Mách bạn thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

 30/11/-1 00:00 |  726 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Đái tháo đường thai kỳ xuất hiện khi đường huyết tăng cao trong quá trình mang thai ở người mẹ. Trước đó hoàn toàn có sức khỏe bình thường và bệnh thường xuất hiện ở tuần thai thứ 24 – 28. Chính vì thế bạn cần phải có chế độ ăn uống khoa học để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều vô cũng quan trọng cho tất cả các thi phụ. Bởi đối với phụ nữ đái tháo đường cần phải có chế độ ăn vừa đủ năng lượng, cũng như cân đối được tất cả các chất dinh dưỡng giảm chất bột đường để đảm bảo quá trình phát triển cho thai nhi cũng như duy trì đường huyết cho mẹ.

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường đầy đủ chất dinh dưỡng

  • Gạo và ngũ cốc, sữa và sản phẩm từ sữa, thịt cá, trứng
  • Rau xanh, trái cây
  • Dầu hoặc mỡ

Chất bột đường phải cắt giảm xuống mức 50% tổng năng lượng mỗi khi ăn bạn nên chọn loại chất bột đường chuyển hóa chậm và chứa nhiều chất xơ như: Cơm gạo lức, gạo mầm và ngũ cốc…

mach-ban-thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-kyBà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Hạn chế ăn các thực phẩm: xôi nếp, các loại ngũ cốc đã tinh chế như bột năng, bột bắp, các loại trái cây nhiều đường như mít, sầu riêng, nhãn, nho... Bởi một lượng tinh bột có trong bánh mì và ngũ cốc, trái cây, sữa và bánh kẹo ngọt nó chính là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp lên đường huyết của thai phụ. Bác Điều dưỡng – Cao đẳng điều dưỡng TP.HCM khuyên bạn nên hạn chế ăn đường và đồ ngọt. Thường thì những bà bầu gặp phải tình trạng đái tháo đường thai kỳ thường được khuyên nên chia nhỏ các bữa ăn để tránh lượng đường huyết tăng bọt.

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối? Câu trả lời của chúng tôi là có thế nhưng không nên ăn nhiều chuối bởi trong chuối có chứa hàm lượng đường rất cao. Lại có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm chậm xuống khiến cho việc trao đổi chất kém vì thế tình trạng bệnh sẽ nặng hơn. Các bữa ăn trong ngày thai phụ nên tham khảo:

Bữa sáng: Các thức ăn chứa nhiều tinh bột sẽ được chuyển hóa thành glucose trong cơ thể và làm cho lượng Insulin là hormone cần thiết để làm giảm glucose huyết. Việc chuyển hóa glucose ở người đái tháo đường thai kỳ bị rối loạn do hoạt động kém hiệu quả của insulin, chính vì thế nếu như lượng tinh bột nạp vào cơ thể nhiều sẽ khiến cho đường huyết tăng cao. Vì vậy bạn chỉ nên nạp khoảng 50 – 60% tổng lượng năng lượng.

Tham khảo thêm bài viết Nguyên nhân bà bầu đau lưng? Cách khắc phục ra sao? để giúp cho thai nhi phát triển được tốt.

Bữa sáng là bữa rất quan trọng vì thế nếu như buổi sáng bạn không hoạt động nhiều thì bạn cũng có thể ăn ít hơn những bữa còn lại. Bạn nên ăn các nhóm thức ăn chứa: đạm, chất béo và vitamin. Bạn cũng có thể uống một ly sữa không đường sau mỗi bữa sáng nó sẽ rất tốt cho mẹ và bé.

Bữa trưa và tối: Thực đơn cho tình trạng tiểu đường thai kỳ có thể sẽ phong phú hơn nhưng vẫn phải đảm bảo được lượng tinh bột nhất định bởi hầu hết thì bạn có thể ăn mọi loại thức ăn như người bình thường. Thế nhưng, chìa khóa để kiểm soát tốt đường huyết chính là cách phối hợp thức ăn sao cho cân băng giữa năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng. Bạn có thể sáng tạo ra những món ăn sao cho phù hợp với sở thích của cá nhân miễn sao cần phải đảm bảo dinh dưỡng mà các bác sĩ đã tư vấn cho bạn.

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Các loại trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường nên tham khảo:

Bưởi đỏ: Bưởi rất giàu vitamin C, beta-carotene và chất chống oxy cao…. Đây là lựa chọn lành mạnh cho các bệnh nhân bị tiểu đường. Do đó, khi mang thai mà bị tiểu đường thì mẹ bầu nên ăn nửa trái bưởi mỗi ngày. Bởi nó vừa bổ sung lượng vitamin cần thiết cũng như nâng cao hệ thống miễn dịch đồng thời còn ổn định lượng đường huyết có trong máu.

Quả việt quất: Loại quả này sẽ chứa nhiều chất chống oxy hóa đồng thời giúp cung cấp hàm lượng carbs thấp nhưng nhiều chất xơ và các vitamin.

