp như:

Hóa trị

  • Đây là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư bằng việc sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton… nhằm tiêu diệt hoặc phá hỏng các tế bào ung thư. Bên cạnh đó phương pháp này có thể được sử dụng đồng thời với các phương pháp phẫu thuật hoặc hóa trị nhằm ngăn chặn sự phát triển của khối u.

Phẫu thuật ung thư da

  • Phương pháp này thường được thực hiện trên ung thư tế bào đáy và tế bào vảy hoặc ở các vị  trí như bàn tay, bàn chân và cổ, nơi bạn cần giữ được càng nhiều mô càng tốt.
  • Điều trị này sẽ không gây cho người bệnh nhiều đau đớn nhưng hiệu quả mang lại sẽ rất cao. Phẫu thuật có để lại sẹo tuy nhiên sẽ mờ dần theo thời gian,  bạn nên tuân thủ đầy đủ các chỉ dẫn mà bác sĩ đã hướng dẫn để đảm bảo vết thương nhanh lành và đẹp mắt hơn.

Tia xạ

  • Hiệu quả của phương pháp này giống với phẫu thuật. Tuy nhiên không nên thực hiện nếu khối u ở gần các vị trí nhạy cảm như gần mắt, niêm mạc, mũi… vì có thể bị bỏng.

Điều trị với những trường hợp tái phát

  • Đối với trường hợp bị tái phát ung thư da tế bào vảy hoặc ung thư các tuyến phụ thuộc da thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lại lấy rộng tổn thương và tạo hình vùng khuyết hổng da, nếu diện cắt tiếp cận thì xạ trị sau mổ.
  • Sau khi phẫu thuật bị tái phát ung thư da tế bào đáy thì có thể lặp lại phẫu thuật nhưng sẽ lấy rộng u hoặc kết hợp với xạ trị.
  • Tái phát hạch: cắt bỏ khối hạch, tia xạ sau mổ.

Biện pháp vàng phòng ngừa ung thư da

Ung thư da là một bệnh có thể phòng tránh được nếu như chúng ta tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:

Cố gắng hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với  ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 - 16h chiều

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tia nắng mặt  trời khắc nghiệt nhất trong ngày sẽ trong khoảng thời gian từ 10 giờ trưa đến 16 giờ chiều. Chính vì vậy mà bạn nên có các biện pháp tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian trên để da không bị ảnh  hưởng do ánh nắng mặt trời. Trong thời tiết mùa hè đặc biệt không nên để da tiếp xúc với ánh nắng quá lâu.

Lựa chọn các loại kem chống nắng tốt cho da

Nên chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến 45 là đủ, những loại kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao sẽ không tốt cho làn da của bạn. Khi đi ra ngoài nên thoa kem chống nắng và duy trì khoảng 3 - 4 tiếng thoa lại một lần. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại kem chống nắng  để phù hợp hơn với làn da của bạn.

Dùng các biện pháp chống nắng cho làn da

Đồ ướt hoặc các loại quần áo vải thưa sẽ dễ dàng làm cho ánh mặt trời xuyên vào làn da. Cho nên bạn nên lựa chọn những loại áo chống nắng được dệt chặt nhằm hạn chế tối đa được ánh nắng mặt trời chiếu vào da. Ngoài ra bạn  nên dùng thêm kính râm để đôi mắt của bạn được bảo vệ. Hoặc chính việc bạn đội mũ nón vành rộng cũng khiến cho làn da của bạn tránh được ánh nắng gay gắt. 

Không nên tắm nắng quá lâu

Biết rằng tắm nắng sẽ giúp hấp thu các Vitamin D cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ làm cho làn da của bạn bị cháy nắng. Đặc biệt kéo dài trong một thời gian dài sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến làn da và gây ung thư da.

Không chỉ vậy mà bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để thăm khám và điều trị kịp thời khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của làn da. Nhằm hạn chế tối đa tình trạng xảy ra ung thư da.

Thông tin chi tiết về ung thư da đã được Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  chia sẻ cụ thể trên bài viết. Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không được sử dụng thay thế những chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn có bất  cứ thắc mắc gì về bệnh nên hỏi trực tiếp ý kiến các bác sĩ, dược sĩ để được giải đáp chính xác hơn.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.