Những sai lầm trong trị bệnh gây hậu quả nặng nề cho trẻ mà cha mẹ hay mắc phải

 22/08/2019 16:00 |  782 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Có rất nhiều phương pháp trị bệnh dân gian được nhiều cha mẹ áp dụng cho trẻ nhỏ. Thế nhưng nếu không sử dụng theo đúng nguyên tắc rất dễ để lại những hậu quả đáng tiếc.  Nắm lòng những sai lầm trong trị bệnh gây hậu quả nặng nề cho trẻ mà cha mẹ hay mắc phải qua bài viết dưới đây.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, BV Nhi đồng Tp. Hồ Chí Minh đã chỉ ra 7 sai lầm trong trị bệnh cho trẻ mà theo dân gian truyền miệng vẫn đang được nhiều cha mẹ làm theo.

nhung-sai-lam-trong-tri-benh-gay-hau-qua-nang-ne-cho-tre-ma-cha-me-hay-mac-phaiLàm gì khi trẻ sốt cao?

Trẻ sốt cao co giật do cha mẹ trùm kín tránh gió cha mẹ thường vắt chanh vào miệng. Theo bác sĩ Khanh trẻ sốt cao cần phải cho trẻ nằm nơi thoáng, cởi bỏ quần áo, lau mát và nhét thuốc hạ sốt ngoài ra tuyệt đối không được vắt chanh vào miệng nếu trẻ không cắn lưỡi thì đừng chèn gì vào miệng. Đối với tình huống này có thể bị lại cho đến 7 tuổi, mỗi gia đình cần có thuốc hạ sốt bao gồm loại uống và loại thuốc nhét hậu môn tại nhà. Cha mẹ cho trẻ sốt cặp nhiệt độ khi thấy cơ thể trẻ nóng, uống hạ sốt ngay khi bé sốt từ 38 độ.

Trẻ bị phỏng cha mẹ thường bôi lung tung kem đánh răng hay mật ong… Nhưng theo bác sĩ nên rửa nhiều lần, nhiều phút dưới vòi nước sạch sau đó bôi dầu mu u, Silvirin kháng sinh ngừa nhiễm trùng thêm, khám nếu phỏng nhiều.

Đối với trường hợp trẻ uống nhầm chất lạ thường sẽ móc họng cho ói thế nhưng cách làm này sẽ gây trầy miệng mà không lấy được chất uống nhầm ra, ói ra sặc vào phổi càng nguy hiểm hơn. Cha mẹ nên tìm hiểu chất uống nhầm là gì, lượng bao nhiêu, hỏi bác sĩ nhi hay khám và kịp thời đưa trẻ tới viện.

Nếu trẻ bị đuối nước lại bị xốc nước chạy vòng vòng cách làm này làm mất thời gian cấp cứu trẻ bạn nên hà hơi, thổi ngạt, nhồi tim, cấp cứu ngưng tim ngưng thở.

nhung-sai-lam-trong-tri-benh-gay-hau-qua-nang-ne-cho-tre-ma-cha-me-hay-mac-phaiTrẻ mắc quai bị, cha mẹ cần làm gì?

Trẻ bị sốt phát ban hay bị sởi thường sẽ trùm kín, kiêng ăn, kiêng gió, nước. Nếu áp dụng như thế sẽ làm suy dinh dưỡng và tình trạng sốt sẽ tăng thêm, ngoài ra trẻ còn bị ngứa ngáy khó ngủ lâu hết bệnh hơn.

Trẻ bị quai bị đắp lá, dán "cao" lên vùng sưng làm nhiễm trùng thêm rồi nhiễm trùng máu luôn. Theo BS Khanh, quai bị ở trẻ nhỏ hay trẻ dậy thì mà không có viêm tinh hoàn sẽ không ảnh hưởng gì đến sinh sản về sau. Không đắp vôi, không bôi lung tung lên vùng sưng quai bị, không cần uống kháng sinh vì bệnh do siêu vi đặc biệt chỉ cần hạn chế chạy nhảy và không ăn chua thôi.

Trường hợp trẻ bị thủy đậu cha mẹ thường cho uống nước gốc rạ, tắm nước gốc rạ sau đó trùm kín làm nhiễm trùng ngộ độc. Bởi thủy đậu không để lại sẹo nếu không bị nhiễm trùng thêm mụn nước. Trẻ không nên kiêng ăn, không kiêng gió, không kiêng tắm. Ngoài ra, nên cắt móng tay, món gì ăn vào ngứa thêm thì tránh. Đặc biệt cha mẹ cần cho trẻ uống acyclovir, bôi pommade acyclovir càng sớm càng tốt.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.