Dưa hấu: Trong dưa hấu chứa rất nhiều vitamin B và C cùng các beta-carotene, kali và lycopene … Các dinh dưỡng có trong dưa hấu rất tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường.

Đào: Là một trong những thực phẩm giàu vitamin A và C, kali và chất xơ. Đặc biệt theo những nghiên cứu chỉ rachỉ số đường (GI) thấp giúp mẹ bầu luôn ổn định lượng đường trong máu hiệu quả.

Táo: Loại quả chứa nhiều chất chống oxy hóa ngoài ra còn giúp giảm lượng cholesterol. Giúp cho các mẹ bầu sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

Kiwi: Quả kiwi chứa nhiều kali, chất xơ cùng hàm lượng vitamin C, hàm lượng carbs thấp. Nó sẽ có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết hiệu quả cho các chị em khi mang thai.

mach-ban-thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-kyCam có tác dụng khống chế lượng đường trong máu

Ngoài ra, cam, đu đủ, roi… cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thế nhưng nếu mắc phải tiểu đường thai kỳ chắc hẳn bạn sẽ sợ và không dám nạp quả ngọt vào cơ thể. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm vì với người mắc bệnh tiểu đường không phải ăn loại trái cây có độ ngọt nhiều hay ít. Mà bạn ăn với lượng bao nhiêu để không lo lắng về việc tăng đường huyết. Đối với các trái cây chín thì một số lượng vừa phải chỉ nên từ 150-200g/ngày để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất dinh dưỡng mà vẫn không bị vượt quá ngưỡng đường cho phép.

Song song với việc ăn uống hợp lý thì bà bầu nên tăng cường vận động đồng thời phải tự theo dõi đường huyết thường xuyên. Ngoài ra, nên khám thai định kỳ giúp các bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn. Đặc biệt là nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời nếu như lượng đường trong máu tăng cao. Vì thế các thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ nên lưu ý:

Ổn định đường huyết bằng vận động

Tập thể dục không những giúp cho thai phụ chuẩn bị cho cuộc sinh nở được thành công, nhanh chóng cũng như nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, còn tăng khả năng chịu đựng mà còn giúp các bà bầu quản lý được cân nặng của mình. Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trước khi tham gia các hoạt động này:

Đi bộ: Việc đi bộ rất tốt cho phụ nữ mang thai tuy nhiên bạn không nên cố gắng đi bộ khi cơ thể mệt mỏi đồng thời có thể nghỉ ngơi bất cứ lúc nào mà mình muốn. Đi bộ còn hỗ trợ hệ tim mạch giúp cho cơ bắp săn chắc tử cung được co bóp nhanh và dễ dàng hơn. Đặc biệt là đốt cháy calo, kiểm soát tốt trọng lượng của bản thân, giảm nguy cơ táo bón cho cơ thể. Đi bộ còn giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ đái tháo đường và tiền sản giật.

Chạy bộ nhẹ nhàng: Bà bầu cần tuân thủ nguyên tắc tập nhẹ nhàng vừa sức tránh thở dốc. Chọn đoạn đường bằng phẳng. Chạy bộ nhẹ nhàng sẽ giảm thiếu xác suất bệnh tiểu đường thai kỳ cũng như viêm tĩnh mạch chân, áp huyết cao và bệnh trĩ….  Đặc biệt là nó còn củng cố cơ cột sống giúp hỗ trợ duy trì tư thế cần thiết trong thời gian mang thai.

Bơi lội: Các bà bầu khi bơi sẽ giảm được chứng bệnh đau lưng, cơ bắp vận động cùng các mạch máu được nước massage. Thúc đẩy máu lưu thông tốt cho mẹ và con, phòng ngừa táo bón, phù chân.

  • Giúp phổi khỏe, hít sâu tốt, điều chỉnh vị trí thai nhi để sinh dễ dàng .
  • Giúp tiêu hao năng lượng thừa, phòng tránh tiền sản giật và đái tháo đường.
  • Tiếp xúc ánh nắng mặt trời, giúp sát khuẩn và cholesterol dưới da chuyển hóa thành vitamin D3 (vitamin giúp hấp thụ canxi, phốt pho tốt cho xương của thai nhi).
  • Giảm đau đầu, giúp hệ thống thần kinh của bé phát triển khỏe mạnh.

Yoga: Quá trình luyện tập Yoga sẽ giúp các bà bầu:

  • Giúp luyện thở, cung cấp lượng oxy dồi dào đồng thời đào thải khí cacbonic.
  • Giúp hệ xương khớp được dẻo dai, kiểm soát trọng lượng, giảm nguy cơ đái tháo đường.
  • Giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.

Khiêu vũ : Sẽ giúp cho phụ nữ mang thai :

  • Giúp tránh stress, tinh thần vui vẻ và thoải mái.
  • Giúp cơ thể nhẹ nhàng và uyển chuyển hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và cao huyết áp trong thai kỳ.

Trên đây chúng tôi đã chỉ cho bạn thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Hy vọng sẽ là những kiến thức hữu ích giúp cho quá trình mang thai của bạn được an toàn.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.