Tất tần tật những bệnh gì đáng sợ và nguy hiểm nhất đều đổ cho mì ăn liền khiến món ăn này trở thành tội đồ. Nhiều người thường nói mì ăn liền gây ung thư, sạn thận, độc gan tăng cholesterol xấu …Thế nhưng sự thật như thế nào? Liệu mì ăn liền có đáng sợ như những tin đồn hay không?
Không chỉ riêng Việt Nam mà mì ăn liền hiện đang được tiêu thụ trên nhiều quốc gia trên thế giới đồng thời là một trong những sản phẩm ít nhiều phải luôn có mặt trong giỏ hàng của các bà nội trợ khi đi siêu thị. Vậy thì, nếu nói mì ăn liền là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thu thì chắc chắn các nhà nghiên cứu phải đưa ra những chứng minh, các tổ chức y tế phải đưa ra những khuyến cáo đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền sẽ không cấp phép để sản phẩm này được lưu thông trên thị trường.
Mì ăn liền
Trên thực tế hiện nay, chưa hề có một nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy khẳng định mì ăn liền sẽ gây ung thư hay gây hại cho sức khỏe. Mì ăn liền và ung thư không hề liên quan tới nhau cũng như tin đồn ăn mì ăn liền sẽ khiến gan phải thải độc 32 ngày hoàn toàn vô căn cứ.
Đặc biệt những người có kiến thức khoa học đều biết rẳng sỏi trong cơ thể sẽ được gây ra bởi acid oxalic trong quá trình khi kết hợp với calci sẽ tạo ra calci oxalat có thể lắng đọng lại thành sỏi ở các cơ quan tiết niệu, gan mật và tụy… Cơ thể con người vốn là một thực thể rất phức tạp nên quá trình trao đổi chất diễn ra ở nhiều cơ quan khác nhau. Nếu không sử dụng được acid oxalic, cơ thể sẽ chuyển đổi nó sang dạng khác là oxalate và phần lớn sẽ được đào thải qua dạng chất rắn hoặc nước tiểu.
Hơn thế nữa, acid oxalic có tự nhiên trong các loại thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc, trà hay củ quả… Đây chính là những nguyên liệu chính để làm ra mì ăn liền ( bột lúa mì, thêm các loại rau củ quả sấy như cà rốt, hành tím … ) như vậy trong mì ăn liền có sẵn một hàm lượng acid oxalic tự nhiên thấp, chúng không gây hại cho sức khoẻ như nhiều người nhầm tưởng. Acid oxalic nhân tạo thường được dùng để tẩy trắng thực phẩm, nhưng bản chất bột lúa mì tự nhiên đã có màu trắng, màu vàng của sợi mì kích thích vị giác hơn, nên không lý do gì cần phải tẩy trắng.
Cũng có nhiều thông tin cho rằng ăn mì ăn liền sẽ chứa một hàm lượng lớn Trans Fat (tên gọi chung của tất cả các axít béo có một hay nhiều nối đôi carbon). Do đó, nếu ăn thường xuyên sẽ mắc các bệnh từ đái tháo đường, tim mạch, béo phì… Chúng ta nên lưu ý rằng, Trans fat sản sinh do quá trình đun nóng dầu ở nhiệt độ cao và hydrogen hóa dầu thực vật.
Mì ăn liền có thật sự đáng sợ như tin đồn?
Tại Việt Nam các công ty dầu thực vật dùng công nghệ tách lọc dầu tự nhiên bằng phương pháp làm lạnh gián tiếp để có thể hạn chế. Ngoài ra, có thể Trans fat phát sinh trong dầu và giúp các sản phẩm sau chiên hầu như không có Trans fat. Trong quy trình chiên mì ăn liền của các công ty sản xuất mì ăn liền lớn ta sẽ thấy quy trình chiên mì khép kín đồng thời sử dụng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại. Dầu trước khi đưa vào sử dụng được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước nóng thông qua hệ thống bồn gia nhiệt. Sau đó, dầu được dẫn vào hệ thống chảo chiên khép kín và được bổ sung liên tục, đều đặn tương ứng với lượng dầu hao hụt vào trong vắt mì khi mỗi lượt mì đi qua chảo chiên.
Họ cũng đã thông tin là kết quả kiểm tra chỉ số Trans fat trong các sản phẩm của công ty này cũng rất thấp, dao động chỉ từ 0,01 – 0,04 gr/sản phẩm. Trong khi theo quy định của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) thì nếu sản phẩm có chứa dưới 0,5g Trans fat trên một khẩu phần ăn thì được phép công bố "0 gram trans fat" trên bao bì.
Qua bài viết này bạn đã trả lời được cho câu hỏi mì ăn liền có thật sự đáng sợ hay không rồi chứ? Chắc chắn rằng đây cũng là món ăn ưa thích và nhanh nhất mỗi khi bạn bị đói bụng.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.