Sau khi tiếp xúc hiện trường vụ cháy tại Công ty Rạng đông mới đây 12 người đã đến kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Bạch Mai ( khoa trung tâm chống độc )
Chiều 30/8 liên quan đến vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà xưởng Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông thuộc khu vực Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên phụ trách trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay các bác sĩ đã tiếp nhận 10 nhà báo trực tiếp tác nghiệp tại vụ việc và 2 người dân đến khám, kiểm tra sức khỏe.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên (bên phải) - Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai - trả lời báo chí liên quan đến vụ cháy xảy ra tại Công ty Rạng Đông
Những biểu hiện ban đầu của những người này là đau đầu, chóng mặt sau khi đứng gần đám cháy. Theo như kết quả thăm khám lâm sàng thì các bác sĩ đã kết luận sức khỏe của những người này không có dấu hiệu đặt biệt. Một số xét nghiệm khác đang được tiến hành vì thế: “Chúng tôi sẽ cố gắng để có kết quả sớm nhất. Mục đích của họ khi đến khám là chủ động kiểm tra sức khỏe", bác sĩ Nguyên thông tin.”. Chuyên gia này nhận định ngoài nguy cơ như đám cháy thông thường (khói, lửa), vụ hỏa hoạn ở Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông còn tiểm ẩn nguy cơ đặc thù.
"Vấn đề rò rỉ thuỷ ngân cần được xem xét nhưng hiện tại đó chỉ là yếu tố phán đoán, chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chuyên môn", ông chia sẻ.
Theo bác sĩ Nguyên, thuỷ ngân được sử dụng trong cuộc sống rất nhiều, nếu cháy vỡ trong nhiệt độ cao sẽ bốc hơi nhiều có nguy cơ gây ngộ độc. Tuy nhiên, nguy cơ này phụ thuộc nhiều yếu tố như nồng độ, thời gian tiếp xúc, chiều gió, độ tuổi....
Dấu hiệu ngộ độc sẽ được chia thành nhiều dạng tùy theo loại thủy ngân. Trường hợp hít phải thủy ngân kim loại trong vòng vài giờ thì người bệnh sẽ có biểu hiện nôn mửa, đau đầu..... Lúc này, nạn nhân cần được đưa ra khỏi môi trường ô nhiễm, nếu dính hoá chất vào các bộ phận trên cơ thể cần dùng nước để rửa sạch. Bệnh nhân bị ngộ độc thủy ngân cấp tính cần được điều trị ngay, tránh trở thành ngộ độc mạn tính. Chính vì thế khi có các triệu chứng nôn mửa, đau đầu hoặc tiêu chảy… người dân cần tới cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm nước tiểu, máu.
Đây là xét nghiệm có thể xác định được cơ thể có bị nhiễm độc thuỷ ngân hay không trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ.Lưu ý, người dân không được tự ý áp dụng các biện pháp thải độc thuỷ ngân tại nhà. Để loại bỏ chất độc này ra khỏi cơ thể, người dân cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.
Đặc biệt, bác sĩ Nguyên khuyến cáo người tham gia trực tiếp chữa cháy có nguy cơ cao bị nhiễm độc thủy ngân bao gồm lính cứu hỏa, công nhân, người dân, phóng viên tác nghiệp hiện trường….. Họ cần được thăm khám sớm khi có biểu hiện bất thường như khó chịu, ho nhiều, tức ngực, nôn mửa, tiêu chảy, tê chân tay...
Còn những người dân ở khoảng cách xa, không hít phải hơn nóng, khí độc, nguy cơ sẽ thấp hơn, nên chưa cần đi khám để tránh lãng phí. Tuy nhiên, người dân quanh khu vực xảy ra đám cháy cần tiếp tục chủ động theo dõi sức khỏe tại nhà và thăm khám nếu có dấu hiệu bất thường.
18h ngày 28/8, hỏa hoạn bùng phát tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Hàng trăm công nhân tháo chạy khi hỏa hoạn xảy ra tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông ở Hà Nội. Ngọn lửa sau đó đã lan sang nhà dân và Công ty thể thao Động Lực và chỉ được khống chế sau hơn 5 giờ.
Với gần 50 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường. Sau hơn 5 giờ chữa cháy, đến 12h đêm, đám cháy cơ bản được khống chế, không còn cháy lan nhưng những đám lửa nhỏ vẫn liên tục bùng lên. Hàng chục hộ dân phường Hạ Đình phải sơ tán đồ đạc ra ngoài và thức trắng đêm ở ngoài đường để chờ đợi.
Đến ngày 29/8, UBND phường Hạ Đình có thông báo gửi tới người dân khu vực xung quanh Công ty Bóng đèn Rạng Đông, khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ ảnh hưởng từ khói bụi của vụ cháy.
Đặc biệt, trong văn bản của phường Hạ Đình có yêu cầu người dân không sử dụng rau, hoa quả, trái cây, gia cầm, cá lợn được nuôi trồng, sử dụng nước từ các bể hở trong bán kính 1 km từ tâm đám cháy trong 21 ngày.
Theo bác sĩ Nguyên, lính cứu hỏa, người dân tham gia dập lửa, công an, phóng viên tác nghiệp hiện trường là những người có nguy cơ cao nhiễm độc thủy ngân.
Tuy nhiên, cơ quan này vừa quyết định thu hồi thông báo vì “không đúng thẩm quyền và nội dung chưa đủ cơ sở”.
Sáng 30/8, đơn vị quan trắc thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đến hiện trường vụ cháy kiểm tra, ghi nhận số liệu về chất lượng không khí.
Đại diện Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân cũng cho biết đơn vị đã cử cán bộ đến thăm hỏi, khảo sát sức khỏe các hộ dân xung quanh. Đến nay, đơn vị chưa ghi nhận trường hợp người dân nào sức khỏe bị ảnh hưởng.
UBND phường Hạ Đình sau vụ cháy khu vực này còn tồn dư nhiều khói bụi, không khí bị nhiễm bẩn nên có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Do đó, UBND phường Hạ Đình đưa ra những khuyến cáo như sau:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.