Tìm hiểu nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ em và các phương pháp điều trị phổ biến

 20/07/2020 17:00 |  556 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Trần Thị Mai

Dậy thì sớm ở trẻ là vấn đề đang được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ để nắm rõ kiến thức về tình trạng sức khỏe này để giúp trẻ tránh khỏi những ảnh hưởng không tốt về thể chất, tâm lý trong suốt quá trình phát triển.

Dậy thì sớm là các dấu hiệu dậy thì xuất hiện sớm hơn bình thường, khởi phát trước 8 tuổi đối với các bé gái và trước 9 tuổi đối với bé trai.

Nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ em

Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, cụ thể như:

  • Trẻ uống quá nhiều sữa bò, ăn thịt heo hoặc gà còn tồn dư quá nhiều hormone tăng trưởng… các chất này đều có thể gây dậy thì sớm. Hiện nay do ngành chăn nuôi công nghiệp lạm dụng nhiều các hormone tăng trưởng nhằm mục đích tăng năng suất. Từ các hormone tăng trưởng có estrogen hoặc các tiền chất có thể chuyển hóa thành thành estrogen, hoạt động như estrogen được gọi là xenoestrogen. Estrogen này sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên ở não tiết ra các hormon hướng dục, đánh thức buồng trứng làm việc và làm xuất hiện sớm những hiện tượng đặc trưng của giới tính nữ bắt đầu cho giai đoạn dậy thì ở trẻ.
  • Do môi trường: trẻ dậy thì sớm là do nhiễm các dẫn chất phtalat. Một số các đồ dùng có nhiều chất này như: can, túi, bao, chai, đầu núm vú, bình sữa, đồ chơi trẻ em..Khi dùng các đồ vật đó dẫn chất phtalat bị trôi ra và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể khiến xáo trộn nội tiết và dậy thì sớm hơn.

Ngoài những nguyên nhân chính ở trên còn có yếu tố khác dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ như:

  • Trẻ mắc các bệnh lý như u não, u tinh hoàn, u nang buồng trứng, bệnh về tuyến giáp.
  • Dậy thì thường thấy xuất hiện ở bé gái nhiều hơn bé trai.
  • Do nguyên nhân huyết thống.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc mà trẻ đang sử dụng.
  • Béo phì: những trẻ thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ dậy thì sớm hơn.
  • Các trường hợp trẻ có sử dụng tia bức xạ lên hệ thống thần kinh trung ương. Những đối tượng thường gặp là điều trị xạ trị khối u trong não, bệnh bạch cầu hoặc một số bệnh khác làm gia tăng nguy cơ dậy thì sớm.
  • Người Mỹ gốc Phi. Dậy thì sớm xuất hiện nhiều ở người Mỹ gốc Phi hơn các chủng tộc khác.
nguyen-nhan-day-thi-som-tre-em
Có nhiều nguyên nhân gây ra dậy thì sớm ở trẻ em

Hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ

Trong quá trình dậy thì sớm xương của trẻ sẽ liên tục trưởng thành, giai đoạn trẻ cao lên nhanh sẽ bắt đầu sớm và kết thúc sớm hơn bình thường. Đầu tiên trẻ sẽ lớn hơn so với các bạn bè đồng trang lứa nhưng chỉ sau khoảng vài năm trẻ sẽ ngừng phát triển chiều cao và không thể đạt được chiều cao tối đa của người trưởng thành. Cụ thể ở bé trai và bé gái sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau như:

- Ở bé gái: biểu hiện đặc trưng như:

  • Ngực phát triển hơn.
  • Mọc lông nách hoặc thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục.
  • Xuất hiện kinh nguyệt.

- Ở bé trai có các biểu hiện đặc trưng như:

  • Tinh hoàn hoặc dương vật có kích thước phát triển hơn.
  • Nổi mụn trứng cá, giọng trầm đi.
  • Chiều cao và cân nặng tăng nhanh.

Dậy thì sớm có tác hại gì?

Tình trạng dậy thì sớm gây ra rất nhiều ảnh hưởng và tác hại cho trẻ như:

  • Về tâm lý: tất cả các thay đổi trên cơ thể sẽ làm trẻ cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ vì thấy khác biệt so với bạn bè. Chính các điều này làm cho trẻ tự ti, trầm cảm và nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tâm lý đến khi trưởng thành.
  • Quan hệ tình dục sớm: do sự phát triển tâm lý sinh lý khi quá sớm điều này dẫn đến những ham muốn về tình dục. Đặc biệt khi trẻ còn quá nhỏ suy nghĩ chưa thấu đáo sẽ rất dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng. Không chỉ vậy còn dẫn đến hệ quả xấu như mang thai khi còn nhỏ tuổi, mắc các bệnh lây truyền về đường tình dục…
  • Hạn chế chiều cao: trẻ khi có các dấu hiệu dậy thì sớm sẽ có giai đoạn dậy thì ngắn. Khi mới bước vào giai đoạn dậy thì sẽ cao lớn hơn với các bạn bè đồng trang lứa, tuy nhiên giai đoạn phát triển này sẽ bị rút ngắn hơn.
  • Ảnh hưởng đến kết quả học tập: Gặp phải các vấn đề về tâm sinh lý sẽ khiến trẻ dễ bị lơ là, chểnh mảng chuyện học tập.
  • Có khả năng cao mắc hội chứng buồng trứng đa nang: chu kỳ kinh nguyệt diễn ra sớm trước khi 8 tuổi ở bé gái sẽ có nguy cơ cao mắc thành chứng rối loạn nội tiết tố  và gây hội chứng buồng trứng đa nang khi trưởng thành.

Xem thêm các bài viết liên quan

nguyen-nhan-day-thi-som-tre-em
Dậy thì sớm sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và sức khỏe của trẻ

Các chẩn đoán dậy thì sớm

Ngay khi nhận thấy con có các dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với các bạn bè thì bạn nên suy nghĩ và cân nhắc nhanh chóng cùng trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách, kịp thời. Hiện nay các bác sĩ sẽ dùng một số kỹ thuật chẩn đoán chuyên khoa để giúp phát hiện sớm tình trạng bệnh, cụ thể:

  • Thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá hàm lượng hormone bất thường trong cơ thể. 
  • Sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như  chụp cắt lớp, siêu âm, cộng hưởng từ để phát hiện ra khối u. 
  • Xác định tốc độ trưởng thành của xương bằng  cách chụp X quang cổ tay. Trong trường hợp xương già hơn so với tuổi thực thì trẻ sẽ có nguy cơ không đạt chiều cao tối thiểu trong độ tuổi trưởng thành. 
  • Làm xét nghiệm tuyến giáp: Để giúp kiểm tra xem trẻ có các dấu hiệu nào về suy giảm chức năng tuyến giáp hay không? Một số các dấu hiệu suy giảm chức năng tuyến giáp như mệt mỏi, tăng nhạy cảm với nhiệt độ thấp, táo bón, da khô, nhợt nhạt... 

Các phương pháp điều trị dậy thì sớm ở trẻ

Việc điều trị dậy thì sớm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Nhưng bên cạnh đó cũng có các trường hợp không xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi đó các bệnh nhi này chưa cần điều trị ngay tức thời và nên theo dõi trong vài tháng để biết tốc độ dậy thì như thế nào. Một số các phương pháp dùng trong điều trị dậy thì sớm hiện nay như:

Điều trị dậy thì sớm bằng phương pháp sử dụng thuốc

  • Phương pháp điều trị bằng thuốc còn được gọi là liệu pháp  GnRH thay thế điều trị dậy thì sớm trong các trường hợp bệnh nhi không có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.  Một số loại thuốc có tác dụng làm chậm sự phát triển. thường dùng để tiêm định kỳ hàng tháng như: leuprolide acetate (Lupron Depot) hoặc triptorelin (Trelstar). Các loại thuốc này cần được dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cho đến khi đến tuổi dậy thì bình thường. Quá trình dậy thì của trẻ sẽ lại bắt đầu lại bình thường sau khoảng 16 tháng ngừng sử dụng thuốc. 
day-thi-som-o-tre-em
Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám khi có các dấu hiệu bất thường của cơ thể

Cấy ghép histrelin (Vantas)

  • Đây là một loại thuốc có tác dụng kéo dài trong khoảng 1 năm và không gây đau đớn hay bất tiện gì khi tiêm thuốc thường xuyên, tuy nhiên nó sẽ cần được thực hiện như một tiểu phẫu. Do loại thuốc này cần được cấy ghép đặt dưới da của trẻ thông qua vết mổ ở mặt bên trong cánh tay. Sau thời gian một năm cấy ghép cần được loại bỏ và có thể thay thế bằng một cấy ghép mới. 

Điều trị tận gốc nguyên nhân gây dậy thì sớm

  • Nguyên nhân gây ra dậy thì sớm cần phải loại bỏ khối u đó càng sớm càng tốt. 
  • Ngoài ra cần xác định nguyên nhân gây ra dậy thì sớm ở trẻ để có phương pháp điều trị đúng chuẩn và hiệu quả.
  • Bên cạnh đó các bậc phụ huynh cũng nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng phong phú và có đầy đủ chất dinh dưỡng, cần hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo... Nên lưu ý lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và an toàn, thực phẩm ít chứa hormone tăng trưởng để không gây ảnh hưởng đến sinh lý của trẻ. 
  • Nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng, đá cầu.. không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn ích lợi cho việc trau dồi kỹ năng sống của trẻ.

Hy vọng những thông tin dậy thì sớm của trẻ được các giảng viên trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ đã đem đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích về trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.